Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 17: Khí áp và các loại gió

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 17: Khí áp và các loại gió

A. Hoạt động khởi động

(Trang 106 KHXH 6 VNEN) Quan sát các ảnh trong hình 1 và hiểu biết của bản thân, hay hoàn thành sơ đồ dưới đây:

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 17: Khí áp và các loại gió | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 17: Khí áp và các loại gió | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu khí áp và các đai khí hậu trên Trái đất

(Trang 106 KHXH 6 VNEN) Đọc hội thoại, quan sát hình 2 ( sách vnen khoa học xã hội 6 trang 107), hãy cho biết:

- Khí áp là gì, tại sao có khí áp?

- Trên trái đất có mấy đai khí áp. Nêu sự phân bố của các đai khí áp từ Xích đạo về hai cực

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 17: Khí áp và các loại gió | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

- Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. Có khí áp vì không khí có trọng lượng. Trọng lượng của không khí tuy nhẹ (1 lít không khí trung bình nặng 1,3g) nhưng do khí quyển có chiều dày trên 60 000 km nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất.

- Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành 2 đai khí áp đó là đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về 2 cực. Cụ thể phân bố của các đai khí áp từ Xích đạo về hai cực

+ Các đai khí áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ 0°, 60°B và 60°N.

+ Các đai khí áp cao (C) nằm ở những vĩ độ 30°B, 30°N, 90°B và 90°N.

2. Tìm hiểu gió và các hoàn lưu khí quyển

(Trang 107 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin, quan sát hình 2 và 3 hãy:

- Kể tên các loại gió thổi thường xuyên trên bề mặt trái đất

- Cho biết phạm vi hoạt động (từ vĩ đỗ nào đến vĩ độ nào) hướng chuyển động của các loại gió trên ở hai nửa cầu và giải thích vì sao chúng lại hoạt động trong phạm vi đó.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 17: Khí áp và các loại gió | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất đó là gió Tín phong, gió Tây ôn đới và gió Đông cực.

Phạm vi hoạt động của các loại gió:

- Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo. loại gió này phân bố ở khoảng 30° - 60° ở hai bán cầu Bắc và Nam.

- Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp. Loại gió này phân bố ở hai chí tuyến (30° - 0) về xích đạo.

- Gió Đông Cực : Phạm vi : Thổi từ khoảng các vĩ độ 900 Bắc và Nam (cực Bắc và cực Nam) về khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam (Các đai áp thấp ôn đới).

Do sự tự quay của Trái Đất, các gió Tín phong và gió Tây không thổi theo phương kinh tuyến mà bị lệnh về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu Nam theo hướng chuyển động.

C. Hoạt động luyện tập

(Trang 108 KHXH 6 VNEN) Vẽ vào vở một hình tròn. Trên hình tròn đó thực hiện các yêu cầu sau:

- Xác định các vĩ độ 0', 30', 60',90'

- Vẽ các đai khí áp

- Xác định phạm vi hoạt động của các loại gió: Tín phong Tây ôn đới, Đông cực. Dùng kí hiệu mũi tên biểu hiện hướng chuyển động của các loại gió đó.

Trả lời:

D-E. Hoạt động vận dụng - Tìm tòi mở rộng

(Trang 108 KHXH 6 VNEN)

1. Bằng kiến thức đã học kết hợp trao đổi với người thân, hãy cho biết nước ta nằm trong phạm vi hoạt động của các loại gió nào? VÌ sao?

Trả lời:

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm.

Bên cạnh đó, khí hậu nước ta còn chịu ảnh hưởng mạnh của các khối khí hoạt động theo mùa với 2 mùa gió: gió mùa đông và gió mùa hạ.

- Gió mùa đông: hoạt động từ tháng 11 năm này đến tháng 4 năm sau, do di chuyển theo hướng đông bắc vào nước ta nên gọi là gió mùa Đông Bắc, gây ảnh hưởng toàn miền Bắc, Bắc Trung Bộ cho đến dãy Bạch Mã. Đầu mùa đông, gió đi qua Trung Quốc vào nước ta, gây hiện tượng lạnh khô. Giữa và cuối mùa đông, gió đi qua vịnh Bắc Bộ mang hơi ẩm vào gây hiện tượng lạnh ẩm mưa phùn.

- Gió mùa hạ: hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10 với hai luồng gió theo hướng Tây Nam thổi vào nước ta, gây mưa lớn ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi qua dãy Trường Sơn, hơi nước được giữ lại ở bên phía sườn Tây gây mưa lớn, làm cho gió có tình trạng khô nóng khi thổi sang sườn Đông nơi có đồng bằng ven biển, gây nên hiện tượng gió Phơn (gió Lào). Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh. Vượt qua vùng biển xích đạo, mang tính nóng ẩm gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên, kết hợp dải hội tụ nhiệt đớt gây mưa cho cả nước ta. Do ảnh hưởng của áp thấp Bắc bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào miền Bắc tạo nên gió mùa Đông Nam trong mùa hạ.

2. Hãy tìm hiểu thêm thông tin về một trong những loại gió mà em đã học trong bài

Trả lời:

Gió Tín phong:

- Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm cao áp trên biển Thái Bình Dương thổi về Xích đạo.

- Hướng gió: Đông Bắc.

- Thời gian hoạt động: quanh năm

- Phạm vi hoạt động: từ vĩ tuyến 60oB trở vào.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 6 chương trình VNEN hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 6 VNEN được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dân học Khoa học xã hội lớp 6 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên