Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 9: Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của dân tộc (từ thế kỉ 1 đến đầu thế kỉ X)

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 9: Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của dân tộc (từ thế kỉ 1 đến đầu thế kỉ X)

A. Hoạt động khởi động

(Trang 57 KHXH 6 VNEN) Từ đầu thế kỉ I đến đầu thế kỉ X, nhân dân ta không ngừng đứng lên đấu tranh chống lại chính sách cai trị, bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và giành lại quyền độc lập, tự chủ cho đất nước. Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

Hình 1, 2 liên quan đến những cuộc khởi nghĩa nào? Em hiểu biết gì về những cuộc khởi nghĩa này? (Hình 1,2 sách vnen khoa học xã hội 6 trang 58)

Kể tên một số nhân vật lịch sử trong thời kì đấu tranh chống phong kiến phương Bắc mà em biết?

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 9: Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của dân tộc (từ thế kỉ 1 đến đầu thế kỉ X) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

- Đây là hình ảnh của cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu

Trong lịch sử đánh giặc ngoại xâm, gìn giữ đất nước Việt Nam có nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu chống ngoại xâm, bảo vệ và thống nhất đất nước, trong đó nổi bật là cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai Bà Trưng.

Mùa xuân năm 40, Trưng Trắc và Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội). Khi nghe tin Hai Bà Trưng nổi dậy, dân chúng khắp nơi đều kéo về Mê Linh ủng hộ khởi nghĩa. Nổi bật là sự tham gia của các đội nữ binh, đứng đầu là các nữ tướng. Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, Cổ Loa, Luy Lâu, Quân Hán bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.

Sau khi đánh đuổi quan đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua thành lập chính quyền tự chủ. Trưng Vương xá thuế 2 năm liên cho dân, xóa bỏ luật pháp hà khắc và các thứ lao dịch nặng nề.

+ Khởi nghĩa Bà Triệu:

Đông Ngô cai trị nước ta bằng một chính sách vô cùng tàn bạo, nhân dân ta vô cùng đói khổ, năm 248, bà Triệu Thị Trinh và anh là Triệu Quốc Đạt phất cờ khởi nghĩa, tấn công quân Đông Ngô, phá tan các thành ấp của giặc.

Mỗi lần ra trận, Bà Triệu thường mặc áo giáp đồng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi dẫn đầu đoàn quân oai phong lẫm liệt. Quân Ngô kinh hồn bạt vía đã phải thốt lên:

    Hoành qua đường hổ dị,

    Đối diện Bà Vương nan

Trong vòng 6 tháng, nghĩa quân đã chiếm hầu hết đất Giao Châu. Vua Ngô hốt hoảng phái ngay Lục Dận (cháu Lục Tốn thời Tam Quốc) là một danh tướng có nhiều kinh nghiệm trong chiến trận và rất quỷ quyệt sang đàn áp. Hắn đưa hàng vạn quân tinh nhuệ đàn áp cuộc khởi nghĩa, vừa đánh vừa đem của cải, chức tước ra dụ dỗ các thủ lĩnh người Việt. Một số kẻ đã làm tay sai cho giặc Ngô. Bà Triệu vẫn kiên cường chiến đấu và hy sinh trên núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hoá), lúc đó Bà mới 23 tuổi.

Nhân dân ta vô cùng thương tiếc người nữ anh hùng, nay ở Phú Điền (Thanh Hoá) còn đền thờ Bà Triệu. Thơ ca dân gian còn truyền tụng:

    Tùng Sơn nắng quyện mây trời,

Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh.

- Một số nhân vật lịch sử như: Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng…

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (40-43) và khởi nghĩa bà Triệu (248)

(Trang 58 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình 3, 4, 5, 6, 7 thảo luận và hoàn thành bảng sau:

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 9: Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của dân tộc (từ thế kỉ 1 đến đầu thế kỉ X) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 9: Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của dân tộc (từ thế kỉ 1 đến đầu thế kỉ X) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 9: Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của dân tộc (từ thế kỉ 1 đến đầu thế kỉ X) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 9: Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của dân tộc (từ thế kỉ 1 đến đầu thế kỉ X) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 9: Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của dân tộc (từ thế kỉ 1 đến đầu thế kỉ X) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

2. Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Lí Bí và nhà nước Vạn Xuân(542-544)

(Trang 61 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát hình 8, 9 thảo luận và thực hiện yêu cầu sau:

- Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa?

- Em hãy miêu tả lại không khí của buổi lễ (qua hình 8). Em có suy nghĩ gì về việc Lí Bí Xưng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân?

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 9: Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của dân tộc (từ thế kỉ 1 đến đầu thế kỉ X) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

- Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lý Bí:

+ Nhân dân căm ghét chế độ đô hộ nên đã hưởng ứng nhiệt tình cuộc khởi nghĩa

+ Nghĩa quân có tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù, giành độc lập dân tộc.

+ Có sự lãnh đạo tài tình của Lý Bí.

- Bức tranh mô tả lễ thành lập nước Vạn Xuân

Trước tiên, buổi lễ diễn ra trong một ngày đẹp trời ngập tràn ánh hào quang trong một không khí vô cùng nghiêm trang và hào hùng. Đứng vững chắc dưới dưới trời đấp, giữa quân tướng sĩ và người dân một vị tướng tên Lí Bí đã tuyên thề và trở thành vị hoàng đế đầu tiên của nước ta.

Khoảng khắc tưng bừng này ghi lại một thời chiến tranh và sự đô hộ chính quyền phương Bắc. Vạn Xuân cũng ra đời từ đó, nhà nước đầu tiên của ta ra đời đánh dấu chủ quyền dân tộc, chủ quyền lãnh thổ, tuyên thệ với đất trời bao la, với lũ giặc xâm lăng đô hộ. Vạn Xuân có thể được hiểu theo nhiều nghĩa nhưng có thể thấy rằng việc Lý Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước và mơ ước đất nước luôn tươi đẹp như mùa xuân.

Cái tên ấy đã chứng tỏ cho bọn đô hộ thấy rằng nước ta sẽ mãi mãi độc lập tượng trưng cho tình yêu hòa bình. Rồi ngày mai đây cho dù có chiến tranh thì nước ta cũng sẽ có những nhân tài kêu gọi lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam thì nhân dân của đất nước này bất kể là già hay trẻ, bất kể là phụ nữ hay đàn ông sẽ cùng làm cho đất nước này mãi mãi tươi đẹp và mãi mãi hòa bình.

3. Tìm hiểu khởi nghĩa Mai Thúc Loan (đầu thế kỉ VIII) và cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng (766-791)

(Trang 62 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin kết hợp vối quan sát hình 10,11,12,13 thảo luận thực hiện ác yêu cầu sau:

- Trình bày trên lược đồ diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng?

- Vì sao hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng?

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 9: Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của dân tộc (từ thế kỉ 1 đến đầu thế kỉ X) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

- Diễn biến của khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

+ Nghĩa quân của Mai Thúc Loan nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu cũng nổi dậy hưởng ứng.

+ Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ. Sau đó, Ông xưng đế gọi là Mai Hắc Đế (Vua Đen).

+ Ông liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Chăm Pa tấn công thành Tống Bình, viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.

+ Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp, nghĩa quân bị tàn sát dã man, cuộc khởi nghĩa thất bại.

- Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Đường đối với nhân dân ta là những chính sách tàn bạo độc ác của vua quan nhà Đường trong việc bắt dân ta cống nạp và đi phu gánh quả vải sang Trường An đường xa muôn dặm cực khổ đã đẩy Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người đứng dậy khởi nghĩa và mọi người đồng lòng với ông.

+ Những chính sách tàn bạo đã làm cho cuộc sống của người dân vô cùng khổ cực, họ phải đấu tranh để giải thoát cho chính mình.

+ Do truyền thống yêu nước luôn mong muốn đánh đuổi bọn phong kiến xâm lược để dành lại chủ quyền, sự tự do cho dân tộc.

4. Đánh giá một số nhân vật lịch sử

(Trang 64 KHXH 6 VNEN) Đọc kĩ một số ý kiến của các nhà sử học về một nhân vật lịch sử kết hợp quan sát các hình 14,15,16,17,18 thảo luận và trả lời câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về lời nhận xét của các nhà sử học về một số nhân vật lịch sử trong đoạn thông tin dưới đây?

- Tại sao nhân dân ta lại lập đền thờ và xây lăng các nhân vật lịch sử này?

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 9: Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của dân tộc (từ thế kỉ 1 đến đầu thế kỉ X) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

- Lời nhận xét của các nhà sử học rất đúng. Nhìn chung các lời nhận xét và trên thực tế đều cho thấy rằng:

+ Lòng yêu nước bất khuất của nhân dân ta không kể đàn ông mà cả phụ nữ, xứng đáng với câu nói: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.

+ Nhân dân ta vô cùng căm phẫn chính sách cai trị tàn bạo của bọn đô hộ nên sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ.

+ Dân lộc ta đủ sức giành và giữ vững nền độc lập dân tộc.

- Nhân dân ta lập lại đền thờ và xây dựng lăng cho các nhân vật lịch sử vì:

+ Để tưởng nhớ những công lao sự hi sinh vì dân vì nước của các vị anh hùng.

+ Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc...

+ Truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhắc nhở con cháu đời sau về những sự hi sinh của những người anh hùng các vị tướng sĩ, nhằm mong muốn thế hệ đời sau giữ gìn và không ngừng phát triển đất nước.

5. Tìm hiểu các đặc điểm ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh giành độc lập

(Trang 66 KHXH 6 VNEN) Đọc kĩ thông tin hãy nêu đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta từ thế kỉ thứ I đến thế kỉ thứ X.

Trả lời

- Đặc điểm:

+ Trong suốt 100 năm Bắc thuộc, dân liên tiếp vùng dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc.

+ Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp, rộng lớn, nhiều cuộc khởi nghĩa có nhân dân cả ba quận tham gia.

+ Trong quá trình đấu tranh, nhiều cuộc khởi nghĩa đã dành thắng lợi, xây dựng được nền độc lập, tự chủ trong một thời gian.

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc, đấu tranh của nhân dân.

+ Giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ trẻ.

- Bài học:

+ Khơi dậy truyền thống yêu nước, đoàn kết, tập hợp quần chúng nhân dân đấu tranh.

C. Hoạt động luyện tập

(Trang 66 KHXH 6 VNEN) Hoàn thành bảng yêu cầu sau vào vở về một số cuộc đấu tranh tiêu biểu giành độc lâp từ thế kỉ I đến thế kỉ X:

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 9: Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của dân tộc (từ thế kỉ 1 đến đầu thế kỉ X) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 9: Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của dân tộc (từ thế kỉ 1 đến đầu thế kỉ X) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

D-E. Hoạt động vận dụng - Tìm tòi mở rộng

1. (Trang 67 KHXH 6 VNEN) Hằng năm, ở địa phương em đã có những hoạt động nào để tưởng nhớ các anh hùng dân tộc: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng?

Trả lời:

Hàng năm ở địa phương em vào mỗi đầu năm đều có lễ hội tưởng nhớ Hai Bà Trưng bằng lễ rước cờ, rước kiệu, để nhắc nhở con cháu đời sau về công ơn đối với Hài Bà Trưng.

2. (Trang 67 KHXH 6 VNEN) Sử dụng kiến thức trong bài học, dựng kịch bản cho các chuyên đề lịch sử, tổ chức các gameshow…; học sinh sưu tầm tranh ảnh, viết bài thu hoạch hoặc các hình thức báo cáo khác về các cuộc khởi nghĩa từ thế kỉ I đến thế kỉ X.

Trả lời

Một số hình ảnh về các cuộc khởi nghĩa từ thế kỉ I – X

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 9: Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của dân tộc (từ thế kỉ 1 đến đầu thế kỉ X) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Khởi nghĩa Bà Triệu

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 9: Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của dân tộc (từ thế kỉ 1 đến đầu thế kỉ X) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Khởi nghĩa Lí Bí

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 9: Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của dân tộc (từ thế kỉ 1 đến đầu thế kỉ X) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 9: Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của dân tộc (từ thế kỉ 1 đến đầu thế kỉ X) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

3. (Trang 67 KHXH 6 VNEN) Để tìm hiểu thêm về các cuộc khởi nghĩa từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X, các em tìm đọc một số sách và trang web sau:

- Trần Bạch Đằng, Lịch sử Việt Nam bằng tranh, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2012.

- Hoàng Đình Long, Quật khởi (Kể chuyện Việt Nam từ các vua Hùng đến năm 930), NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2010.

- Nguyễn Khắc Thuần, Việt sử giai thoại, tập 1, NXB Giáo dục, 2005.

- Đào Tố Uyên (Chủ biên), Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua hỏi – đáp, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2008.

- http://www.quan8.hocchiminhcity.gov.vn/dantaphaibietsuta/

- http://www.clip.vn/what/Nam-544-LyBixaydungnuocVanXuan,W4dT.

Trả lời

Học sinh có thể tải 1 số sách tại:

- Lịch sử Việt Nam bằng tranh:

https://sachvui.com/ebook/lich-su-viet-nam-bang-tranh-tap-1-thoi-hung-vuong-tran-bach-dang.3142.html

- Việt sử giai thoại tập 1

https://downloadsachmienphi.com/viet-su-giai-thoai

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 6 chương trình VNEN hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 6 VNEN được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dân học Khoa học xã hội lớp 6 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên