(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam

Chuyên đề Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam trong tài liệu ôn thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội và Tp.HCM theo cấu trúc mới nhất đầy đủ lý thuyết trọng tâm, các dạng bài & bài tập đa dạng từ cơ bản đến nâng cao giúp Giáo viên & học sinh có thêm tài liệu ôn thi ĐGNL HSA, VACT Chuyên đề: Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam đạt kết quả cao.

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Đề thi & Tài liệu ôn thi ĐGNL năm 2025 của các trường theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Chuyên đề 3: Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

XI. TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

1. Khu công nghiệp

     a) Khái niệm:

-  Là khu vực có ranh giới địa lí xác định, chuyên thực hiện sản xuất hàng công nghiệp hay những dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất công nghiệp.

-  Gồm nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp.

b) Tình hình phát triển:

- Các khu công nghiệp được hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc Đổi mới, mở cửa nền kinh tế của nước ta.

- Đến năm 2021, cả nước đã có 397 khu công nghiệp, trong đó 291 khu công nghiệp đang hoạt động; các khu công nghiệp đã thu hút được 8 257 dự án đi vào hoạt động.

Quảng cáo

- Các khu công nghiệp phân bố không đồng đều tuỳ thuộc lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện và trình độ phát triển sản xuất công nghiệp của các vùng. Ở nước ta, các khu công nghiệp tập trung nhiều nhất ở hai vùng: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

     c) Ý nghĩa: Có vai trò thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế; đẩy mạnh xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách; tiếp nhận kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lí hiện đại và kích thích sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp trong nước; tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao; thúc đẩy việc hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng tại các địa phương.

2. Khu công nghệ cao

     a) Khái niệm:

- Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

     b) Tình hình phát triển:

- Đến năm 2021, nước ta có các khu công nghệ cao đang hoạt động, bao gồm:

Quảng cáo

Tên khu công nghệ cao

Năm thành lập

Diện tích (ha)

Sản phẩm/hướng phát triển chính

Khu công nghệ cao Hoà Lạc

(Hà Nội)

1998

 

1 586,0

Điện thoại thông minh 5G, thiết bị mạng 5G, ra-đa cảnh giới biển ứng dụng công nghệ 4G, 5G, cấu kiện động cơ máy bay, dụng cụ cắt gọt công nghệ cao trong công nghiệp hàng không....

Khu công nghệ cao Thành phố

Hồ Chí Minh

2002

913,2

 

Vi điện tử – công nghệ thông tin - viễn thông; cơ khí chính xác tự động hoá; công nghệ sinh học áp dụng trong dược phẩm và môi trường; năng lượng mới – vật liệu mới – công nghệ nano.

Khu công nghệ cao Đà Nẵng

2010

 

1 128,4

Công nghệ thông tin – truyền thông, phần mềm tin học; công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới; tự động hoá và cơ khí chính xác; công nghệ môi trường, công nghệ phục vụ hoá dầu; công nghệ sinh học....

Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai

2016

207,8

Nghiên cứu, ươm tạo, phát triển, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao; …

Quảng cáo

     c) Ý nghĩa: Khu công nghệ cao có vai trò làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước; thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động công nghệ cao; tạo nhiều cơ hội việc làm …

3. Trung tâm công nghiệp

     a) Khái niệm:

- Trung tâm công nghiệp là khu vực tập trung công nghiệp, thường gắn liền với các đô thị lớn và vừa. Mỗi trung tâm công nghiệp có thể gồm một số khu công nghiệp, thường có một hay một số ngành chuyên môn hoá, là hạt nhân phát triển vùng và địa phương.

     b) Tình hình phát triển:

- Các trung tâm công nghiệp nước ta được phân bố từ Bắc vào Nam và tập trung nhiều nhất ở hai vùng: Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

- Các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, …

     c) Ý nghĩa: Các trung tâm công nghiệp có cơ cấu ngành ở các trung tâm công nghiệp đa dạng, góp phần khai thác tốt tiềm năng phát triển công nghiệp của mỗi địa phương.

B. CÂU HỎI VẬN DỤNG

Câu 1. Nước ta có sự đa dạng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ yếu là do

A. có nhiều đồng bằng màu mỡ.

B. khí hậu phân hóa đa dạng.

C. có nguồn nhiệt ẩm dồi dào.

D. mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Câu 2. Thuận lợi chủ yếu của biển nước ta đối với phát triển nuôi trồng thủy sản là có

A. biển nóng ẩm, nhiều ngư trường.

B. nhiều bãi biển, thềm lục địa sâu.

C. đường bờ biển dài, giàu sinh vật.

D. rừng ngập mặn, các bãi triều rộng.

Câu 3. Ngành vận tải đường biển của nước ta phát triển nhanh trong những năm gần đây yếu do

A. ngoại thương nước ta phát triển mạnh, lượng hàng xuất nhập khẩu lớn.

B. nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đường biển.

C. nước ta đang thực hiện mở cửa, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng.

D. ngành dầu khí phát triển mạnh, vận chuyển chủ yếu bằng đường biển.

Câu 4. Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng trong giá trị sản xuất công nghiệp nước ta chủ yếu là do

A. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, vốn đầu tư rất lớn, thị trường rộng.

B. lực lượng lao động có trình độ cao, thị trường tiêu thụ được mở rộng.

C. đa dạng ngành, hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. nguồn nguyên liệu phong phú, thị trường rộng, lao động trình độ cao.

Câu 5. Giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất để ổn định sản xuất cây công nghiệp ở nước ta?

A. Mở rộng thị trường, đẩy mạnh công nghiệp chế biến.

B. Mở rộng thị trường, hình thành các vùng chuyên canh.

C. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến, thay đổi giống cây trồng.

D. Hình thành các vùng chuyên canh, thay đổi giống cây trồng.

Câu 6. Đường bộ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hóa do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Cơ động, thích nghi với điều kiện địa hình, vận chuyển chủ yếu hàng xuất và nhập khẩu.

B. Quãng đường vận chuyển rất dài, chủ yếu là phương tiện chính để giao lưu với quốc tế.

C. Phân bố rộng khắp cả nước, đảm nhận vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu hàng hóa.

D. Loại hình phù hợp với nước ta, thích hợp với việc vận chuyển ở cự li ngắn và trung bình.

Câu 7. Công nghiệp điện ngày càng phát triển do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Nguồn vốn lớn, chất lượng cuộc sống được nâng cao, nhiều sông, suối.

B. Sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao, có tiềm năng phát triển.

C. Được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt, vốn đầu tư ngành điện lực lớn.

D. Nhiều tiềm năng để phát triển, vốn đầu tư lớn, nhu cầu ngành kinh tế.

Câu 8. Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển trồng cây công nghiệp ở nước ta hiện nay là

A. trình độ lao động chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

B. thị trường tiêu thụ luôn đối mặt với biến động.

C. công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế.

D. chưa thực sự có sức thu hút nguồn vốn đầu tư.

Câu 9. Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến việc sản xuất cây công nghiệp theo hướng hàng hóa ở nước ta hiện nay?

A. Nguồn lao động ngày càng tăng.

B. Công nghiệp chế biến phát triển.

C. Nhiều cây trồng có năng suất cao.

D. Trình độ lao động được nâng cao.

Câu 10. Tỉ trọng cây công nghiệp trong cơ cấu ngành trồng trọt của nước ta có xu hướng tăng trong những năm gần đây chủ yếu do

A. đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất.

B. điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển.

C. mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

D. đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo ngành.

Câu 11. Giải pháp nào sau đây là chủ yếu nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở vùng đồi núi nước ta?

A. Phát triển nhiều loại cây trồng, tìm kiếm thị trường và ứng dụng kĩ thuật mới.

B. Nhà nước trợ giá, thu mua và tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp cho nhân dân.

C. Đa dạng cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh công nghiệp chế biến, ổn định thị trường.

D. Đảm bảo đủ lương thực, ổn định diện tích cây công nghiệp, phát triển chế biến.

Câu 12. Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả kết hợp của các nhân tố

A. điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và lao động.

B. vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội.

C. vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, chính sách phát triển công nghiệp.

D. nguồn lao động, cơ sở vật chất - kĩ thuật, thị trường tiêu thụ.

................................

................................

................................

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Xem thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội HSA, ĐHQG Tp.HCM VACT hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học