Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 19: Nước trên trái đất

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 19: Nước trên trái đất

A. Hoạt động khởi động

(Trang 115 KHXH 6 VNEN) Dựa vào hình dưới đây và sự hiểu biết của em, hãy cho biết:

- Sông nào dài nhất thế giới.

- Sông nào chảy qua khu vực có rừng rậm nhất thế giới.

- Sông nào chảy qua nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á nhất.

- Kể tên các đại dương trên thế giới. Đại dương nào có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 19: Nước trên trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

- Sông Nin dài nhất thế giới với chiều dài 6 650km.

- Sông Amazon ở Nam Mỹ chảy qua khu vực có rừng rậm nhất thế giới.

- Sông Mê Công chảy qua nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á nhất (Myanma, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam.

- Trên thế giới có 4 đại dương: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.

+ Đại dương có diện tích lớn nhất: Thái Bình Dương.

+ Đại dương có diện tích nhỏ nhất: Bắc Băng Dương.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về sông

(Trang 116 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin quan sát hình 3, 4 đọc bảng 1, hãy :

- Trình bày khái niệm sông và điền chú thích cho hình 2 thể hiện hai nguồn cung cấp nước chính cho sông.

- Phân biệt các khái niệm: lưu vực sông, phụ lưu, chi lưu, lưu lượng nước sông, thủy chế nước sông.

- So sánh lưu vực và tổng nước sông Hồng và sông Mê Công.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 19: Nước trên trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 19: Nước trên trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 19: Nước trên trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

- Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.

- Chú thích hình 2: Ảnh 1: từ nước mưa nước ngầm,

+ ảnh 2: Băng tuyết tan.

- Lưu vực là toàn bộ diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông.

- Hệ thống sông bao gồm sông chính, các phụ lưu (các sông góp nước cho sông chính) các chi lưu (các sông thoát nước cho sông chính) hợp lại tạo thành.

- Phụ lưu là các sông đổ vào sông chính vào một con sông chính

- Chi lưu là các sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.

- Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong thời gian một giây.

- So sánh:

+ Sông Mê Công có tổng lượng nước gấp khoảng 4,2 lần tổng lượng nước sông Hồng.

+ Diện tích lưu vực của sông Mê Công gấp khoảng 4,7 lần diện tích lưu vực sông Hồng.

2. Khám phá về hồ

(Trang 117 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tinh, quan sát các hình tượng 5 đến 10 hãy:

- Trình bày khái niệm về hồ

- Hoàn thiện sơ đồ phân loại hồ theo mẫu sau:

Sơ đồ phân loại hồ

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 19: Nước trên trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 19: Nước trên trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

3. Nhận xét về độ muối của nước biển và đại dương

(Trang 118 KHXH 6 VNEN) Đọc bảng thông tin bảng 2, hãy:

- Cho biết độ muối trung bình của nước biển và đại dương.

- So sánh độ muối ở các biển và đại dương nêu trong bảng, giải thích vì sao có sự khác nhau đó.

Bảng 2:

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 19: Nước trên trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

- Độ muối trung bình của các biển và đại dương là 35 %.

- So sánh độ muối ở các nước biển và đại dương lần lượt là: biển Ban-tích 10-15%, Biển Đông 33%, Biển Đỏ 41%.

- Nguyên nhân: Vì các biển và đại dương có nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ khác nhau.

4. Tìm hiểu sự vận động của nước biển và đại dương

a) (Trang 119 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin và cho biết:

- Sóng biển là gì, nguyên nhân gây ra sóng biển.

- Sóng thần khác với sóng biển như thế nào (đặc điểm, nguyên nhân hình thành).

Trả lời

- Sóng biển là sự chuyển động tại chỗ của các hạt nước biển, nguyên nhân gây ra sóng biển là do tác động của gió.

- Sóng biển và sóng thần:

+ Sóng biển: Hình thành do tác động của gió, đặc biệt là những con sóng, gợn sóng lăn tăn.

+ Sóng thần: nguyên nhân do động đất ngầm dưới biển, tạo nên những con sóng cao vai chục mét.

b) Tìm hiểu về thủy triều

(Trang 119 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin, quan sát hình 11 đến 14 trả lời các câu hỏi sau:

- Mực nước biển trong hình 11, 12 thay đổi như thế nào? Thủy triều là gì? Nguyên nhân sinh ra thủy triều?

- Vị trí của Mặt Trăng, Mặt trời và trái đất sẽ như thế nào khi triều cường và triều cường kém (hình 13,14)?

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 19: Nước trên trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

- Hình 11: Khi thủy triều lên ở bãi biển, mực nước dâng cao.

- Hình 12: Khi thủy triểu xuống ở bãi biển, mực nước hạ xuống thấp.

- Thủy triều là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kỳ. Nguyên nhân do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời làm cho nước các biển và đại dương lên xuống. Sự vận động lên xuống sinh ra thủy triều trong ngày và những thời kỳ triều cường, triều kém trong tháng.

- Hình 13: Lúc triều cường mạnh ấy là lúc Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng.

- Hình 14: Lúc triều cường yếu là lúc Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất sẽ không cùng nằm trên một đường thẳng.

c) Tìm hiểu về các dòng biển

(Trang 120 KHXH 6 VNEN)

- Đọc thông tin quan sát hình 15 hãy:

- Cho biết dòng biển là gì?

- Đọc tên các dòng biển nóng, lạnh, nêu nhận xét về hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh trên thế giới.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 19: Nước trên trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

Ở Đại Tây Dương:

- Dòng biển nóng: Gơn-xrim, chảy từ chí tuyến Bắc lên Bắc Âu, Mỹ.

- Dòng biển nóng Guy-an, chảy từ Bắc xích đạo lên 30oB.

- Dòng biển lạnh Grơn-len, chảy từ vùng cực Bắc xuống chí tuyến.

Ở Thái Bình Dương:

- Dòng biển nóng Cư-rô-si-ô, chảy từ xích đạo lên Đông Bắc.

- Dòng biển nóng Alaxca, chảy từ xích đạo lên Tây Bắc.

- Dòng biển lạnh Ca-li-fooc-ni-a, chảy từ 40o B chảy về xích đạo.

Ở Đại Tây Dương:

- Dòng biển nóng Bra-xin, chảy từ xích đạo chảy về Nam.

- Dòng biển lạnh Ben-ghê-la, chảy từ phía Nam lên xích đạo.

Ở Thái Bình Dương:

- Dòng biển nóng Đông Úc, chảy từ xích đạo chảy về hướng Đông Nam.

- Dòng biển lạnh Pê-ru, chảy từ phía Nam 60oN lên xích đạo.

Có thể rút ra nhận xét rằng:

- Hầu hết các dòng biển Nóng ở hai bán cầu đều xuất phát từ vĩ độ Thấp chảy lên vùng vĩ độ Cao.

- Các dòng biển Lạnh ở hai bán cầu xuất phát ở vùng vĩ độ Cao chảy về vùng vĩ độ Thấp.

C. Hoạt động luyện tập

1. Quan sát hình 16, đọc bảng 1 (tr.117) và ghi vào vở theo gợi ý dưới đây:

(Trang 121 KHXH 6 VNEN)

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 19: Nước trên trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Sông Hồng có:

- Các phụ lưu là: .........................................................

- Các chi lưu là: .......................................................

Mô tả hệ thống sống Hồng:

- Hệ thống sống Hồng là hệ thống sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam, với diện tích lưu vực là..............................................

- Dòng sông chính là..........................., bắt nguồn từ.................................và chảy vào Việt Nam theo hướng.......................................

- Hệ thống sông Hồng thoát nước ra.........................bằng các cửa sông............................................

Trả lời

Sông Hồng có:

- Các phụ lưu là: Sông Đà, Sông Chảy, Sông Lô, Sông Gâm.

- Các chi lưu là: Sông Đáy, Sông Ninh Cơ, Sông Trà Lý.

Mô tả hệ thống sông Hồng:

- Hệ thống sông Hồng là hệ thống lớn nhất miền Bắc Việt Nam, với diện tích lưu vực là 143 700km2

- Dòng sông chính là Sông Hồng , bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy vào Việt Nam theo hướng Tây Bắc Đông Nam.

- Hệ thống sông Hồng thoát nước ra biển Đông bằng các cửa sông Trà Lý, Đáy, Ninh Cơ.

2. Quan sát hình 12 và nêu kiến thức đã học, hãy:

a. (Trang 122 KHXH 6 VNEN) So sánh nhiệt độ của các địa điểm cùng nằm trên vĩ độ 60'B và rút ra nhận xét bằng cách hoàn thiện bảng theo mẫu dưới đây:

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 19: Nước trên trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 19: Nước trên trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

b. (Trang 122 KHXH 6 VNEN) Trình bày ảnh hưởng của các dòng biển và lạnh đến khí hậu những vùng biển mà chúng đi qua

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 19: Nước trên trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

- Tùy tính chất của dòng biển mà vùng đất ven biển chịu những ảnh hưởng khác nhau.

+ Nếu dòng biển đó là dòng biển nóng thì khí hậu vùng đất ven biển sẽ ẩm và mưa nhiều.

+ Ngược lại nếu dòng biển đó là dòng biển lạnh thì khí hậu lạnh khô và mưa ít.

D-E. Hoạt động vận dụng - Tìm tòi mở rộng

1. Trao đổi với người thân để tìm hiểu một con sông (hoặc hồ) ở địa phương em, nhận xét về mực độ ô nhiễm nước và nêu một số biện pháp bảo vệ

(Trang 123 KHXH 6 VNEN)

Trả lời

Quê em có tương đối nhiều hồ, tuy nhiên do đặc trưng của làng nghề nên các hồ ở quê rơi vào tình trạng ô nhiễm khá nghiêm trọng.

Biện pháp xử lý được áp dụng:

- Tuyên truyền người dân không vứt rác, thải rác xuống hồ.

- Ngăn chặn các hoạt động đổ chất thải sản xuất xuống hồ.

- Đào 1 đường cống ngầm quanh các hồ, nước thải từ các hộ dân sẽ dẫn vào đường cống đó và dẫn đến 1 nơi xử lý khác.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 6 chương trình VNEN hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 6 VNEN được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dân học Khoa học xã hội lớp 6 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên