Giáo án Hóa học 8 Bài 40: Dung dịch mới nhất

Giáo án Hóa học 8 Bài 40: Dung dịch mới nhất

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

HS biết được

- Khái niệm về dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà.

- Biện pháp làm quá trình hoà tan một số chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.

2. Kĩ năng :

- Hoà tan nhanh được một số chất rắn cụ thể (đường, muối ăn, thuốc tím...) trong nước.

- Phân biệt được hỗn hợp với dung dịch, chất tan với dung môi, dung dịch bão hoà với dung dịch chưa bão hoà trong một số hiện tượng của đời sống hàng ngày.

3. Thái độ : Kiên trì trong học tập và yêu thích bộ môn

4. Năng lực cần hướng tới :

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực nghiên cứu và thực hành Hóa học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học

II. TRỌNG TÂM:

- Khái niệm về dung dịch

- Biện pháp hòa tan chất rắn trong chất lỏng

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên

-Hoá chất: 2 gói muối có khối lượng bằng nhau (1gói muối hột nhỏ và 1 gói hột to), dầu ăn, xăng

-Dụng cụ: Cối sứ, chày sứ, đế đun, cốc thuỷ tinh, đủa thuỷ tinh, nước, thìa lấy hoá chất, đèn cồn, diêm ..

2. Học sinh

Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1. Ổn định trật tự và kiểm tra bài cũ (5 phút)

Trả bài kiểm tra tiết 59 và nhận xét.

2. Hoạt động dạy học

Hoạt động 1: Khởi động – vào bài (2 phút)

Trong thí nghiệm hoá học hoặc trong đời sống hằng ngày, các em thường hoà tan nhiều chất như đường, muối trong nước, ta có dung dịch đường, dung dịch muối. Vậy dung dịch là gì? Các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG GHI

Hoạt động 2.1: Hình thành khái niệm dung môi – chất tan – dung dịch. (10’)

GV hướng dẫn HS làm TN 1: cho 1 thìa đường vào cốc nước khuấy nhẹ

?Yêu cầu các nhóm quan sát và ghi lại các nhận xét và phát biểu?

-Nước là dung môi

-Đường là chất tan

-Nước đường là dung dịch .

GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2: “cho 1 thìa dầu (hoặc mỡ ăn) vào 2 cốc sau và khuấy nhẹ”

-Cốc 1: đựng xăng (dầu hoả)

-Cốc 2: đựng nước

?ghi chép lại các nhận xét và cho biết chất tan và dung môi ờ thí nghiệm 2?

?Đâu là dung môi, đâu là chất tan, đâu là dung dịch?

?Qua hai thí nghiệm trên ta thấy nước có thể hoà tan nhiều chất, nhưng có phải là dung môi của tất cả các chất không?giải thích

?Chất tan có thể tồn tại ở những trạng thái nào?Hãy cho ví dụ.

Các nhóm thảo luận câu hỏi sau (3’)

-Dung môi là gì?

-Thế nào là chất tan?

-Thế nào là dung dịch?

HS làm TN1

Đường tan trong nước tạo thành nước đường .

-Hs làm thí nghiệm

-Dầu ăn tan trong cốc 1 nhưng không tan trong cốc 2

-Dung môi: xăng

-Chất tan: dầu ăn

-Dung dịch: hỗn hợp dầu ăn và xăng

-Không, vì có một số chất không thể hoà tan được như: dầu ăn, xăng, …

-Chất tan có thể tồn tại ở 3 trạng thái:

+Rắn: muối, đường,…

+Lỏng: rượu, giấm,…

+Khí:amoniac,hiđroclorua

-Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch.

-Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi.

-Dd là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

I.Dung môi – chất tan – dung dịch.

-Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch.

-Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi.

-Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

Hoạt động 2.2: Hình thành khái niệm dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà ở nhiệt độ xác định (10’)

HD:TN “cho dần dần và liên tục đường vào cốc nước, khuấy nhẹ”

?Yêu cầu các nhóm ghi chép nhận xét và phát biểu

GV: ở giai đoạn đầu dung dịch vẫn còn có thể hoà tan được thêm chất tan, ta gọi là dung dịch chưa bão hoà .

Ơ giai đoạn 2: dung dịch không thể hoà tan thêm được chất tan (đường), ta gọi là dung dịch bão hoà.

?Thế nào là dung dịch chưa bão hoà?

?Thế nào là dung dịch đã bão hoà?

?Cho 4 nhóm thảo luận làm bài tập 3 sách giáo khoa?

Gọi 1 nhóm trả lời và giải thích

HS làm TN, ghi chép những hiện tượng

-Ban đầu đường tan hết, sau đó không tan nữa.

- Là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan

-Là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan.

Bài tập 3/138

a. Cho thêm dung môi

b. Cho thêm NaCl

II. Dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà ở nhiệt độ xác định :

-Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan.

-Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan.

Hoạt động 2.3: Làm thế nào để quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn?(10’)

HDTN: “cho vào mỗi cốc (có chứa 25ml nước) một lượng muối như nhau”

-cốc 1: để yên

-cốc 2: khuấy đều

-cốc 3: đun nóng

-cốc 4: muối ăn đã nghiền nhỏ

?Yêu cầu các nhóm ghi chép các nhận xét và phát biểu?

?Vậy muốn quá trình hoà tan chất rắn trong nước được tan nhanh hơn ta nên thực hiện những biện pháp nào?

?Vì sao khi khuấy dung dịch quá trình hoà tan nhanh hơn?

?Vì sao khi đun nóng, quá trình hoà tan nhanh hơn

Gv: Khi nghiền nhỏ chất rắn làm tăng tiếp xúc giữa chất rắn với phân tử nước , qúa trình hoà tan nhanh hơn.

-hs làm thí nghiệm

C1: muối tan nhưng rất chậm

C4: muối tan chậm nhưng nhanh hơn cốc 1

C2+3:tan nhanh hơn cốc 1,4.

-Có thể thực hiện một hoặc đồng thời cả 3 biện pháp: Khuấy, đun nóng và nghiền nhỏ

-Vì khi khuấy dd tạo ra sự tiếp tiếp xúc mới giữa chất rắn và phân tử nước → chất rắn bị hoà tan nhanh hơn.

-Vì khi đun nóng dd các phân tử nước chuyển động nhanh hơn, làm tăng số lần va chạm giữa các phâ tử nước với bề mặt của chất rắn.

III. Làm thế nào để quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.

1. Khuấy dung dịch

2. Đun nóng dung dịch:

3. Nghiền nhỏ chất rắn:

Hoạt động 3: Luyện tập – vận dụng (5 phút)

- Giáo viên hệ thống kiến thức.

Câu 1 : Trộn 10 ml nước với 5 ml rượu etylic. Xác định chất nào là chất tan, chất nào là dung môi?

Đáp án :

-Dung môi: nước

-Chất tan: rượu

Câu 2 : Biết ở nhiệt độ trong PTN (20oC), 10g nước có thể hòa tan tối đa 20g đường. Vậy

+ Cho 30g đường vào 15g nước thì thu được dung dịch bão hòa hay chưa bão hòa?

Giải thích?

+ Cho 30g đường vào 20g nước thì thu được dung dịch bão hòa hay chưa bão hòa?

Giải thích?

Đáp án :

+ Vì 10g nước có thể hòa tan tối đa 20g đường nên 15g nước sẽ hòa tan được 30g đường là dung dịch bão hòa.

+ Tương tự như trên thì 20g nước chỉ hòa tan tối đa là 40g đường nên nếu cho 30g đường vào cốc chứa 20g nước thì sẽ thu được dung dịch chưa bão hòa.

Hoạt động 4: Tìm tòi – mở rộng (5 phút)

GV nhắc nhở HS:

- Học bài giảng và làm BTVN: 1,2,4,5,6 sgk trang 138

-Chuẩn bị nội dung bài: Độ tan của một chất trong nước.

V. RÚT KINH NGIỆM:

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Hóa học lớp 8 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hóa học 8 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học
Tài liệu giáo viên