Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 15: Địa hình bề mặt trái đất

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 15: Địa hình bề mặt trái đất

A. Hoạt động khởi động

(Trang 96 KHXH 6 VNEN) Hãy cho biết trong các hình, hình nào là dạng địa hình núi. đồng bằng, cao nguyên và đồi. Mô tả đặc điểm của các dạng địa hình đó.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 15: Địa hình bề mặt trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

- Hình 1: Đồi - Địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, đồi thoải. độ cao tương đối không quá cao và dốc.

- Hình 2: Đồng bằng - Địa hình thấp, bằng phẳng, hơi gợn sóng.

- Hình 3: Núi - dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt đát, có độ cao và dốc nhiều.

- Hình 4: Cao nguyên - Địa hình bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng có sườn dốc, độ cao không quá lớn.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu địa hình núi

(Trang 96 KHXH 6 VNEN) Quan sát hình 5 đọc và khai thác các thông tin dưới đây, hãy:

- Cho biết các đặc điểm địa hình núi?

- Dựa vào độ cao tuyệt đối, núi được phân thành mấy loại?

- Phân biệt núi già và núi trẻ bằng cách hoàn thành bảng theo gơi ý dưới đây:

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 15: Địa hình bề mặt trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

- Đặc điểm địa hình núi:

+ Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt đát, có độ cao trên 500m, có đỉnh nhọn sườn dốc.

+ Chỗ tiếp giáp giữa núi và mật đất bằng phẳng xung quanh gọi là chân núi. Sườn núi càng dốc thì đường chân núi càng hiện rõ.

- Núi có 3 bộ phân: Đỉnh núi, sườn núi và chân núi.

- Phân loại núi (theo độ cao tuyệt đối) gồm 3 loại:

+ Núi thấp: dưới 1000m

+ Núi trung bình: 1000 – 2000m

+ Núi cao: Trên 2000m.

- Phân biệt núi già và núi trẻ

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 15: Địa hình bề mặt trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

2. Khám phá địa hình cacxto và các hang động

(Trang 98 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát hình 6.7 dựa vào hiểu biết của em hãy:

- Kể tên một số hang động mà em biết?

- Cho biết vì sao các hang động thường có sức hấp dẫn với khách du lịch?

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 15: Địa hình bề mặt trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

- Một số hang động mà em biết: Ở Việt Nam có động Phong Nha ở Quảng Bình, động Hương Tích ở Mỹ Đức Hà Nội…

- Hang động thường có sức hấp dẫn với khách du lịch bởi khách du lịch ưa thích vẻ đẹp của những khối thạch nhũ với đủ hình dạng và màu sắc khác nhau trong hang động, không gian bên trong nhiều hang động rộng lớn, tạo nhiều cảm giác mạnh, đặc biệt đối với những nhà thám hiểm.

3. Tìm hiểu địa hình đồng bằng

(Trang 98 KHXH 6 VNEN) Quan sát hình 8, 9 đọc thông tin hãy:

- Cho biết đặc điểm địa hình đồng bằng?

- Dựa vào nguyên nhân hình thành hãy cho biết có mấy loại đồng bằng. Kể tên một số đồng bằng mà em biết?

- Nêu ý nghĩa của đại hình đồng bằng đối với sản xuất nông nghiệp?

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 15: Địa hình bề mặt trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

- Đặc điểm địa hình đồng bằng:

+ Địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

+ Độ cao tuyệt đối thường dưới 500m (có những bình nguyên cao đến 500m).

- Có hai loại đồng bằng:

+ Đồng bằng do băng hà bào mòn: đồng bằng Bắc Âu, đồng bằng Đông Âu…

+ Đồng bằng do phù sa sông, biển bồi tụ: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ven biển miền Trung.

- Ý nghĩa với sản xuất nông nghiệp:

+ Thuận lợi cho tưới tiêu, gieo trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

+ Dân cư tập trung đông đúc, tạo điều kiện canh tác, xây dựng nơi cư trú.

+ Thuận tiện về mặt giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế.

4. Nhận biết địa hình cao nguyên, đồi núi

(Trang 99 KHXH 6 VNEN) Dựa vào thông tin dưới đây, hãy:

- Cho biết đặc điểm địa hình cao nguyên và đồi?

- Nêu ý nghĩa của địa hình này với sản xuất nông nghiệp?

Trả lời:

- Cao nguyên: Có địa hình bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng có sườn dốc, độ cao tuyệt đối trên 500m.

+ Đồi: Có địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, đồi thoải, độ cao tương đối không quá 200m.

- Ý nghĩa:

+ Cao nguyên thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi đại gia súc lớn.

+ Đồi thuận lợi trồng cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, trồng rừng, khai thác lâm thổ sản, cây dược liệu.

C. Hoạt động luyện tập

1. (Trang 99 KHXH 6 VNEN) Căn cứ vào các phân loại theo độ cao, hãy cho biết các núi sau, núi nào thuộc loại núi thấp, núi trung bình, núi cao.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 15: Địa hình bề mặt trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

Theo số liệu các đỉnh núi trên, có thể phân loại:

- Núi cao: Ngọc Linh (Kon Tum), Phan-xi-pang (Lào Cai).

- Núi trung bình: Tản Viên (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh).

- Núi thấp: Bà Đen (Tây Ninh).

2. (Trang 21 KHXH 6 VNEN) Dựa vào hình 8 và kiến thức đã học hãy:

a) So sánh điểm giống và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên?

b) Cho biết tại sao người ta lại xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi?

Trả lời:

a) Điểm giống nhau: đồng bằng và cao nguyên đều có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

* Điểm khác nhau:

-Đồng bằng: là dạng địa hình thấp.

+ Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những đồng bằng cao gần 500m.

+ Có hai loại đồng bằng là: đồng bằng do băng hà bào mòn và đồng bằng bồi tụ hay còn gọi là đồng bằng châu thổ sông (do phù sa các con sông bồi tụ).

+ Giá trị kinh tế: có thể trồng các loại cây lương thực, hoa màu nhỡ sự màu mỡ của đất đai và nguồn nước phong phú.

- Cao nguyên: Có sườn dốc. Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên. Giá trị kinh tế:

+ Thuận lợi trồng cây công nghiệp dài ngày.

+ Chăn nuôi đại gia súc.

+ Phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch, nghỉ dưỡng.

Nhìn chung, kinh tế cao nguyên chậm phát triển hơn đồng bằng do một số khó khăn, hạn chế nhất định.

b. Sở dĩ người ta xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi bởi vì:

+ Đây là các dạng địa hình có độ cao tuyệt đối trên 500m.

+ Có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng so với vùng đất xung quanh.

D-E. Hoạt động vận dụng - Tìm tòi mở rộng

1. (Trang 100 KHXH 6 VNEN) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) mô tả địa hình quê hương em hoặc nơi ở em biết và nêu ý nghĩa của dạng địa hình đó đối với sản xuất.

Trả lời

Quê hương em thuộc khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, một trong 2 đồng bằng lớn nhất trên đất nước Việt Nam. Đồng bằng sông Hồng có độ cao trung bình từ 2-4m, thấp dần theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam được bồi tụ bởi phù sa của 2 con sông là sông Hồng và sông Thái Bình. Do quá trình đắp đê ngăn lũ, diện mạo đồng bằng bị chia cắt thành các ô nhỏ, địa hình lồi, trũng ở một số nơi. Dân cư tập trung với mật độ dân số cao. Đồng bằng sông Hồng thuận lợi cho việc canh tác trồng các loại cây lương thực, đặc biệt cây lúa nước, ngoài ra còn có các loại hoa màu. Bên cạnh đó, nghề chăn nuôi tương đối phát triển, do có hệ thống sông ngòi chằng chịt nên nghề đánh bắt thủy hải phát triển từ xa xưa. Việc giao thương thuận lợi, từ xa xưa, các đoàn thuyền buôn đã thường xuyên đi từ biển vào các khu vực bên trong đồng bằng, nhất là tới kinh thành Thăng Long buôn bán. Bên cạnh đó, đồng bằng tồn tại một số khó khăn như địa hình chia cắt, một số khu vực nước sông không dẫn vào dẫn tới tình trạng bạc màu, đất kém chất lượng, tình trạng lũ lụt tiềm ẩn, đe dọa đến cuộc sống cũng như sản xuất của cư dân.

2. (Trang 100 KHXH 6 VNEN) Sưu tầm thông tin để biết thêm về một số dãy núi cao, hang động nổi tiếng hoặc đồng bằng và cao nguyên lớn trên thế giới.

Trả lời

- Dãy nũi An-pơ (Alps), là dãy núi cao nhất tại châu Âu, phía tây dãy An-pơ bắt đầu từ thành phố Nice đi qua biển Bắc Italy, chạy qua miền nam của Thuỵ Sĩ, Liechtenstein, miền nam của nước Đức và dừng lại ở thung lũng Wien của nước Áo. Tổng chiều dài của dãy núi là 1.200 km. Thế núi vô cùng hùng vĩ, chiều ngang rộng đến 120-200 km, có nơi lên đến 300 km. Độ cao so với mặt nước biển vào khoảng 3.000 m.

- Cao nguyên Putorana (Nga), là một cao nguyên ở rìa tây bắc vùng núi trung Siberia với diện tích lên đến 20.000 km2. Đây là một trong những cao nguyên độc đáo nhất thế giới, có những kiến tạo đứt gãy chia cắt cả một vùng cao nguyên rộng lớn thành những mảnh riêng. Nơi đây bao gồm các rừng giao lãnh, tự nhiên nguyên sơ mang đặc trưng vùng Siberia. Nơi đây có hơn 1500 thác và 25.000 hồ cao nguyên.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 6 chương trình VNEN hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 6 VNEN được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dân học Khoa học xã hội lớp 6 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên