Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 12: Trái đất và các chuyển động của trái đất

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 12: Trái đất và các chuyển động của trái đất

A. Hoạt động khởi động

(Trang 82 KHXH 6 VNEN) Quan sát hình 1, liên hệ kiến thức đã học và cho biết:

- Trái đất ở vị trí thứ mấy trên hệ Mặt trời, tình từ Mặt Trời ra

- Vì sao Trái đất có ngày và đêm

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 12: Trái đất và các chuyển động của trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

- Trái đất ở vị trí thứ 3 trên hệ Mặt trời.

- Vì trái đất có dạng hình cầu và chuyển động theo trục từ Tây sang Đông trong 24 giờ và quay xung quanh mặt trời, mặt trời chỉ đứng yên. Hình khối cầu của Trái đất luôn chỉ được Mặt trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ban ngày, còn nửa không được chiếu sáng là ban đêm.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Nhận xét kích thước của trái đất

(Trang 82 KHXH 6 VNEN) Quan sát hình 1 và 2 hãy:

- Cho biết độ dài của bán kính Trái Đất và đường Xích đạo

- Nhận xét về hình dạng và kích thước của Trái đất

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 12: Trái đất và các chuyển động của trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

- Độ dài bán kính là: 6370 km.

+ Độ dài xích đạo là: 40076 km.

- Trái đất có dạng hình cầu với đường kính rất lớn là 12440km và đường xích đạo là 40076km. Trái Đất rất rộng lớn.

2. Tìm hiểu vận động tự quay quanh trục của Trái đất và hệ quả

a. Vận động tự quay quanh trục của Trái đất

(Trang 82 KHXH 6 VNEN) Quan sát hình 3 liên hệ với sự hiểu biết của mình, hãy cho biết:

- Trục của trái đất nghiêng hay đứng.

- Trái đất tự quay quanh trục theo hướng nào?

- Thời gian trái đất tự quay một vòng quanh trục trong một ngày đêm được quy ước là bao nhiêu giờ.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 12: Trái đất và các chuyển động của trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

- Trục của trái đất nghiêng.

- Trái đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông.

- Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục được quy ước là 24 giờ.

b. Hệ quả vận động tự quay quanh trục của Trái đất:

- (Trang 83 KHXH 6 VNEN) Ngày đêm kế tiếp nhau, giờ trên trái đất

Đọc đoạn hội thoại, thông tin dưới đây, trao đổi và cho biết

- Nguyên nhân của hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên trái đất

- Thế nào là giờ khu vực. Giờ được tính theo khu vực giờ gốc, được gọi là giờ gì?

- Khi khu vực giờ gốc là 2 giờ thì Hà Nội là mấy giờ?

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 12: Trái đất và các chuyển động của trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

- Nguyên nhân của hiện tượng ngày đêm nối tiếp nhau trên trái đất vì trái đất có dạng hình cầu nên chỉ nửa Trái Đất hướng về phía Mặt Trời mới được chiếu sáng. Nửa mặt trời chiếu sáng là ngày. Nửa mặt trời không chiếu sáng là đêm.

+ Vì trái đất quay quanh trục trong 24 giờ nên khắp mọi nơi trên trái đất đều lần lượt có ngày và đêm.

- Mỗi khu vực có một giờ riêng gọi là giờ khu vực.

+ Giờ tính theo giờ khu vực gốc là giờ lấy giờ gốc

- (Trang 83 + 84 KHXH 6 VNEN) Sự lệch hướng chuyển động của các vật:

Đọc thông tin quan sát hình 5 hãy:

- Cho biết nửa cầu Bắc, các vật chuyển động theo hướng từ P đến N và từ O đến S bị chênh lệch về phía bên phải hoặc phía bên trái so với hướng chuyển động

- Nêu nguyên nhân của hiện tượng trên.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 12: Trái đất và các chuyển động của trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời.

- P đến N bị chênh lệch về phía bên trái.

+ O đến S bị chênh lệch về phía bên phả.

- Do sự vận động tự quay quanh trục từ Tây sang Đông của Trái Đất nên các vật chuyển động trên bề mặt trái đất đều bị lệch hướng.

3. Tìm hiểu chuyển động quanh Mặt Trời của Trái đất và hệ quả

a) Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất

(Trang 84 KHXH 6 VNEN) Quan sát hình 6, đọc thông tin dưới đây và nhận xét về:

- Hướng chuyển động và quỹ đạo chuyển động của trái đất quanh mặt trời

- Thời gian trái đất chuyển động một vòng quanh mặt trời

- Hướng nghiêng và độ nghiêng của trục Trái đất ở các vị trí: xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 12: Trái đất và các chuyển động của trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

- Trái Đất chuyển động từ Tây sang Đông quay quanh mặt trời theo hình elip gần tròn.

- Thời gian Trái Đất chuyển động 1 vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày.

- Hướng nghiêng và độ nghiêng của trục Trất Đất đề từ Tây sang Đông và không thay đổi.

b) Hệ quả chuyển động quay quanh mặt trời của Trái đất

- Hiện tượng các mùa

(Trang 85 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

- Vì sao trong khi chuyển động quanh mặt trời, có lúc Trái đất ngả nửa cầu Bắc về phía mặt trời, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía mặt trời

- Các nửa cầu lần lượt ngả về phía mặt trời làm xuất hiện hiện tượng gì trên trái đất?

- Khi nào nửa cầu Bắc có mùa nóng và khi nào nửa cầu Bắc có mùa lạnh.

Trả lời

- Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khu chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lức ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.

- Sự ngả lần lượt về phía mặt trời giúp sinh ra hiện tượng các mùa.

- Khi nửa cầu Bắc có mùa nóng là khi nửa cầu Bắc ngả về phía mặt trời, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt.

+ Khi nửa cầu Bắc có mùa lạnh là khi nửa cầu Nam ngả về phía mặt trời, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt là mùa nóng của cầu Nam. Là mùa lạnh của nửa cầu Bắc.

- Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ở các vĩ độ khác nhau trên trái đất

(Trang 85 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin, quan sát hình 7 và cho biết:

- Khi nào nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam ngả về phía Mặt trời nhiều nhất? Khi đó ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến nào?

- Trong ngày đông chí và hạ chí nửa cầu nào có ngày dài hơn đêm. Nhận xét độ dài ngày, đêm tại các địa điểm trên chí tuyến Bắc và vùng cực Bắc; chí tuyến Nam và vùng cực Nam

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 12: Trái đất và các chuyển động của trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

- Khi Trái Đất ở vị trí hạ chí (22/6) nửa cầu Bắc ngả về phía mặt trời nhiều nhất. Khi trái đất ở vị trí đông chí (22/12) nửa cầu Nam ngả về phía mặt trời nhiều nhất.

+ Khi đó ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vuông vào vĩ tuyến 23, 27o Bắc ngày 22/6. Và vĩ tuyến 23,27o Nam ngày 22/12.

- Vào ngày hạ chí : Bán cầu nam ngày dài không có đêm và ngược lại Ngày Đông chí : Bán cầu bắc ngày dài không đêm và ngược lại. Cụ thể:

+ Ngày 22-6 (hạ chí)

Ở chí tuyến Bắc : Ngày dài hơn đêm.

Ở chí tuyến Nam : Đêm dài hơn ngày.

+ Ngày 22-12(đông chí):

Ở chí tuyến Bắc : Đêm dài hơn ngày.

Ở chí tuyến Nam : Ngày dài hơn đêm.

=> Ngày, đêm ở ngày 22-6 và ngày 22-12 trái ngược nhau.

C. Hoạt động luyện tập

(Trang 86 KHXH 6 VNEN) Vẽ và hoàn thành nội dung hai sơ đồ dưới đây

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 12: Trái đất và các chuyển động của trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 12: Trái đất và các chuyển động của trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 12: Trái đất và các chuyển động của trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 12: Trái đất và các chuyển động của trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

D-E. Hoạt động vận dụng - Tìm tòi mở rộng

1. (Trang 87 KHXH 6 VNEN) Quan sát hình 8 và liên hệ kiến thức đã học, hãy cho biết Đại hội thể thao mùa Đông được tổ chức tại thành phố Sochi của nước Nga khai mạc vào lúc 7 giờ tối ngày 7 tháng 2 năm 2014 (giờ Mat-xcơ-va), khi đó ở Hà Nội và Luân Đôn là mấy giờ.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 12: Trái đất và các chuyển động của trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

Khi Nga ở vào 7h tối ngày 7/12/2014 theo giờ Mát-xcơ-va thì:

- Hà Nội sẽ là 11h đêm 8/12/2014.

- Luân Đôn là 4h chiều 7/12/2014.

Vì Mát-xcơ-va ở múi giờ số 3, chậm hơn Hà Nội 4 tiếng (múi giờ số 7) và nhanh hơn Luân Đôn 3 tiếng (múi giờ 0).

2. (Trang 87 KHXH 6 VNEN) Trao đổi với người thân về câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối”. Vì sao có hiện tượng đó?

Trả lời

Do sự lệch trục của Trái Đất, tạo nên độ nghiêng của Trái Đất, trục Trái Đất nghiêng 1 so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất nên khi chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời vòng phân chia sáng tối sẽ bị thay đổi, tạo nên hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau.

- “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”: do từ ngày 22/3 đế 23/9: bán cầu Bắc hướng về phía Mặt Trời nhiều hơn, nên Mặt Trời sẽ chiếu được đến toàn khu vực sau cực Bắc và trước cực Nam. Phần diện tích được chiếu sáng lớn hơn phần diện tích tối. Do đó ngày dài hơn đêm. Đặc biệt, ngày Hạ Chí 22/6, Mặt Trời lên thiên đỉnh lúc 12 giờ trưa tại chí tuyến Bắc nên tất cả các địa diểm ở bán cầu Bắc có ngày dài nhất, và trong tháng 6 dương lịch thì sẽ là tháng có hiện tượng ngày dài nhất trong các tháng, tháng 6 dương tương ứng với khoảng tháng 5 âm lịch, tương ứng với vế đầu câu tục ngữ.

- “Ngày tháng 10 chưa cười đã tối”: Từ 23/9 đến 21/3: bán cầu Bắc ở xa Mặt Trời, mọi địa điểm sẽ có đêm dài hơn ngày do phần chiếu sáng bị thu hẹp lại. Càng gần cực Bắc, đêm sẽ càng dài. Ngày Đông chí 22/12, 1 số khu vực ở cực Bắc sẽ toàn là đêm và không có ngày. Thời gian đêm dài này tương ứng với khoảng dao động trong tháng 10 âm lịch trở đi trong tục ngữ.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 6 chương trình VNEN hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 6 VNEN được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dân học Khoa học xã hội lớp 6 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên