(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

Chuyên đề Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam trong tài liệu ôn thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội và Tp.HCM theo cấu trúc mới nhất đầy đủ lý thuyết trọng tâm, các dạng bài & bài tập đa dạng từ cơ bản đến nâng cao giúp Giáo viên & học sinh có thêm tài liệu ôn thi ĐGNL HSA, VACT Chuyên đề: Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam đạt kết quả cao.

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Đề thi & Tài liệu ôn thi ĐGNL năm 2025 của các trường theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Chuyên đề 3: Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

III. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển nông nghiệp

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Điều kiện

Ảnh hưởng

a) Thế mạnh

- 3/4 diện tích là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp, có các cao nguyên và đất feralit là chủ yếu

🡪 thuận lợi trồng cây công nghiệp, cây ăn quả; có các đồng cỏ lớn phát triển chăn nuôi gia súc lớn.

- Khu vực đồng bằng chiếm 1/4 diện tích, chủ yếu là đất phù sa màu mỡ

🡪 rất thích hợp trồng cây lương thực, thực phẩm, thuận lợi cho chăn nuôi lợn và gia cầm.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá đa dạng

🡪 thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới; cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, phát triển quanh năm cho năng suất cao; thuận lợi để quy hoạch các vùng chuyên canh, chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp.

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hồ, đầm tự nhiên và nhân tạo, lượng mưa hằng năm tương đối lớn, nguồn nước ngầm phong phú

🡪 cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Còn có vai trò bồi đắp phù sa cho các đồng bằng châu thổ.

- Hệ động, thực vật phong phú, đa dạng về giống và chủng loại

🡪 là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi, tạo ra các loại đặc sản vùng miền, có giá trị kinh tế cao.

b) Hạn chế

- Nằm trong khu vực chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu,...

🡪 ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và gây rủi ro cho sản xuất nông nghiệp.

- Đất bị thoái hoá, bình quân diện tích đất tự nhiên và đất nông nghiệp trên đầu người ở nước ta thấp

🡪 hạn chế việc mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

Điều kiện

Ảnh hưởng

a) Thế mạnh

- Nước ta có số dân đông

🡪 là thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lớn.

- Lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào, có kinh nghiệm, trình độ ngày càng được nâng cao

🡪 thuận lợi cho việc áp dụng khoa học – công nghệ mới vào sản xuất.

- Khoa học – công nghệ, kĩ thuật tiên tiến được sử dụng trong canh tác, thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm,...

🡪 lai tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, tạo ra các sản phẩm an toàn, có giá trị cao.

- Cơ sở vật chất – kĩ thuật, dịch vụ ngày càng được hoàn thiện và mở rộng

🡪 thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, quy mô lớn.

- Thị trường trong và ngoài nước được mở rộng

🡪 thúc đẩy sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng được tiêu chuẩn toàn cầu, có mặt ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,...

- Nhà nước ban hành nhiều chính sách thúc đẩy nông nghiệp phát triển

🡪 thu hút vốn đầu tư, cho vay vốn ưu đãi, tái cơ cấu nông nghiệp; phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao; chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu,...

b) Hạn chế

- Cơ sở vật chất – kĩ thuật ở một số vùng còn hạn chế, chưa hoàn thiện và đồng bộ; Công nghiệp chế biến ở một số vùng chưa phát triển và lạc hậu

🡪 giá trị sản phẩm không cao.

- Thị trường tiêu thụ và việc đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu

🡪 biến động và còn nhiều hạn chế.

Quảng cáo

2. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

- Cơ cấu nông nghiệp đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

- Nông nghiệp nước ta đang phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô lớn; hướng tới nông nghiệp thông minh; nông nghiệp bền vững, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, dựa trên việc tăng cường áp dụng khoa học – công nghệ và thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp.

- Phân bố sản xuất nông nghiệp thay đổi phù hợp với điều kiện sinh thái.

3. Hiện trạng phát triển và phân bố

     a) Trồng trọt

- Là ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

- Hiện nay, ngành trồng trọt đang ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất nên hiệu quả sản xuất ngày càng được nâng cao, nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao.

- Cơ cấu cây trồng có sự chuyển đổi sang cây trồng khác cho giá trị kinh tế và hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Quảng cáo

- Cơ cấu cây trồng nước ta đa dạng.

Cây trồng

Tình hình phát triển

Cây lương thực

- Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt năm 2021 chiếm 56,4% tổng diện tích gieo trồng các loại cây trồng.

- Sản xuất lương thực đã đảm bảo an ninh lương thực và tạo nguồn hàng lớn cho xuất khẩu.

- Trong cơ cấu cây lương thực, cây lúa chiếm vị trí chủ đạo. Diện tích gieo trồng lúa tuy có xu hướng giảm nhưng nhờ việc áp dụng khoa học – công nghệ mới nên năng suất lúa không ngừng tăng lên.

- Ngoài lúa, các cây lương thực khác cũng phát triển, tạo nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến và nguồn thức ăn cho chăn nuôi.

- ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực lớn nhất sau đó đến ĐBSH.

Cây công nghiệp

- Ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta đang được phát triển theo chiều sâu, gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp nước ta năm 2021 là hơn 2,6 triệu ha.

- Cây công nghiệp lâu năm có diện tích khoảng 2,2 triệu ha (năm 2021). Những năm gần đây, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê, hồ tiêu và điều hàng đầu thế giới.

- Cây công nghiệp hàng năm của nước ta phát triển không ổn định, diện tích có xu hướng giảm. Các cây công nghiệp hàng năm chủ yếu là mía, đậu tương, lạc, bông, đay, cói, dâu tằm,...

Cây ăn quả

- Diện tích tăng nhanh, đạt 1 171,5 nghìn ha năm 2021.

- Các loại cây ăn quả được trồng tập trung là cam, chuối, xoài, nhãn, vải thiều,… Trong đó, nhiều loại được phát triển thành các vùng đặc sản có chỉ dẫn địa lí.

- Các mô hình trồng cây ăn quả hữu cơ, VietGAP, công nghệ cao được áp dụng rộng rãi để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

Cây rau, đậu và các cây trồng khác

 

- Diện tích trồng rau, đậu ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Cây rau, đậu được trồng rộng khắp, tập trung nhiều ở ĐBSCL, ĐBSH.

- Xu hướng phát triển các vành đai cây rau, đậu ven các thành phố lớn đang được đẩy mạnh, áp dụng các kĩ thuật canh tác theo hướng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm an toàn, có chất lượng.

- Cây dược liệu được chú ý phát triển, tạo nên các sản phẩm đặc thù ở địa phương.

Quảng cáo

     b) Chăn nuôi

- Giá trị sản xuất và tỉ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp ngày càng tăng (chiếm 34,7% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp – năm 2021).

- Ngành chăn nuôi đã có những chuyển biến tích cực, kĩ thuật và công nghệ tiên tiến được áp dụng vào các mô hình trang trại; phát triển phương thức chăn nuôi theo hướng hữu cơ, xây dựng vùng nuôi an toàn để kiểm soát dịch bệnh; chế biến sâu, gắn với phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi công nghiệp.

Vật nuôi

Tình hình phát triển

Lợn

- Là vật nuôi lấy thịt quan trọng nhất ở nước ta.

- Năm 2021, đàn lợn có khoảng 23,1 triệu con, cung cấp trên 62% sản lượng thịt các loại.

- Chăn nuôi lợn hiện nay gắn với vùng sản xuất lương thực và nguồn thức ăn công nghiệp với việc phát triển mô hình trang trại tập trung.

- Các vùng chăn nuôi lợn nhiều ở nước ta là TDMNBB và ĐBSH.

Gia cầm

- Do sự phát triển mạnh của công nghiệp chế biến thức ăn nên số lượng gia cầm ở nước ta tăng nhanh. (Năm 2021 đạt 524,1 triệu con).

- Gà được nuôi nhiều ở vùng ĐBSH và ĐBSCL với tỉ trọng lần lượt khoảng 23% và 22% tổng số lượng đàn gà cả nước (năm 2021).

- Vịt được nuôi nhiều nhất ở vùng ĐBSCL.

Trâu

- Số lượng đàn trâu những năm qua có xu hướng giảm.

- Các vùng nuôi trâu nhiều ở nước ta là TDMNBB, BTB và DHNTB.

- Số lượng đàn bò nước ta tăng nhanh trong thời gian gần đây và được nuôi theo hướng chuyên môn hoá.

- Bò lấy sữa được nuôi nhiều trên các vùng cao nguyên với quy mô lớn, công nghệ chăn nuôi hiện đại, gắn với chế biến sữa thành phẩm.

- Chăn nuôi bò thịt cũng phát triển mạnh theo hướng tập trung, trong đó con giống, nguồn thức ăn, dịch vụ thú y được chú trọng đầu tư, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

- Các vùng nuôi bỏ nhiều ở nước ta là BTB, DHMT và TDMNBB.

4. Xu hướng phát triển

- Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường. Phát huy lợi thế vùng, miền, địa phương, tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị, dựa trên nền tảng khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo.

- Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, hiện đại với quá trình đô thị hoá, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp, giữa phát triển nông thôn bền vững với quá trình đô thị hoá theo hướng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh".

B. CÂU HỎI VẬN DỤNG

Câu 1. Nước ta có sự đa dạng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ yếu là do

A. có nhiều đồng bằng màu mỡ.

B. khí hậu phân hóa đa dạng.

C. có nguồn nhiệt ẩm dồi dào.

D. mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Câu 2. Thuận lợi chủ yếu của biển nước ta đối với phát triển nuôi trồng thủy sản là có

A. biển nóng ẩm, nhiều ngư trường.

B. nhiều bãi biển, thềm lục địa sâu.

C. đường bờ biển dài, giàu sinh vật.

D. rừng ngập mặn, các bãi triều rộng.

Câu 3. Ngành vận tải đường biển của nước ta phát triển nhanh trong những năm gần đây yếu do

A. ngoại thương nước ta phát triển mạnh, lượng hàng xuất nhập khẩu lớn.

B. nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đường biển.

C. nước ta đang thực hiện mở cửa, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng.

D. ngành dầu khí phát triển mạnh, vận chuyển chủ yếu bằng đường biển.

Câu 4. Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng trong giá trị sản xuất công nghiệp nước ta chủ yếu là do

A. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, vốn đầu tư rất lớn, thị trường rộng.

B. lực lượng lao động có trình độ cao, thị trường tiêu thụ được mở rộng.

C. đa dạng ngành, hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. nguồn nguyên liệu phong phú, thị trường rộng, lao động trình độ cao.

Câu 5. Giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất để ổn định sản xuất cây công nghiệp ở nước ta?

A. Mở rộng thị trường, đẩy mạnh công nghiệp chế biến.

B. Mở rộng thị trường, hình thành các vùng chuyên canh.

C. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến, thay đổi giống cây trồng.

D. Hình thành các vùng chuyên canh, thay đổi giống cây trồng.

Câu 6. Đường bộ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hóa do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Cơ động, thích nghi với điều kiện địa hình, vận chuyển chủ yếu hàng xuất và nhập khẩu.

B. Quãng đường vận chuyển rất dài, chủ yếu là phương tiện chính để giao lưu với quốc tế.

C. Phân bố rộng khắp cả nước, đảm nhận vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu hàng hóa.

D. Loại hình phù hợp với nước ta, thích hợp với việc vận chuyển ở cự li ngắn và trung bình.

Câu 7. Công nghiệp điện ngày càng phát triển do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Nguồn vốn lớn, chất lượng cuộc sống được nâng cao, nhiều sông, suối.

B. Sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao, có tiềm năng phát triển.

C. Được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt, vốn đầu tư ngành điện lực lớn.

D. Nhiều tiềm năng để phát triển, vốn đầu tư lớn, nhu cầu ngành kinh tế.

Câu 8. Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển trồng cây công nghiệp ở nước ta hiện nay là

A. trình độ lao động chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

B. thị trường tiêu thụ luôn đối mặt với biến động.

C. công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế.

D. chưa thực sự có sức thu hút nguồn vốn đầu tư.

Câu 9. Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến việc sản xuất cây công nghiệp theo hướng hàng hóa ở nước ta hiện nay?

A. Nguồn lao động ngày càng tăng.

B. Công nghiệp chế biến phát triển.

C. Nhiều cây trồng có năng suất cao.

D. Trình độ lao động được nâng cao.

Câu 10. Tỉ trọng cây công nghiệp trong cơ cấu ngành trồng trọt của nước ta có xu hướng tăng trong những năm gần đây chủ yếu do

A. đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất.

B. điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển.

C. mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

D. đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo ngành.

Câu 11. Giải pháp nào sau đây là chủ yếu nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở vùng đồi núi nước ta?

A. Phát triển nhiều loại cây trồng, tìm kiếm thị trường và ứng dụng kĩ thuật mới.

B. Nhà nước trợ giá, thu mua và tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp cho nhân dân.

C. Đa dạng cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh công nghiệp chế biến, ổn định thị trường.

D. Đảm bảo đủ lương thực, ổn định diện tích cây công nghiệp, phát triển chế biến.

Câu 12. Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả kết hợp của các nhân tố

A. điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và lao động.

B. vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội.

C. vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, chính sách phát triển công nghiệp.

D. nguồn lao động, cơ sở vật chất - kĩ thuật, thị trường tiêu thụ.

................................

................................

................................

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Xem thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội HSA, ĐHQG Tp.HCM VACT hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học