Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 10: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 10: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
A. Hoạt động khởi động
(Trang 69 KHXH 6 VNEN) Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta, có rất nhiều những người anh hùng dân tộc được nghìn đời sau ghi nhớ côngđức và vinh danh. Qua hiểu biết của bản thân, em hãu trả lời câu hỏi:
- Em biết gì về các nhân vật lịch sử như Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Ngô Quyền? Đóng góp của những dân tộc này đối với lịch sử dân tộc?
- Em biết gì về trận chiến Bạch Đằng năm 938?
Trả lời:
Khúc Thừa Dụ (830-907) là người ở Hồng Châu (nay thuộc tỉnh Hải Dương). Ông là người tính khoan hòa, hay thương người, được dân chúng suy tôn. Ông sinh ở thời kỳ nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, tuy nhiên chính quyền phương Bắc đang rơi vào cảnh loạn lạc, cát cứ, nhân danh là hào trưởng một xứ, Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ... Sau khi nắm quyền, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ, bãi bỏ quan lại chế độ cũ, bước đầu kết thúc về cơ bản ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc. Sau này, ông được suy tôn là Khúc Tiên Chủ.
Khúc Hạo (860-917), ông là con của Khúc Thừa Dụ. Sau khi Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay làm Tiết độ sứ, ông đã có vai trò quan trọng trong việc kiến thiết nền móng một nước Việt tự chủ; thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, trung lập khi ở Trung Quốc thời ấy có hai nước là Nam Hán và Lương. Đặc biệt ông có nhiều cải cách quan trọng về mặt hành chính, chính trị, kinh tế… từ đó ngày càng củng cố thêm sức mạnh cũng như tính độc lập của chính quyền tự chủ. Sau này, ông được suy tôn là Khúc Trung Chủ.
Ngô Quyền (898-944), còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc gần một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam.
Trận Bạch Đằng 938:
- Năm 938, quân Nam Hán theo lời cầu cứu của Kiều Công Tiễn kéo quân vào bờ biển nước ta. Ngô Quyền từ Ái Châu tiến quân ra bắc giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán. Địa điểm quyết chiến là sông Bạch Đằng, ông dùng kế đóng cọc xuống sông, lợi dụng thủy triều nhằm tiêu diệt quân giặc.
- Quân Nam Hán tiến vào, quân ta khiêu chiến và vờ rút chạy, giặc đuổi thoe vượt qua bãi cọc, khi thủy triều rút, quân ta tung toàn lực lượng tấn công trở lại, giặc hốt hoảng rút chạy, thuyền va vào cọc, quân giặc bị tiêu diệt. Vua Nam Hán vội thu quân về nước. Quân ta toàn thắng.
- Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa, chính thức kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra kì nguyên độc lập lâu dài của đất nước ta.
- Đây là trận đánh quan trọng trong lịch sử nước ta, thể hiện mưu trí, tầm vóc, quyết tâm của nhân dân ta trong việc giành và giữ nền độc lập.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo (905 - 907)
(Trang 69 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin và hoàn thành bảng thống kê dưới đây:
Trả lời:
2. Tìm hiểu về Dương Đình Nghệ và công cuộc khôi phục nền tự chủ
(Trang 69 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 1, thỏa luận để hoàn thành các yêu cầu sau:
- Xác định trên lược đồ vị trí thành Đại La; mũi tên chỉ hướng xâm lược của quân Nam Hán; mũi tên chỉ hướng tấn công của quân Dương Đình Nghệ
- Tường thuật những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán do Dương Đình Nghệ lãnh đạo
- Nhận xét chính sách của Dương Đình Nghệ sau khi cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán thắng lợi.
Trả lời:
* Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ:
- Tháng 7/923, vua Nam Hán cho quân sang đánh Giao Châu, bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ về, sai Lý Tiến làm Thứ sử Giao Châu.
- Tháng 3/932, Dương Đình Nghệ đem quân ra Bắc bao vây Tống Bình. Lý Tiến lo sợ sai người báo cho vua Nam Hán, tuy nhiên Dương Đình Nghệ nhanh chóng vây Lý Tiến, hạ thành Tống Bình. Vua Nam Hán sai Trần Bảo đem quân sang cứu, tuy nhiên Lý Tiến đã bị tiêu diệt, Trần Bảo vây thành đánh Dương Đình Nghệ, bị Dương Đình Nghệ đem quân ra đánh và tiêu diệt. Dương Đình Nghệ tự xưng Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền độc lập từ thời họ Khúc.
- Về chính sách của Dương Đình Nghê: Sau khi dành thắng lợi, ông cắt cử đặt các tướng lĩnh thân tín nắm giữ những vùng trọng yếu, chăm lo củng cố chính quyền vừa mới giành được, phát triển lực lượng, tiếp tục công cuộc tự chủ. Mọi chính sách của Dương Đình Nghệ đều phù hợp với thời thế và hướng đến mục tiêu củng cố, phát triển lực lượng, xây dựng vững chắc nền độc lập tự chủ của dân tộc.
3. Tìm hiểu chiến thắng Bạch Đằng năm 938
(Trang 70 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin, kết hợp quan sát các hình 2, 3 thảo luận để thực hiện các yêu cầu sau:
- Trình bày trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 theo lược đồ
- Em hãy nhận xét về kế sách đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền?
- Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
Trả lời:
* Trận Bạch Đằng 938:
Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo kéo quân vào nước ta theo đường biển vào cửa Bạch Đằng. Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra nhử giặc vào trận địa lúc thủy triều lên. Lưu Hoằng Tháo chủ quan, đốc quân đuổi theo vượt qua bãi cọc. Thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh trở lại. Quân Nam Hán bỏ chạy, thuyền va vào bãi cọc. Quân ta bao vây mọi phía, tấn công giặc quyết liệt.
* Kết quả: Quân địch bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần bị chết đuối, thiệt hại đến quá nửa.L ưu Hoằng Tháo bị thiệt mạng trong đám loạn quân. Vua Nam Hán vội vã hạ lệnh thu quân về nước.
Nhận xét về kế sách đánh giặc của Ngô Quyền:
- Ngô Quyền dự đoán chính xác đường tiến công của giặc.
- Khả năng chọn vị trí và địa điểm quyết chiến phù hợp, thuận lợi cho quân ta rút lui và phản công.
- Kế sách đóng cọc độc đáo, mang lại hiệu quả cao và tạo sự bất ngờ cho quân giặc.
* Ý nghĩa:
- Đánh bại hoàn toàn ý định xâm lược nước ta của quân Nam Hán, bảo vệ nền độc lập tự chủ.
- Chính thức kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên độc lập lâu dài.
- Thể hiện tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc ta.
- Thể hiện tài năng, trí tuệ, bản lĩnh của Ngô Quyền.
C. Hoạt động luyện tập
(Trang 72 KHXH 6 VNEN)
1. Hoàn thành phiếu học tập
Hãy nối tên nhân vật với sự kiện lịch sử tương ứng
Trả lời:
2. Viết một bài (khoảng 200 từ) về tinh thần đấu tranh giành quyền tự chủ của nhân dân ta ở thế kỉ X.
Trả lời:
Ngay từ khi mới hình thành, dân tộc Việt Nam đã trải qua muôn vàn khó khăn. Một trong những khó khăn lớn nhất đó là đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Từ thế kỉ I đến thế X, nhân dân ta chìm đắm trong cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân phương Bắc. CHúng âm mưu đồng hóa nhân dân ta về mọi mặt cả về kinh tế, chính trị và văn hóa.
Tuy nhiên, ở giai đoạn nào đi chăng nữa thì tinh thần kháng chiến, đấu tranh dành lại chủ quyền của nhân dân ta luôn hừng hực, sôi nổi. Bằng chứng là trong 10 thế kỉ ấy, chúng ta đã có cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ… Hơn 1 nghìn năm Bắc thuộc, nhân dân ta chưa bao giờ cam chịu và khuất phục trước các thế lực phong kiến phương Bắc. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, không kể gái, trai, già trẻ tinh thần yêu nước, đoàn kết, chiến đấu của nhân dân ta không gì có thể đồng hóa được. Truyền thống đó, tinh thần đó bắt nguồn từ mỗi người, mỗi làng, mỗi xóm là một truyền thống không dễ dàng bị mất đi và là nguồn động lực, là sức mạnh để đến năm 938 chúng ta đã dành được chiến thắng với trận chiến trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền, chúng ta đã vươn lên giữ vững nền tự chủ, dựng nước trong những giai đoạn sau.
D-E. Hoạt động vận dụng - Tìm tòi mở rộng
1. Ở nơi em sinh sống có công trình, kiến trúc, đường phố, trường học nào được mang tên những nhân vật lịch sử đã nhắc đến trong bài học?
Trả lời:
- Đường khúc Thừa Dụ, quận Đống Đa.
- Đường Khúc Hạo, quận Ba Đình.
- Đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy.
2. Kế sách đánh giặc của Ngô Quyền trong trận chiến Bạch Đằng được ông cha ta vận dụng trong cuộc chiến chống quân xâm lược về sau như thế nào?
Trả lời:
- Chủ động tiến công trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống, không bị động đối phó trước tình hình.
- Có sự luân chuyển nhanh chóng giữa chiến tranh du kích nhỏ và chiến tranh quy ước, đánh từ nhỏ đến lớn, từ du kích chuyển sang quy ước, tổng lực tấn công.
- Phòng ngự chủ động, sẵn sàng chuyển quan tấn công khi điều kiện thay đổi.
- Dùng mưu trí, đóng cọc trên sông Bạch Đằng, sau này Lê Hoàn chống Tống (981) và Trần Hưng Đạo chống Nguyên lần thứ 3 (1288) cũng sử dụng kế sách này.
3. Để tìm hiểu sâu sắc hơn về những anh hùng dân tộc, tinh thần đấu tranh của nhân dân ta, các em tìm đọc các sách và trang web sau:
- Nguyễn Khắc Thuần, Việt sử giai thoại, tập 1, NXB Giáo dục, 2005.
- Ngô Vương quyền, Mở kỉ nguyên độc lập (truyện tranh), NXB Kim Đồng.
- http://www.bachkhoatrithuc.vn; http//www.khoahoc.com.vn.
Trả lời:
- Việt sử giai thoại, tập 1: https://downloadsachmienphi.com/viet-su-giai-thoai
4. Để hiểu rõ hơn về thành tựu nghệ thuật quân sự nước ta, trong quá trình tìm hiểu, đọc sách tham khảo, em chú ý những vấn đề sau:
- Tư tưởng lấy dân làm gốc trong nghệ thuật quân sự của cha ông ta.
- Những câu chuyện về chiến thắng của nhân dân tra trên sông Bạch Đằng.
Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 6 chương trình VNEN hay khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 6 VNEN được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dân học Khoa học xã hội lớp 6 chương trình mới VNEN.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều