(KHBD) Giáo án Địa Lí 7 Bài 12 (mới, chuẩn nhất)
Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 7 Bài 12 đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Mời các bạn đón đọc:
(KHBD) Giáo án Địa Lí 7 Bài 12 (mới, chuẩn nhất)
Xem thử Giáo án Địa 7 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Địa 7 KNTT Xem thử Giáo án Địa 7 CTST Xem thử Giáo án điện tử Địa 7 CTST Xem thử Giáo án Địa 7 CD Xem thử Giáo án điện tử Địa 7 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
(Kết nối tri thức) Giáo án Địa Lí 7 Bài 12: Thực hành: Tìm hiểu khái quát Cộng hòa Nam Phi
(Kết nối tri thức) Giáo án điện tử Địa Lí 7 Bài 12: Thực hành: Tìm hiểu khái quát Cộng hòa Nam Phi
(Chân trời sáng tạo) Giáo án Địa Lí 7 Bài 12: Thực hành sưu tầm tư liệu về Cộng hoà Nam Phi
(Chân trời sáng tạo) Giáo án điện tử Địa Lí 7 Bài 12: Thực hành sưu tầm tư liệu về Cộng hoà Nam Phi
(Cánh diều) Giáo án Địa Lí 7 Bài 12: Thực hành: Tìm hiểu khái quát về cộng hòa Nam Phi
(Cánh diều) Giáo án điện tử Địa Lí 7 Bài 12: Thực hành: Tìm hiểu khái quát về cộng hòa Nam Phi
Xem thử Giáo án Địa 7 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Địa 7 KNTT Xem thử Giáo án Địa 7 CTST Xem thử Giáo án điện tử Địa 7 CTST Xem thử Giáo án Địa 7 CD Xem thử Giáo án điện tử Địa 7 CD
Lưu trữ: Giáo án Địa Lí 7 Bài 12 (sách cũ)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm được đặc điểm khí hậu Xích đạo ẩm , nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa .
- Đặc điểm của các kiểu môi trường ở đới nóng.
2. Kĩ năng
- Nhận biết các môi trường của đới nóng qua ảnh địa lí , biểu đồ nhiệt độ lượng mưa .
- Phân tích mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ sông ngòi, giữa khí hậu với môi trường .
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin qua tranh ảnh , biểu đồ để nhận biết môi trường ở đới nóng.
- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thực hành .
3. Thái độ
- Học tập nghiêm túc .
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.
* Tích hợp Giáo dục môi trường
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Các biểu đồ SGK phóng to. Tranh ảnh
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Hoạt động khởi động
- GV giao nhiệm vụ cho HS: - Cho biết nguyên nhân làn sóng di dân ở đới nóng ?
- Đô thị hoá ở đới nóng có đặc điểm gì ? Đã để lại những hậu quả gì ?
- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- Để chúng ta nhớ lâu và sâu về các kiểu môi trường ở đới nóng . Chúng ta cùng nhau phân tích qua một số biểu đồ tiêu biểu và ảnh của bài thực hành sau .
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
---|---|
+ Hoạt động 1 : Quan sát ảnh địa lí (Nhóm) - GV cho HS: Xác định ảnh chụp gì ? - Cho HS thảo luận nhóm - Nội dung thảo luận: + Mô tả quang cảnh trong ảnh? + Chủ đề của ảnh phù hợp với đặc điểm của MT nào ở đới nóng? + Xác định tên của MT trong ảnh. - Các nhóm trình bày, nhận xét bổ sung. - GV chốt kiến thức: Giảm tải câu 2 và câu 3 |
Câu 1 + Ảnh A: - Cảnh sa mạc cát Xa-ha-ra - Khí hậu khô nóng - Môi trường hoang mạc nhiệt đới . + Ảnh B - Cảnh đồng cỏ công viên Se-ra-gat xen cây bụi gai một số cây thân gỗ lớn. - Khí hậu nhiệt độ cao , lượng mưa thay đổi theo mùa . -Môi trường nhiệt đới . + Ảnh C - Rừng rậm nhiều tầng Bắc Công - gô - Khí hậu nóng ẩm , mưa nhiều quanh năm . - Môi trường xích đạo ẩm. |
+ Hoạt động 2 : Phân tích biểu đồ (cặp) - Gv hướng dẫn: căn cứ vào yếu tố nhiệt độ để loại trừ sau đó xét tiếp chế độ mưa tìm ra biểu đồ thích hợp . - Đới nóng nhiệt độ trung bình là bao nhiêu ? - Căn cứ vào yếu tố nhiệt độ loại trừ biểu đồ nào ? - Biểu đồ còn lại thuộc kiểu môi trường nào ? - HS tìm hiểu, trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. ( Tích hợp giáo dục môi trường ) |
Câu 4 : + Biểu đồ A: Có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp dưới 15oC vào mùa hạ, lượng mưa trong năm thấp => Không phải là đới nóng (loại bỏ). + Biểu đồ B: Nóng quanh năm trên 20oC và có 2 lần nhiệt độ lên cao trong năm, mưa nhiều vào mùa hạ => Thuộc đới nóng. + Biểu đồ C: Nhiệt độ tháng cao nhất vào mùa hạ không quá 200, mùa đông ấm áp không xuống dưới quá 5oC, mưa quanh năm => Không phải là đới nóng (loại bỏ). + Biểu đồ D: Có mùa đông lạnh dưới -5oC => Không phải là đới nóng (loại bỏ). + Biểu đồ E: Có mùa hạ nóng trên 25oC, mùa đông mát dưới 15oC, mưa rất ít và mưa vào thu đông => Không phải là đới nóng (loại bỏ). .Kết luận: Biểu đồ B là biểu đồ khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộc môi trường đới nóng. |
3. Hoạt động luyện tập
GV nhắc lại các bước quan sát ảnh:
- Chia lớp ra 3 nhóm thảo luận trong 5 phút, mỗi nhóm xác định 1 ảnh, trả lời các câu hỏi:
+ Ảnh chụp gì?
+ Chủ đề của ảnh phù hợp với đặc điểm nào của môi trường đới nóng?
+ Xác định tên của môi trường trong ảnh?.
- HS thảo luận, báo cáo, GV nhận xét, bổ sung hoàn thành bảng.
*HS quan sát biểu đồ A, B, C và cho nhận xét về chế độ mưa ?
(A mưa quanh năm, B có thời kì khô hạn kéo dài 4 tháng không mưa, C mưa theo mùa)
Quan sát 2 biểu đồ X và Y nhận xét về chế độ nước trên sông ?
( Biểu đồ X có nước quanh năm, Y có mùa lũ và mùa cạn, nhưng không có tháng nào không có nước )
- Hãy so sánh 3 biểu đồ mưa với 2 biểu đồ chế độ nước trên sông để sắp xếp cho phù hợp từng đôi một ? (loại 1 biểu đồ không phù hợp )
(A phù hợp với X ; C phù hợp với Y ; B có thời kì khô hạn kéo dài không phù hợp với Y)
- GV: Kết luận: A phù hợp với X; C phù hợp với Y ;
4. Hoạt động vận dụng
- Ôn lại ranh giới và đặc điểm của đới nóng.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Về nhà ôn tập từ bài 1 đến bài 11. Giờ sau ôn tập, chuẩn bị kiểm tra viết 45’.
Xem thử Giáo án Địa 7 KNTT Giáo án Địa 7 KNTT Xem thử Giáo án Địa 7 CTST Giáo án Địa 7 CTST Xem thử Giáo án Địa 7 CD Giáo án Địa 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 7 chuẩn khác:
- Giáo án Bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm
- Giáo án Bài 6: Môi trường nhiệt đới
- Giáo án Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa
- Giáo án Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng
- Giáo án Bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng
- Giáo án Bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án Địa Lí lớp 7 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 7 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)