Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 3: Xã hội nguyên thủy

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 3: Xã hội nguyên thủy

A. Hoạt động khởi động

(Trang 11 KHXH 6 VNEN) Quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi sau:

- Hãy kể tên các công cụ lao động mà em quan sát được trong hình 1.

- Theo em, với các loại công cụ lao động như trong hình 1, con người có thể kiếm sống như thế nào?

- Em biết gì về đời sống của con người thời nguyên thủy?

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 3: Xã hội nguyên thủy | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

- Các công cụ lao động trong hình 1 lần lượt từ trái qua phải là:

+ Lưỡi rìu đá.

+ Dao, đục bằng xương (dùng để cạo, rạch,…)

+ Cung tên.

+ Lưỡi rìu đồng.

- Các loại công cụ lao động trên chủ yếu giúp con người kiếm sống bằng việc săn bắt thú, cá, hái quả, lượm nhặt quả.

- Con người nguyên thủy có đặc điểm:

+ Sống theo bầy đàn, nhiều người sống với nhau trong các hang động, mái đá.

+ Ban ngày, họ hái lượm hoa quả và săn thú để ăn, ban đêm họ ngủ trong các hang động, dưới mái đá hoặc trong những túp lều làm bằng cành cây, lợp lá hoặc cỏ khô.

+ Họ biết ghè đẽo đá làm công cụ, biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ.

+ Cuộc sống như thế này kéo dài hàng triệu năm.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu quá trình chuyển chuyển biến từ vượn thành người

a. (trang 11+12 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 2 để trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu sau:

Quá trình chuyển biến từ vượn thành người trải qua mấy giai đoạn chính? Đó là những giai đoạn nào?

Qua hình 2, em hãy miêu tả những điểm giống nhau và khác nhau giữa vượn cổ, người tối cổ và người tinh khôn.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 3: Xã hội nguyên thủy | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Hướng dẫn trả lời

- Quá trình chuyển biến từ vượn thành người trải qua 2 giai đoạn:

Vượn cổ -> Người tối cổ

Người tối cổ -> Người tinh khôn

- Miêu tả những điểm giống và khác nhau giữa vượn cổ, người tối cổ và người tinh khôn.

+ Giống nhau:

Cơ bản cả 3 đều đứng và đi bằng 2 chân. Lưng bắt đầu thẳng tách khỏi cấu trúc của loài vượn, tay linh hoạt có thể cầm nắm công cụ sản xuất.

+ Khác nhau:

Loài vượn cổ có chiều cao khoảng 1m2. Chúng có thể đứng và đi bằng 2 chân, tay có thể cầm nắm, lưng thẳng hơn so với loài vượn, mất dần cấu trúc của các loài vượn.

Người tối cổ đã đứng thẳng hoàn toàn bằng 2 chân. Đôi tay tự do hơn, linh hoạt đơn để sử dụng công cụ tìm kiếm thức ăn, chiều cao trung bình khoảng 1m5. Tuy trán còn thấp và bợt ra sau, u mày còn nổi cao nhưng hộp sọ lớn hơn so với vượn cổ. Mặc dù chưa hết dấu tích vượn nhưng đã trở thành người.

Người tinh khôn có cấu tạo như người ngày nay cao khoảng 1m7, xương cốt nhỏ hơn người tối cổ. Bàn tay nhỏ, khéo léo, linh hoạt hơn. Hộp sọ và thể tích não phát triển, tran cao, mặt phẳng. Cơ thể gọn và linh hoạt hơn.

b. (Trang 12 KHXH 6 VNEN) Hoàn thành bảng sau vào vở

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 3: Xã hội nguyên thủy | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 3: Xã hội nguyên thủy | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

2. Khám phá đời sống con người thời nguyên thủy

a. (Trang 12+12 KHXH 6 VNEN) Đọc đoạn thông tin dưới đây, kết hợp quan sát các hình để trả lời các câu hỏi sau:

- Tổ chức xã hội của Người tối cổ và Người tinh khôn khác nhau như thế nào ?

- Em hãy nêu nhận xét về tổ chức xã hội thời nguyên thủy.

Trả lời:

- Tổ chức xã hội của Người tối cổ và Người tinh khôn khác nhau:

+ Người tối cổ: Sống theo bầy đàn gồm nhiều người có thể có quan hệ huyết thống với nhau. Được gọi là bầy người nguyên thủy.

+ Người tinh khôn: biết tổ chức thành các Thị tộc thay cho Bầy người. Thị tộc gồm vài chục gia đình, có quan hệ huyết thống với nhau (cùng dòng máu), có sự phân công lao động, có người đứng đầu (là một tộc trưởng)

Ban đầu là chế độ thị tộc và bào tộc sống cạnh nhau trên một vùng đất đai thuận lợi, có họ hàng với nhau vì cùng chung một nguồn gốc tổ tiên, cùng tổ chức các lễ hội cùng giúp nhau trong đời sống. Mỗi bộ lạc có ngôn ngữ chung, có tài sản chung. Đứng đầu bộ lạc là một tù trưởng.

- Nhận xét:

Từ cách sống theo bầy nhỏ phát triển lên sống thành các thị tộc, bộ lạc có người đứng đầu cùng tổ chức và chung sống thể hiện sự thay đổ ngày một tiến bộ trong tổ chức xã hội nguyên thủy, tạo nên tiến bộ hơn của người tinh khôn so với Người tối cổ khiến cho đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn, vui hơn.

b. (Trang 13 KHXH VNEN) Quan sát các hình ảnh, kết hợp với đọc thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

- Người nguyên thủy đã sử dụng những loại công cụ lao động chủ yếu nào?

- Người nguyên thủy đã kiếm sống như thế nào? Qua hình 5, 6 và 7, em hãy miêu tả cảnh sinh hoạt của người nguyên thủy.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 3: Xã hội nguyên thủy | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

- Người nguyên thủy sử dụng những công cụ bằng đá được ghè đẽo thô sơ để làm công cụ lao động như: rìu đá, lưỡi cày đá, phi tên, cung tên…

- Người nguyên thủy kiếm sống bằng cách săn thú, bắt cá, hái và lượm nhặt hoa quả.

+ Người nguyên thủy sống thành từng bầy trên các hang động mái đá. Từ chỗ sử dụng những mảnh đá có sẵn để làm công cụ, Người tối cổ đã lấy những mảnh đá, hòn quậy để ghè một mặt cho sắc, vừa tay cầm để chế tác công cụ. Loại công cụ này dùng để chặt cây thành gậy, làm vũ khí tự vệ, tấn công con thú, kiếm thức ăn.

+ Họ sử dụng lửa để sưởi ấm, săn bắt con mồi, đuổi thú giữ, nấu chin thức ăn.

+ Với những công cụ này con người từ săn bắt hái lượm bước đầu biết đến trồng trọt chăn nuôi.

c. (Trang 14+15 KHXH 6 VNEN) Quan sát các hình 8, 9, 10, 11 để trả lời các câu hỏi sau :

- Qua hình 8 và 9, em hãy nêu sự thay đổi nơi ở của con người nguyên thủy. Theo em, sự thay đổi đó của người nguyên thủy có ý nghĩa như thế nào ?

- Qua hình 10 và 11, em hãy cho biết về trang phục của người nguyên thủy. Nêu nhận xét của em về trang phục của người nguyên thủy.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 3: Xã hội nguyên thủy | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

- Từ việc sống trong hang đá, mái đá người nguyên thủy đã biết dựng lều để ở. Những chiếc lều có thể được dựng bằng cành cây, lá cây, da thú tại các bờ sông, ven biển....

+ Sự thay đổi này có ý nghĩa rất lớn khi mà họ có dự định định cư lâu dài, xây dựng nhà ở… cho thấy được não bộ phát triển. đang phát hơn, người nguyên thủy muốn hoàn thiện cuộc sống của họ, bảo vệ gia đình và cộng đồng.

- Từ việc mất đi bộ lông giữ ấm của loài vượn, thời tiết khắc nghiệt không có đồ giữ ấm cơ thể thì người nguyên thủy đã sử dụng vỏ cây, da thú để che chắn, giữ ấm…

+ Sự thay đổi này cho thấy sự phát triển của não và săn bắt hái lượm đã đạt được trình độ cao.

3. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thủy

(trang 15 KHXH 6 VNEN) Quan sát các hình ảnh, kết hợp đọc toàn bộ thông tin để trả lời các câu hỏi dưới đây:

- Hãy nêu tên các công cụ lao động trong hình 12.

- Việc xuất hiện công cụ lao động bằng kim loại dẫn đến hệ quả như thế nào?

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 3: Xã hội nguyên thủy | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

- Các loại công cụ đó là:

+ Các loại mũi tên với kích thước và đầu nhọn khác nhau.

+ Rìu sắt.

+ Phi tiêu.

+ Lưỡi cày.

+ Mũi giáo.

- Việc xuất hiện các công cụ lao động bằng kim loại dẫn đến hệ quả:

+ Năng suất lao động tăng cao, dư thừa của cải.

+ Xuất hiện sự tư hữu trong sản xuất, sự phân biệt giàu nghèo. Tính bình đẳng tan vỡ.

+ Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ, gia đình thay đổi,

+ Xã hội nguyên thủy tan vỡ nhường chỗ cho xã hội có giai cấp.

4. Khám phá về thời nguyên thủy trên đất nước Việt Nam

(trang 15+16 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin về những dấu tích của người nguyên thủy trên đất nước ta trong bảng (trang 16) và quan sát các hình ảnh để trả lời các câu hỏi dưới đây:

- Qua dấu tích của người nguyên thủy, em có nhận xét gì về địa bàn sinh sống của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam?

- Qua hình 15, em hãy kể tên một số trang sức của người Việt thời nguyên thủy. Những trang sức trên phản ánh điều gì về đời sống tinh thần của con người thời nguyên thủy trên đất nước Việt Nam?

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 3: Xã hội nguyên thủy | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

- Địa bàn sinh sống của người nguyên thủy ở Việt Nam được tìm thấy ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên…

+ Địa bàn sinh sống của người nguyên thủy trải dài từ bắc vào nam.

+ Người nguyên thủy sống chủ yếu ở các vùng núi và ven biển, việc sinh sống này giúp họ dễ dàng kiếm ống bằng việc săn bắt hái lượm.

- Một số loại trang sức đó là:

+ Vòng tay.

+ Khuyên tai.

+ Vòng cổ

Những trang sức này được tạo ra chủ yếu từ đá, sắt và đồng. Đời sống tinh thần của người nguyên thủy ngày càng phong phú, họ không chỉ đáp ứng được đời sống vật chất mà đã quan tâm nhiều đến các yếu tố về tinh thần. Họ nhận thức được cái đẹp, biết tạo ra trang sức để làm đẹp.

C. Hoạt động luyện tập

1. (Trang 17 KHXH 6 VNEN) Dựa vào thông tin dưới đây em hãy viết ra một số điểm tâm đắc nhất sau khi học xong bài này. Vì sao?

Trả lời

Một số điểm là:

- Sự hình thành và tiến hóa từ loài vượn cổ thành người tinh khôn trải qua 2 quá trình.

- Sự phát triển về tổ chức xã hội từ người tối cổ sang người tinh khôn.

- Đời sống của người nguyên thủy và phương thức kiếm sống chủ yếu từ việc săn bắt hái lượm.

- Việc xuất hiện tư hữu dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thủy tạo điều kiện cho sự ra đời của nhà nước có giai cấp.

Qua những điểm trên giúp em có thêm hiểu biết về nguồn gốc hình thành của loài người, Có những kiến thức phong phú về đời sống, xã hội của người nguyên thủy. Hiểu được tại sao xã hội nguyên thủy tan rã.

2. (Trang 18, KHXH 6 VNEN) Dựa vài nội dung của bài học em hãy vẽ sơ đồ theo mẫu vào vở và hoàn thành sơ đồ tiến hóa từ vượn thành người.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 3: Xã hội nguyên thủy | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 3: Xã hội nguyên thủy | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

3. (Trang 18 KHXH 6 VNEN) Hãy xác định trên lược đồ thế giới và ghi vào vở một số địa danh mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu vết của người nguyên thủy.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 3: Xã hội nguyên thủy | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 3: Xã hội nguyên thủy | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu vết của người nguyên thủy ở:

+ Việt Nam (Thanh Hóa, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Nghệ An…)

+ Trung Quốc (Bắc Kinh).

+ Indonexia (Gia-va).

+ Ấn Độ (Ven sông Ấn)

4. (Trang 18+19 KHXH 6 VNEN) Hãy xác định trên lược đồ hành chính Việt Nam và ghi vào vở một số tỉnh mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu vết của người nguyên thủy.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 3: Xã hội nguyên thủy | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 3: Xã hội nguyên thủy | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu vết của người nguyên thủy ở rất nhiều tỉnh trên cả nước, tiêu biểu là: Lạng Sơn, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai, Hòa Bình, Quảng Bình…

5. (trang 20 KHXH 6 VNEN) Hãy xác định các hình ảnh dưới đây theo đúng trình tự chỗ tác công cụ lao động bằng đá của người nguyên thủy.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 3: Xã hội nguyên thủy | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

Thứ tự lần lượt là: E-B-D-A-C.

D. Hoạt động vận dụng - Tìm tòi mở rộng

1. (trang 20 KHXH 6 VNEN) Cùng với sự hỗ trợ của người thân, thầy/cô giáo và bạn bè em hãy tìm hiểu và trả lời câu hỏi: Phương tiện giao tiếp của người nguyên thủy là gì?

Trả lời

Phương tiện giao tiếp của người nguyên thủy là:

+ Hình vẽ.

+ Kí hiệu.

+ Cử chỉ chân tay.

+ Tiếng tặc lưỡi.

2. (trang 20 KHXH 6 VNEN) Em hãy đóng vai một nhà nghiên cứu lịch sử "nhí" giới thiệu cho người thân và bạn bè nội dung sau: đặc điểm về công cụ lao động, cách kiếm sống, nhà ở và trang phục của con người nguyên thủy

Trả lời:

- Người tối cổ:

+ Từ chỗ sử dụng những mảnh đá có sẵn để làm công cụ, Người tối cổ đã biết lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm. Như thế, họ đã bắt đầu biết chế tác công cụ. Công cụ thô kệch này được gọi là rìu đá cũ. Với những chiếc rìu đá đó, người ta chặt cây làm gậy hoặc dùng trực tiếp để làm vũ khí tự vệ, tấn công các con thú để kiếm thức ăn.

+ Từ chỗ giữ lửa, lấy trong tự nhiên năm này qua năm khác để sưởi ấm, đuổi dã thú, nướng chin thức ăn, con người đã biết ghè hai mảnh đá với nhau để lấy lửa. Đây là một phát minh lớn nhờ nó con người có thể sử dụng một thứ năng lượng quan trọng bậc nhất, cải thiện căn bản đời sống của mình.

+ Người tối cổ sống chủ yếu trong các hang động, mái đá. Sử dụng vỏ cây để che chắn, giữ ấm.

- Người tinh khôn

+ Biết ghè hai rìa của một mảnh đá làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn, dùng làm rìu, dao, nạo. Lấy xương cá, cành cây đem mài hoặc đẽo gọt để làm lao, biết chế tạo cung tên. Với cung tên con người có thể săn bắn có hiệu quả và an toàn.

+ Thức ăn đã tăng lên đáng kể, nhất là thức ăn động vật.

+ Người ta cũng có thể rời hang động ra dựng lều, định cư ở những điểm thuận tiện hơn.

+ Biết đan lưới đánh cá bằng sợ vỏ cây và làm chì lưới bằng đất nung, biết làm đồ gốm để đựng và đun nấu.

3. (Trang 20 KHXH 6 VNEN) Hãy viết một lá thư cho người thân và kể cho người đó giờ học lịch sử của em về người nguyên thủy.

Trả lời

Hà Nội ngày tháng năm

Mai thân mến!

Đã lâu chúng mình chưa liên lạc kể từ ngày cậu chuyển trường. Cậu và gia đình có khỏe không? Việc học tập của cậu tốt không? Chúng mình nhớ cậu rất là nhiều. Chúng mình thì vẫn khỏe và cố gắng trong việc học tập. Cậu có nhớ trước đây, chúng ta vẫn hay tự tò mò về câu chuyện loài người đã tìm và sử dụng lửa như thế nào. Qua các bài học trên lớp, thì ra đây là vấn đề các nhà nghiên cứu vẫn miệt mài đi tìm câu trả lời, nhưng cũng có giả thuyết cho rằng, loài người chúng ta tìm ra lửa nhờ vào những hiện tượng tự nhiên như những vụ cháy rừng, những lần núi lửa phun trào, sét đánh hoặc khi con người sử dụng công cụ đá, chúng va vào nhau và vô tình tạo ra lửa. Qua việc tìm ra lửa như vậy, con người bắt đầu nhận ra công dụng của lửa như có thể sưởi ấm, giúp làm chín thức ăn, làm cho thức ăn ngon hơn khi con người ăn thịt động vật từ sau những vụ cháy rừng hoặc đơn giản là lửa có thể làm động vật, thú dữ trong rừng hoảng sợ và bỏ chạy, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những đống tro có niên đại cách nay từ 200.000 đến 600.000 năm. Con người từ thời sơ khai đã biết giữ lửa và tạo ra lửa, chúng ta tìm thấy nhiều viên đá lửa trong các di chỉ khảo cổ về người nguyên thủy. Nhờ có lửa, con người đã có nguồn năng lượng cực kỳ quan trọng trong quá trình sinh sống, phát triển và tiến hóa của mình. Tại Việt Nam, nhiều di chỉ thuộc các nền văn hóa cổ nguyên thủy cũng phát hiện những đống tro bếp, viên đá lửa, điều này chứng tỏ một điều cư dân cổ trên đất nước Việt Nam cũng đã tìm ra và tạo ra lửa từ rất sớm.

Lửa thật sự ra nguồn năng lượng quan trọng đối với người nguyên thủy, quá trình phát hiện, sử dụng và tạo ra lửa của con người thật sự là thú vị phải không cậu? Thôi mình xin phép dừng bút nha. Chúc cậu và gia đình mạnh khỏe.

4. (Trang 20 KHXH 6 VNEN) Hãy sưu tầm những câu chuyện dân gian nói về nguồn gốc loài người của một dân tộc trên thế giới và của cả Việt Nam.

Trả lời

Huyền sử Hy Lạp: Thần Prô-mê-tê sáng tạo ra con người

Theo huyền sử Hy Lạp, trên đỉnh Olympia thủa ấy, khi trái đất còn đang trong cảnh hỗn mang tăm tối. Anh em Prô-mê-tê (Prometheus) và Ê-pi-mê-tê (Epimetheus) được Thần Dớt (Zeus) đã giao cho họ nhiệm vụ cai quản trái đất, sáng tạo ra con người.

Hai Anh em Prô-mê-tê đã lấy đất sét trộn với nước nặn thành hình muôn loài. Trong khi người em đã nặn ra không biết bao nhiêu loài sinh vật, thì người anh Prô-mê-tê vẫn chưa hài lòng với tác phẩm đầu tiên của mình.

Ông muốn tạo ra một sinh vật phi thường có khả năng nắm giữ trái đất. Sau mười hai ngày đêm, Prô-mê-tê cuối cùng cũng hoàn thành tác phẩm. Prô-mê-tê đã tạo ra Đàn ông theo hình dáng các vị Thần và nghĩ “Ta sẽ cho sinh vật này một tài năng để vượt qua muôn loài”.

Ông vậy đã ban cho con người một số đặc tính của Thần để giúp con người vĩnh viễn phân khai với động vật. Vì muốn trao một đặc quyền gì đó cho con người, Prô-mê-tê bèn trộm lấy lửa của thần Dớt đem xuống trần gian trao cho những sinh linh yêu quí. Lửa thắp sáng và sửa ấm. Nhờ đó mà con người ngày càng phát triển.

Thần Dớt sau đó lệnh cho các vị thần tạo ra Pan-do-ra, người phụ nữ đầu tiên với hình dáng phụ nữ yểu điệu. A-the-na (Athena) – vị thần của nghề thủ công mỹ nghệ, trí tuệ, rất thích tác phẩm của anh mình, nên đã ban cho Pan-do-ra sự sống, sự khéo tay. Còn dạy nàng Pan-do-ra biết dệt vải, may vá… cùng nhiều kỹ năng khác. Thần A-phro-di-te (Aphrodite), nữ thần của sắc đẹp và tình yêu tạo cho nàng Pan-do-ra dung nhan xinh đẹp. Mỗi vị Thần góp một chút để tạo ra đặc tính của Pan-do-ra.

Vậy là hai tạo vật của Thần, người nam và người nữ, đã được hình thành, từ đó sinh sôi nảy nở và phát triển tri thức, dần dần hình thành nên xã hội loài người.

TRUYỆN “QUẢ BẦU MẸ”

Xưa có hai anh em, một trai một gái, nhà nghèo, mồ côi cha mẹ. Một hôm nọ vào rừng kiếm ăn, gặp một con Dúi, bèn đuổi bắt. Dúi chui vào hang. Hai anh em đào bắt được. Dúi xin tha và nói sở dĩ phải chui vào hang sâu vì trời sắp sập, sẽ có mưa ngập tất cả. Dúi khuyên hai anh em lấy một khúc gỗ to đẽo rỗng, chuẩn bị thức ăn đầy đủ bảy ngày bảy đêm rồi chui vào trong đó.

Miệng khúc gỗ được bịt sáp ong như bưng thành mặt trống. khi hết hạn, hai anh em lấy lông Dím chọc thủng sáp ong, nếu thấy không có nước rỉ vào thì phá mặt trống mà ra. Hai anh em tha cho Dúi và làm theo lời Dúi bảo.

Mưa lớn, nước ngập mênh mông. Đúng hạn, hai anh em chui ra, trống mắc trên cây Nhót, vì thế cây Nhót không bao giờ thẳng. Hai người leo xuống, tặng nhau nắp trầu làm tin rồi chia tay nhau đi tìm đồng bào. Hai người đi hai ngã nhưng lại gặp nhau, vì những người khác đã chết hết. Và họ cứ đi tìm như thế nhiều lần mà vẫn thất vọng vì mọi người khác đã chết hết. Lần cuối cùng, chim Tgoóc khuyên hai anh em nên lấy nhau để có con nối dõi, loài người được sinh sôi nảy nở.

Ít lâu sau, người em có mang, chửa được bảy năm, bảy tháng, bảy ngày thì sinh ra một quả bầu. Người chồng muốn đập vỡ ra, người vợ tiếc đem gác lên gác bếp. Một lần đi làm nương về, hai người cứ thấy tiếng cười đùa trong nhà, nhưng đến khi vào nhà lại thấy im bặt. Lấy làm lạ, người chồng leo lên gác bếp ghé tai vào quả bầu, nghe có tiếng ầm ĩ, mang xuống định lấy dao chặt. Sợ như vậy chạm vào con, người vợ bảo lấy que đốt nhọn đầu và dùi lỗ. Bỗng có người Xá chui ra trước. Người chồng mừng quá, khoét lỗ rộng thêm, thì người Thái, người Lào, người Lự lại ra theo. Người vợ sốt ruột lấy củi phang vỡ quả bầu. Người Kinh, người Hán ra nốt, người Xá dính nọ nên đen, người Kinh người Hán ra sau nên trắng.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 6 chương trình VNEN hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 6 VNEN được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dân học Khoa học xã hội lớp 6 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên