Khoa học xã hội 6 VNEN Bài: 5 Văn hóa cổ đại
Khoa học xã hội 6 VNEN Bài: 5 Văn hóa cổ đại
A. Hoạt động khởi động
(Trang 28 KHXH 6 VNEN) Cách đây hàng nghìn năm, cư dân thời cổ đại đã sáng tạo ra những thành tựu văn hóa rực rỡ. Các em có biết:
- Cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây viết chữ như thế nào không?
- Các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới nào được xây dựng từ thời cổ đại? Nêu những hiểu biết của em về các công trình kiến trúc đó.
Trả lời
- Sự ra đời của chữ viết:
+ Phương Đông: Cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết vào khoảng thiên niên kỉ thứ 4 TCN tại Ai Cập và Lưỡng Hà do nhu cầu muốn truyền đạt mong muốn.
Chữ viết là những hình vẽ, những gì muốn truyền đạt, sau đó sáng tạo thêm kí tự trừu tượng gọi là “chữ tượng hình”.
+ Phương Tây: là những kí hiệu đơn giản được ghép với nhau linh hoạt thành từ thể hiện ý nghĩa của con người, được gọi là “Hệ chữ cái Rô-ma” tức là hệ A, B, C…
- Các công trình kiến trúc nổi tiếng:
+ Phương Đông: Kim tự tháp Ai Cập, khu đền tháp ở Ấn Độ, thành ba-bi-lon cổ ở Lưỡng Hà…
+ Phương Tây: Đấu trường Rô-ma (Rô-ma), Đền Pác-tê-nông (Hi Lạp)…
* Hiểu biết về các công trình tiêu biểu:
Kim Tự Tháp
Kim Tự Tháp chỉ chung những công trình đồ sộ trên thế giới được xây dựng từ thời cổ đại theo dạng đáy vuông, đỉnh chóp và 4 cạnh là hình tam giác. Trên thế giới có nhiều quốc gia, nhiều nền văn minh cổ đại xây dựng công trình Kim Tự Tháp, trong đó nổi tiếng nhất là các Kim Tự Tháp của văn minh Ai Cập.
Những Kim Tự Tháp này là nơi an nghỉ của các Pha-ra-ông, bảo vệ Pa-ra-ông sau khi chết. Trước đó, ở Ai Cập, những người giàu có cũng có thể xây dựng Kim Tự Tháp dạng nhỏ cho mình, sau này, nó chủ yếu chỉ được xây dựng bởi Pha-ra-ông. Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ nhiều của cải, vàng bạc cùng những nét văn hóa đặc sắc hay những câu chuyện kỳ bí, lời nguyền muôn thuở của người Ai Cập. Kim Tự Tháp chính là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại.
Vườn treo Ba-bi-lon
Vườn treo Ba-bi-lon là một công trình cổ đại của quốc gia Ba-bi-lon, một trong những quốc gia cổ thuộc nền văn minh Lưỡng Hà. Đây là công trình đồ sộ, theo mô tả là một khu vườn được xây dựng thành các tầng thang từ thấp lên cao, mỗi tầng gồm nhiều loại thảm thực vật, động vật đa dạng .khu vực Địa Trung Hải và Tiểu Á
Có hai giả thuyết về người xây dựng khu vườn này, giả thuyết đầu nghiêng về chủ nhân của khu vườn là vị vua Nebuchadnezzar II của Tân ba-bi-lon dành cho vợ của ông, một người gốc Medes để bà vơi nỗi nhớ quê. Giả thuyết thứ hai là do vua Sennacherib người Assyria xây dựng.
Vườn treo Ba-bi-lon được mô tả nổi bật với kỹ thuật xây dựng đỉnh cao, khả năng dẫn nước, bơm nước nhằm duy trì một lượng thực vật và cung cấp cho động vật trong vườn treo một các hợp lý và khoa học. Đến nay, công trình này vẫn là một bí ẩn lớn của nhân loại.
Đấu trường Roma
Đấu trường La Mã được xây dựng trong thành phố Roma của Ý, công trình này được xây dựng vào những năm 70-80 sau Công nguyên dưới thời hoàng đế Vespasian. Là một công trình đồ sộ trên một nền đất bằng, xây theo hình vòm cung, có sân đấu thấp ở giữa và các tầng khán đài vòm tròn xung quanh, chất liệu xây dựng bởi đá, sắt và vữa.
Nơi đây được sử dụng làm đấu trường chiến đấu của nô lệ với những cuộc chiến một mất một còn. Các cuộc chiến xảy ra chủ yếu là giữa những người đàn ông, đôi khi là cả nô lệ nữ. Bên cạnh đó, những chủ nô người La Mã còn tổ chức cuộc chiến giữa những nô lệ nam với những loài vật nguy hiểm như sư tử, bò tót. Từ thời trung cổ trở đi, đấu trường Roma không còn được sử dụng phục vụ những trận đấu mà được sử dụng vào những mục đích khác, và nó tồn tại đến ngày nay như một biểu tượng của đế chế La Mã.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về cách tính lịch và quan sát thiên văn của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây
(Trang 28 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin để trả lời câu hỏi dưới đây:
- Cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây đã có những hiểu biết ban đầu về thiên văn như thế nào?
- Cư dân cổ đai phương Đông và phương Tây đã tính lịch như thế nào?
Trả lời
- Những hiểu biết ban đầu về thiên văn:
+ Nhu cầu của canh tác nông nghiệp đúng thời vụ, người nông dân luôn phải quan sát trời, đất. Nhờ đó biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Họ vẽ được hình các thiên thể, biết được 12 cung hoàng đạo, biết được các hành tinh như: Sao thủy, sao Kim, sao Mộc, sao Hỏa, sao Thổ.
- Cách tính lịch của cư dân:
+ Phương Đông: Lịch dựa trên kết quả của quan sát sông Nin, mặt trăng. Có quy luật:
1 năm có 365 ngày 12 tháng, mỗi tháng có từ 29 ngày đến 30 ngày. (Đây là âm lịch)
+ Phương Tây: Dựa vào sự di chuyển của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Có quy luật:
1 năm có 365 ngày, 6 giờ. Chia thành 12 tháng lần lượt các tháng là 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. Đây là Dương lịch.
2. Khám phá thành tựu chữ viết của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây
(Trang 29 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin, kết hợp với quan sát các hình 1 và 2 để trả lời các câu hỏi dưới đây:
- Cư dân phương Đông và phương Tây cổ đại viết chữ như thế nào? Người phương Đông thường viết chữ trên chất liệu gì?
- Hãy so sánh chữ viết của người phương Đông và phương Tây cổ đại.
Trả lời
Cư dân phương Đông cổ đại viết chữ tượng hình (mô phỏng lại vật thể để nó lên ý nghĩa).
+ Cư dân phương Tây sáng tạo ra hệ chữ cái Rô-ma là những chữ a, b, c…
- Người phương Đông thường viết chữ trên giấy hoặc khắc trên đá, trên các phiến đất sét ướt, trên mai rùa, thẻ tre.
- So sánh chữ viết của người phương Đông với phương Tây cổ đại:
Người phương Đông sử dụng chữ tượng hình để mô phỏng lại vật thể và điều muốn nói. Chữ nhiều nét, nhiều hình và kí tự. Khả năng phổ biến bị hạn chế vì không phải tất cả mọi người đều hiểu như nhau.
Người phương Tây sáng tạo ra loại chữ viết gồm các kí hiệu đơn giản và ghép chữ linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩ của con người.
+ Như vậy có thể thấy chữ viết của người phương Tây đã sáng tạo hơn và có quy luật nhất định, Trở thành một hệ chữ cái sau này được sử dụng rộng rãi. Các chữ cái Rô-ma có kết cấu với các các chữ gần giống với ngày nay.
3. Tìm hiểu những hiểu biết về khoa học của cư dân phương Đông và phương Tây
(Trang 29 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin kết hợp với quan sát các hình 3, 4 để trả lời các câu hỏi sau:
- Cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây đã đạt những thành tựu gì về khoa học?
- Kể tên một số nhà khoa học và phát minh từ thời cổ đại mà em biết?
Trả lời
- Những thành tựu khoa học là:
Phương Đông:
+ Người Ai Cập cổ nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi về hình học, tìm được số Pi bằng 3,16.
+ Người Lưỡng Hà giỏi về số học.
+ Người Ấn Độ sáng tạo ra các chữ số đang dùng ngày nay, tìm ra số 0.
+ Các ngành y học, sử học cũng phát triển.
Phương Tây: Có nhiều phát minh khoa học trên nhiều lĩnh vực:
+ Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,… lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
+ Khoa học đến thời Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, định đề, tiên đề.
+ Tính được lịch một năm có 365 ngày và 1/4. Trái đất hình cầu, 1 năm lần lượt có 31, 30 ngày, tháng 2 có 28 ngày( lịch dương lịch)
- Một số nhà khoa học và phát minh tiêu biểu thời cổ đại:
Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.
+ Toán học: Pi-to-go, Ta-lét, Ơ-cơ-lít.
+ Vật lí: Ác-si-mét.
+ Y học: Hi-pô-crát.
+ Triết học: Pla-tôn, A-ri-xtốt.
+ Sử học: Hê-rô-dốt, Tuy-xi-đít.
4. Tìm hiểu những thành tựu văn học, nghệ thuật của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây
(Trang 30 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh để thực hiện các yêu cầu sau:
- Miêu tả trong những công trình kiến trúc, điêu khắc dưới đây mà em thích nhất.
- Kể tên một số công trình kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng của các quốc gia cổ đại phương Đông, phương Tây và nêu nhận xét của em về các công trình kiến trúc đó.
Trả lời
- Miêu tả công trình kiến trúc, điêu khắc thích nhất:
Vạn lý trường thành
Trường thành được xây dựng trên địa hình phức tạp, khi thì leo lên đỉnh núi, khi thì bò xuống khe sâu, khi thì khuất trong bãi cát. Tường thành khá cao, mặt trên và chân thành đều rộng. Trên mặt thành nhô lên những bậc rang cưa và chòi canh lỗ châu mai. Từng quảng một không xa lắm có bậc thang lên xuống, có cửa thông lên mặt thành. Cứ cách một đoạn lại có một tháp canh, ụ lửa để đốt lên báo hiệu khi giặc đến. Tháp canh cao hẳn lên trên trường thành, có thể là 2 tầng hay 3 tầng hình vuông, xây bằng gạch trổ cửa nhìn. Tại cửa ải có bố trí nhiều công sự, pháo đài, hào chiến đấu và nhiều vòng thành bảo vệ. Vạn lý trường thành là một trong những thành trì dài nhất, thể hiện ý nghĩa phòng thủ quân sự lớn trong lịch sử. Thể hiện sự sáng tạo, kì diệu và tinh thần lao động bền bỉ của dân tộc Trung Hoa.
Kim Tự Tháp
Kim Tự Tháp chỉ chung những công trình đồ sộ trên thế giới được xây dựng từ thời cổ đại theo dạng đáy vuông, đỉnh chóp và 4 cạnh là hình tam giác. Trên thế giới có nhiều quốc gia, nhiều nền văn minh cổ đại xây dựng công trình Kim Tự Tháp, trong đó nổi tiếng nhất là các Kim Tự Tháp của văn minh Ai Cập.
Những Kim Tự Tháp này là nơi an nghỉ của các Pha-ra-ông, bảo vệ Pa-ra-ông sau khi chết. Trước đó, ở Ai Cập, những người giàu có cũng có thể xây dựng Kim Tự Tháp dạng nhỏ cho mình, sau này, nó chủ yếu chỉ được xây dựng bởi Pha-ra-ông. Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ nhiều của cải, vàng bạc cùng những nét văn hóa đặc sắc hay những câu chuyện kỳ bí, lời nguyền muôn thuở của người Ai Cập. Kim Tự Tháp chính là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại.
Vườn treo Ba-bi-lon
Vườn treo Ba-bi-lon là một công trình cổ đại của quốc gia Ba-bi-lon, một trong những quốc gia cổ thuộc nền văn minh Lưỡng Hà. Đây là công trình đồ sộ, theo mô tả là một khu vườn được xây dựng thành các tầng thang từ thấp lên cao, mỗi tầng gồm nhiều loại thảm thực vật, động vật đa dạng .khu vực Địa Trung Hải và Tiểu Á
Có hai giả thuyết về người xây dựng khu vườn này, giả thuyết đầu nghiêng về chủ nhân của khu vườn là vị vua Nebuchadnezzar II của Tân ba-bi-lon dành cho vợ của ông, một người gốc Medes để bà vơi nỗi nhớ quê. Giả thuyết thứ hai là do vua Sennacherib người Assyria xây dựng.
Vườn treo Ba-bi-lon được mô tả nổi bật với kỹ thuật xây dựng đỉnh cao, khả năng dẫn nước, bơm nước nhằm duy trì một lượng thực vật và cung cấp cho động vật trong vườn treo một các hợp lý và khoa học. Đến nay, công trình này vẫn là một bí ẩn lớn của nhân loại.
- Các công trình kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng thời cổ đại là:
+ Phương Đông: Kim tự tháp Ai Cập, thành cổ Ba-bo-lon ở Lưỡng Hà, Chùa hàng A-gian-ta ở Ấn Độ, Vạn lý trường thành ở Trung Quốc….
+ Phương Tây: Đền thờ Pác-tê-nông ở Hi Lạp, Đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng thần vệ nũ ở Mi-lô, tượng lực sĩ ném đĩa…
+ Nhận xét:
Những công trình vĩ đại trường tồn đến tận ngày nay chính là một minh chứng lịch sử, là sự kết tinh của những nỗi đau khổ khủng khiếp, sự hi sinh của rất nhiều người lao động, là cái đẹp, vẻ đẹp nghệ thuật được con người cảm nhận và khắc họa qua từng tác phẩm nghệ thuật để lại cho thế hệ sau những tác phẩm vô giá, trường tồn với thời gian đánh dấu mộc lịch sử, sự phát triển huy hoàng của cha ông.
C. Hoạt động luyện tập
1. (Trang 32 KHXH 6 VNEN) Hãy điền vào chỗ trống (...) để hoàn thiện phiếu học tập sau:
Trả lời
2. (Trang 32 KHXH 6 VNEN) Dựa vào nội dung bài học, lập bảng (theo yêu cầu sau) vào vở và điền nội dung thích hợp:
Trả lời
3. (Trang 32 KHXH 6 VNEN) Hoàn thành phiếu học tập
Trả lời
4. (Trang 32 KHXH 6 VNEN) Thảo luận và trả lời câu hỏi sau:
- Đặc điểm kiến trúc của người phương Đông khác gì với người phương Tây
- Những thành tựu văn hóa cổ đại nào còn tồn tại đến ngày nay? Theo em thành tựu nào có ý nghĩa quan trong nhất? Vì sao?
Trả lời
- Sự khác nhau về kiến trúc của người phương Đông với phương Tây đó là:
+ Phương Đông: các công trình thiên về hình chóp nhọn, nón.
+ Phương Tây: Các công trình về hình chữ nhật, hình vòm nhiều hơn.
- Những thành tựu văn hóa cổ đại còn tồn tại đến nay là:
+ Lịch: âm lịch và dương lịch.
+ Chữ viết: hệ chữ cái a, b, c, chữ số La Mã I, II, III, ...
+ Một số thành tựu khoa học cơ bản như phép đếm đến 10, số pi, các định luật Py-ta-go, định luật Ta-lét, ...
+ Những công trình kiến trúc, điêu khắc: kim tự tháp, đền Pác-tê-nông,... là những kiệt tác có giá trị thu hút đông đảo khách du lịch.
=> Các thành tựu đều có ý nghĩa quan trọng vì chúng đóng góp vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại trên nhiều phương diện, lĩnh vực khác nhau. Thành tựu có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người là chữ viết bởi vì chữ viết là biểu hiện của thành tựu văn minh. Nhờ có chữ viết mà thành tựu văn hóa của loài người được bảo tồn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế khác.
D-E. Hoạt động vận dụng - Tìm tòi mở rộng
1. (Trang 33 KHXH 6 VNEN) Trả lời các câu hỏi sau:
- Kể tên 7 kì quan thế giới thời cổ đại. Kì quan nào còn tồn tại đến nay?
- UNESCO công nhận ở Việt Nam hiện nay có bao nhiêu di sản văn hóa nhân loại? Đó là những di sản nào?
Trả lời
- 7 kì quan thế giới là:
+Tượng thần Dớt
+ Lăng mộ Ha-li-các-dớt
+ Ngọn hải đăng A-lếch-xan-đri
+ Tượng khổng lồ trên đảo Rô-dơ (tượng thần mặt trời Hê-li-ốt)
+ Kim tự tháp Ai Cập
+ Đền Ac-tê-mi (Hy Lạp)
+ Vườn treo Ba-bi-lon (Lưỡng Hà)
Trong 7 kì quan, Kim tự tháp Ai Cập là kì quan duy nhất còn tồn tại đến ngày nay.
- Hiện nay có 15 di sản được UNESCO công nhận ở Việt Nam, bao gồm:
+ Quần thể di tích Cố đô Huế
+ Phố cổ Hội An
+ Thánh địa Mỹ Sơn
+ Hoàng thành Thăng Long
+ Thành Nhà Hồ
+ Nhã nhạc cung đình Huế
+ Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
+ Dân ca Quan họ
+Ca trù
+ Hội Gióng
+Hát xoan Phú Thọ
+ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
+ Đờn ca tài tử
+ Ví giặm Nghệ Tĩnh
+ Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình
2. (Trang 33 KHXH 6 VNEN) Tìm hình ảnh và tư liệu về các công trình kiến trúc: Kim tự tháp ở Ai Cập, Vườn treo Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà, Đền thờ Pác-tê-nông ở Hi Lạp, Đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma.
Trả lời
- Một số hình ảnh về:
+ Kim tự tháp Ai Cập
- Các tư liệu về các công trình kiến trúc:
+ Kim tự tháp Ai Cập, Vườn treo Ba-bi-lon, Đấu trường Cô-li-dê (Rô-ma) xem tại phần A. Hoạt động khởi động.
+ Đền thờ Pác-tê-nông:
Ngôi đền là tên gọi của các lễ hội thờ nữ thần Athena được tổ chức tại thành Athen do Erechtheus sáng tạo ra. Công trình này cũng được đánh giá là một trong những tòa nhà tốt nhất mọi thời đại bởi một số lượng lớn các kiến trúc sư trên toàn cầu, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm. Phidias, nhà điêu khắc nổi tiếng nhất thời cổ đại, là người thiết kế công trình này, trong khi đó hai trong số các kiến trúc sư có tầm ảnh hưởng lớn nhất, Ictinus và Callicrates, là người trực tiếp giám sát quá trình thi công.
Công trình biểu tượng này là một đền thờ theo kiểu kiến trúc Doric, có 8 cột ở phía mặt tiền, với 4 mặt tạo thành hình chữ nhật, mỗi mặt đều có một hàng cột, với một vài đặc điểm của kiến trúc Ionic, bao xung quanh bởi các dãy gồm 8 cột theo chiều ngang và 17 cột theo chiều dọc (4 cột ở góc được đếm hai lần).
Đền là công trình kiến trúc trung tâm và quan trọng nhất trong quần thể Acropolis. Công trình này đại diện cho bộ mặt thành phố, vai trò của thành Athen đối với các thành bang khác. Thể hiện sự hùng mạnh của Hy lạp. Đặc biệt ngôi đền Parthenon này là mộ trong những cái nôi văn minh của loài người. Đặc điểm nổi bật nhất là nét kiến trúc độc đáo cùng tư duy Nghệ thuật đặc sắc. Toàn bộ ngôi đền được thiết kế theo phong cách Doris đặc trưng với kết cấu đơn giản, tinh tế.
Đặc biệt tượng thần Athena được chế tác từ vàng và ngà voi được đặt bên trong khám thần khu nội điện. Đây là tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ đến từ đôi bàn tay tài hoa của nhà điêu khắc vĩ đại Phidias.
3. (Trang 33 KHXH 6 VNEN) Để tìm hiểu sâu sắc hơn về những thành tựu văn hóa cổ đại, em tìm đọc một số cuốn sách và trang web sau:
- Almanach, Những nền văn minh thế giới, NXB Văn hóa – thông tin, 2013.
- Nguyễn văn Khỏa (Chủ biên), Thần thoại Hi Lạp, NXB Thời đại.
- Lê Huy Hòa (Chủ biên), Bách khoa tri thức phổ thông, NXB lao đông, Hà Nội, 2007.
- http://www.bachkhoatrithuc.vn. - http://khoahoc.com.vnTrả lời
Các bạn có thể đọc sách pdf tại một số link sau:
- Những nền văn minh thế giới:
https://drive.google.com/file/d/1PJzak_hZFS-1O5X5q5pP9RftUjsCoxmX/view- Bách khoa tri thức phổ thông:
http://tve-4u.org/threads/bach-khoa-tri-thuc-pho-thong-le-huy-hoa.17586/- Thần thoại Hi Lạp:
https://webtruyen.com/than-thoai-hy-lap/Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 6 chương trình VNEN hay khác:
- Phiếu ôn tập 1
- Bài 6: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
- Bài 7: Cham - pa và phù nam
- Phiếu ôn tập 2
- Bài 11: Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lý
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 6 VNEN được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dân học Khoa học xã hội lớp 6 chương trình mới VNEN.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều