Giáo án GDCD 10 Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

Giáo án GDCD 10 Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm chất và lượng của sự vật, hiện tượng.

- Biết được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng.

2. Về kĩ năng

Chỉ ra được sự khác nhau giữa chất và lượng, sự biến đổi của lượng và chất.

3. Về thái độ

- Có ý thức kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi thường việc nhỏ, tránh các biểu hiện nôn nóng trong cuộc sống.

II. Các năng lực hướng tới phát triển ở học sinh

- Năng lực quan sát, năng lực nhận thức, năng lực tư duy, năng lực xem xét sự vật và hiện tượng. Năng lực tư duy phê phán.

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực

- Các phương pháp nêu vấn đề , thảo luận nhóm, KT chia nhóm, KT đặt câu hỏi, đọc hợp tác,

IV. Phương tiện dạy học

- SGK, SGV môn GDCD 10. TL chuẩn KTKN môn GDCD lớp 10

- Máy chiếu tính, máy chiếu, tranh ảnh về sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.

- Đồ dùng trực quan minh hoạ cho bài học: Muối, ớt, chanh, đường.

- Giấy Ao, bút dạ, nam châm, băng dính.

V. Tổ chức dạy học

Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh Nội dumg bài học:

1. Khởi động

* Mục tiêu:

- Kích thích học sinh tìm hiểu về các khái niệm và cách thức vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.

- Rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy cho học sinh.

* Cách thức tiến hành:

- GV định hướng cho học sinh: Các em được quan sát các sự vật, hiện tượng và hình thành khái niệm chất, lượng và mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, chất mới thống nhất lượng mới.

- HS đọc bài thơ: + Thêm một - Trần Hòa Bình

“Thêm một chiếc lá rụng

Thế là thành mùa thu

Thêm một tiếng chim gù

Thành ban mai tinh khiết…”

Hoặc:

“ Sông kia bên lở bên bồi

Bên lở lở mãi bên bồi bồi thêm”

- Gv đặt câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về sự biến đổi của sự vật và hiện tượng sau khi đọc đoạn thơ và câu ca dao trên?

- GV nêu câu hỏi:

1) Từ việc các em vừa tìm hiểu về sự thay đổi của sự vật và hiện tượng em hãy cho biết thế nào là chất, thế nào là lượng?

2) Trong mỗi sự vật và hiện tượng chất và lượng được thống nhất với nhau như thế nào?

- Gọi 2 đến 3 HS trả lời.

- Lớp nhận xét, bổ sung (nếu có).

* GV chốt lại: Trong sự vận động và phát triển không ngừng của sự vật và hiện tượng cũng như trong cuộc sống mỗi sự vật và hiện tượng đều có chất và lượng. Chất và lượng được thống nhất với nhau trong một chỉnh thể, đôi khi chúng ta chỉ thêm hoặc bớt một chút thôi là sự vật, hiện tượng có thể biến đổi (chuyển hóa)thành cái khác (cái mới). GV dẫn dắt: Vậy chất là gì, lượng là gì? Chất và lượng được thống nhất với nhau như thế nào? Quan hệ biến đổi giữa chúng thế nào? Đó chính là nội dung nghiên cứu bài học hôm nay.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1: Thảo luận nhóm tìm hiểu khái niệm chất

* Mục tiêu:

- HS hiểu rõ khái niệm chất theo quan điểm triết học.

- Rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy cho học sinh.

* Cách thức tiến hành:

- GV chia lớp thành 4 nhóm và cho các nhóm HS quan sát tìm hiểu đồ dùng trực quan GV đã chuẩn bị: 5 quả chanh, 10 quả ớt, 100g đường kính và 100g muối hạt.

- GV giao nhiệm vụ:

Nhóm 1: Tìm thuộc tính của muối.

Nhóm 2: Tìm thuộc tính của ớt.

Nhóm 3: Tìm thuộc tính của đường.

Nhóm 4: Tìm thuộc tính của chanh.

- Gv hỏi:

1) Sau khi quan sát, tìm hiểu mỗi sự vật trên, mỗi sự vật có những thuộc tính nào?

1) Thuộc tính nào là tiêu biểu nhất mà dựa vào đó giúp ta nhận biết nó và phân biệt được nó với các sự vật khác?

- Hs thảo luận nhóm và thống nhất ý kiến ghi vào phiếu học tập

- HS trả lời dựa trên phiếu học tập của mỗi nhóm thu được.

Sản phẩm: là kết quả trên phiếu học tập của các nhóm HS.

VD nhóm 1: muối có các thuộc tính: màu trắng, vị mặn, dạng tinh thể, không có mùi..

GV hỏi? Dựa vào sự hiểu biết của mình, em hãy cho biết chất là gì?

* HS trả lời khái niệm, GV kết luận:

* GV chốt ý:Trong cuộc sống người ta dễ nhầm lẫn kn chất theo quan niệm triết học với kn chất liệu tạo nên sv và ht nào đó.

- GV hướng dẫn HS làm bt sau: Em hãy cho biết các sv sau đây sv nào có nội dung nói về chất theo quan điểm triết học:

a. Bông dệt vải       b. Gừng cay

c. Đất nặn tượng       d. Mía ngọt

đ. Vữa xây nhà       e. Học sinh giỏi

g. Cột gỗ lim tốt       h. Đất làm gạch

i. Xã hội XHCN không có áp bức, bóc lột người

- HS trình bày ý kiến của mình, hs khác nhận xét.

- GV thống nhất ý kiến đúng là:b, d, e, i.

GV kết luận bổ sung: Kn chất theo triết học là khái quát các thuộc tính cơ bản tiêu biểu cho sự vật hiện tượng, khác với cách hiểu thông thường chất là chất liệu tạo nên sự vật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Chất:

- Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng đó, tiêu

biểu cho sự vật và hiện tượng đó phân biệt nó với sự vật và hiện tượng khác.

 

Hoạt động 2: Đọc hợp tác SGK, xử lí thông tin tìm hiểu về k/n lượng.

* Mục tiêu:

- HS hiểu rõ được khái niệm lượng. Hiểu về các chỉ số nói về lượng như: trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động, số lượng.

- Rèn luyện năng lực nhận thức, NL hợp tác, năng lực tư duy phê phán cho học sinh.

* Cách thức tiến hành:

- GV cho HS tự đọc SGK nội dung 2. lượng.

- HS tự đọc nd trong SGK, tìm hiểu nd chính, tóm tắt kiến thức phần vừa đọc trao đổi ý kiến cá nhân, nêu những thắc mắc (nếu có)

- GV cho HS làm bài tập: Trả lời nhanh các câu hỏi sau:

a) Lãnh thổ nước ta rộng bao nhiêu km vuông?

b) Năm 2005 nước ta xuất khẩu bao nhiêu triệu tấn gạo?

c) Trong giai đoạn 2001-2005 kinh tế nước ta ăng trưởng trung bình mỗi năm mấy phần trăm?

d) Chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta hiện nay theo hướng nào?

- Hs trả lời ý kiến các nhân

- Gv nêu câu hỏi: những con số trên phản ánh điều gì về pt kinh tế và sự pt của đất nước?

- HS trả lời.

- GV kết luận: Phán ánh về quy mô, tốc độ phát triển kinh tế và trình độ pt của đất nước là những phản ánh về lượng.

- GV ? Em hãy nêu vd khác về lượng mà em biết

- GV? Em hãy cho biết về kn lượng ?

- GV gọi HS trả lời.

- GV dẫn dắt : trong thực tế có những mặt lượng của sv và ht khó biểu thị bằng các đại lượng chính xác. ( vd mức độ tình cảm của con người)

* GV kết luận: mọi sv và ht trong thế giới đều có mặt chất và mặt lượng thống nhất với nhau. Chất lượng là thuộc tính vốn có và tồn tại thống nhất, không tách rời nhau trong mỗi sv và ht.

Vậy giữa chúng có mối quan hệ như thế nào tác động ra sao đến sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng. 2. Lượng:

- Lượng là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật và hiện tượng biểu thị trình độ phát triển ( cao, thấp), quy mô ( lớn , nhỏ) tốc độ vận động (nhanh, châm), số lượng (ít, nhiều).. của sự vật và hiện tượng

- Vd: Sĩ số lớp 10A1 là 45 hs..

Hoạt động 3: Nêu vấn đề, hoạt động cả lớp và hoạt động cá nhân tìm hiểu về quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.

* Mục tiêu:

- HS hiểu rõ được sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.

- Chất mới ra đời lại bao hàm 1lượng mới tương ứng.

- Rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy trìu tượng và NL phê phán cho học sinh.

* Cách thức tiến hành:

- GV đưa ví dụ1 : (máy chiếu)

Trong điều kiện bình thường, đồng ở trạng thái rắn nhưng nếu ta tăng nhiệt độ đến 1083 độ, đồng sẽ nóng chảy.

- GV hướng dẫn hs phân tích ví dụ trên bằng các câu hỏi sau:

1) Hãy xác định chất, lượng trong ví dụ này?

2) Trong vd này, sự biến đổi về lượng được thể hiện như thế nào?

3) Lượng biến đổi đến giới hạn nhất định có t/đ như thế nào đến sự biến đổi về chất?

Sản phẩm : là kết quả làm việc các nhân của HS

 

GV dẫn dắt :- Nhưng sự thay đổi về nhiệt độ chưa làm cho đồng biến đổi ngay, chưa làm thay đổi chất cơ bản của đông từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là độ.

- Vậy phải tăng nhiệt độ đến một giới hạn nhất định phá vỡ sự thống nhất giữa lượng và chất thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, điểm giới hạn này được gọi là nút.

- GV ? Điểm nút là gì ?

 

- Lưu ý :GV nêu Vd2 : Kết quả học tập của các em hs qua các bài kiểm tra.

Vd3 : Một cơn áp thấp nhiệt đới sức gió mạnh dần lên đến cấp 7 sẽ trở thành bão.

- GV hướng dẫn Hs lấy thêm ví dụ khác.

* GV kết luận: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sv và ht được gọi là điểm nút 3.Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.

 

a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất

 

 

 

 

 

- Sự biến đổi của chất bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Lượng biến đổi diễn ra 1 cách dần dần.

- Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất cơ bản của sự vật và hiện tượng được gọi là độ.

- Khi sự biến đổi (tích lũy) của lượng đến 1 giới hạn nhất định sự thống nhất giữa chất và lượng bị phá vỡ sự vật hiện tượng cũ sẽ bị thay thế bằng sự vật hiện tượng mới.

- Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sv và ht được gọi là điểm nút.

Hoạt động 4: Đọc và Thảo luận lớp tìm hiểu mục 3b.Chất mới ra đời lại bao hàm 1lượng mới tương ứng.

* Mục tiêu:

- HS hiểu rõ được sự thống nhất giữa chất và lượng.

- Chất mới ra đời lại bao hàm 1lượng mới tương ứng.

- Rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy trìu tượng và NL tự học của học sinh.

RL kỹ năng kiên trì nhẫn nại trong công việc, tránh nôn nóng

* Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS cả lớp đọc và phân tích vd phần 3b trang 32 SGK và trả lời các câu hỏi sau:

1) Hãy chỉ ra trong ví dụ đó thuộc tính nào được coi là chất và thuộc tính nào được coi là lượng?

2) Tại sao khi chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi thì thể tích cùng với vận tốc của các phân tử cũng như độ hòa tan của nước thay đổi khác trước?

3) Từ việc phân tích vd trên em hãy rút ra kết luận gì?

- Hs tự đọc dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- Hs thảo luận lớp, đưa ra ý kiến các nhân

- Gọi 1- 3 học sinh trả lời các hs khác bổ sung.

- HS nêu ý kiến thắc mắc (nếu có).

- GV bổ sung, kết luận:

+ Trạng thái lỏng và trạng thái hơi là thuộc tính biểu hiện về chất của nước.

+ Thể tích, vận tốc vận động của các phân tử nước được hiểu thị về lượng.

Nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi tức là chất thay đổi làm cho các thuộc tính về lượng như thể tích, vận tốc của các phân tử và độ hòa tan của chúng thay đổi theo.

GV chốt ý kết luận

 

Như vậy: Sự biến đổi không ngừng của sv và ht đã dẫn đến sự biến đổi của chúng, khi chất mới ra đời lại bao hàm 1lượng mới tương ứng với nó và tạo cho sv, ht mới một lượng khác trước, lượng mới dần dần biến đổi trong sv, ht mới để tạo ra sự biến đổi về chất và ngược lại...cứ như thế các sv, ht trong thế giới không ngừng vận động và phát triển. Đó chính là cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

 

GV đặt câu hỏi? Từ nội dung bài học em rút ra được điều gì cho bản thân.

 

- HSTL:

 

 

GVKL chốt ý: Trong quá trình học tập và rèn luyện cũng như trong cuộc sống để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi mỗi người phải không ngừng kiên trì, nỗ lực với cả một quá trình...bởi, đẻ thực hiện được những mục đích lớn lao thì trước hết phải bts đầu từ những việc nhỏ, đơn giản, bình thừơng nhất. Cần tránh nóng vội, chủ quan, hấp tấp.

b. Chất mới ra đời lại bao hàm lượng mới tương ứng.

 

 

 

 

 

 

- Mỗi sự vật hiện tượng đều có chất đặc trưng phù hợp với nó.

Vd: Lượng của cơn áp thấp nhiệt đới khi đã chuyển thành bão có thay đổi, tốc độ gió mạnh từ cấp 7 đến trên cấp 12, sức gió của nó từ 45km/h trở lên, kèm theo mưa rất to.

- Lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định sẽ làm cho chất biến đổi, khi chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng với nó. Do đó, chất và lượng của sự vật và hiện tượng luôn thống nhất không tách rời.

- Sự biến đổi không ngừng của sv và ht đã dẫn đến sự biến đổi của chúng, khi chất mới ra đời lại bao hàm 1lượng mới tương ứng với nó và tạo cho sv, ht mới một lượng khác trước, lượng mới dần dần biến đổi trong sv, ht mới để tạo ra sự biến đổi về chất và ngược lại...cứ như thế các sv, ht trong thế giới không ngừng vận động và phát triển. Đó chính là cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

* Ý nghĩa:

- Để tạo ra sự biến đổi về chất, nhất thiết phải tạo ra sự biến đổi về lượng đến 1 giới hạn nhất định.

-Trong học tập và rèn luyện chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại, không nên có tư tưởng coi thường việc nhỏ, tránh sự nôn nóng...

3. Hoạt động luyện tập:

* Mục tiêu:

- Luyện tập để HS củng cố kiến thức về khái niệm chất, lượng hiểu được sự thống nhất giữa chất và lượng. Khi chất mới ra đời lại bao hàm 1lượng mới tương ứng.

- Rèn luyện năng lực tự học, NL hợp tác của học sinh.

RL kỹ năng kiên trì nhẫn nại trong công việc, tránh nôn nóng

* Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho Hs làm bài tập số 1,3 theo nhóm (4-6hs)

- Hs làm bài tập:

- GV gọi bất kỳ Hs nào trong nhóm báo cáo kết quả làm bài

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và thống nhất đáp án.

GV chuẩn đáp án:

Sản phẩm: Kết quả làm việc của nhóm HS.

 

 

 

 

 

 

Bài 1: - Vd chất: Chanh -chua, ớt – cay...

- Vd Lượng: an cao1,5m, nặng 40kg...

Bài 3: Chín quá hóa nẫu; có công mài sắt nên kim.

1. Hoạt động luyện tập

* Mục tiêu:

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kỹ năng vào tình huống/ bối cảnh mới. Vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực phát triển bản thân.

RL kỹ năng kiên trì nhẫn nại trong công việc, tránh nôn nóng

* Cách thức tiến hành:

1) Gv yêu cầu:

a) Tự liên hệ:

- Hằng ngày trong học tập, lao động em vận dụng mối quan hệ lượng chất như thế nào?

GV dẫn dắt: Trong học tập và rèn luyện chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại, không nên có tư tưởng coi thường việc nhỏ, tránh sự nôn nóng

- Nêu các hành vi làm tốt và chưa làm tốt.

- Nêu cách khắc phục:

b) Nhận diện xung quanh:

Nhận xét của em về việc áp dụng quy luật lượng chất trong học tập của một số bạn trong trường, trong lớp mà em biết.

c) GV định hướng học sinh.

Trong quá trình học tập và rèn luyện cũng như trong cuộc sống để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi mỗi người phải không ngừng kiên trì, nỗ lực với cả một quá trình...bởi, đẻ thực hiện được những mục đích lớn lao thì trước hết phải bts đầu từ những việc nhỏ, đơn giản, bình thừơng nhất. Cần tránh nóng vội, chủ quan, hấp tấp.

2) Học sinh chủ động thực hiện các yêu cầu trên.

2. Hoạt động vận dụng

- Hs sưu tầm một số ví dụ về thành công trong trong học tập do cần cù, chăm chỉ và đạt kết quả tốt sau thời gian kiên trì phấn đấu.( Lượng đổi-> chất đổi)

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 10 chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk GDCD 10 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên