Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 5: Gió, bão

Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 5: Gió, bão

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

- Nhận biết được không khí chuyển động gây ra gió và nguyên nhân làm không khí chuyển động (khối không khí nóng bốc lên cao, khối không khí lạnh tới thay thế).

- Nhận xét, so sánh được mức độ mạnh của gió thổi qua quan sát thực tế hoặc tranh ảnh, video clip; nêu và thực hiện được một số việc cần làm để phòng tránh bão.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Quảng cáo

* Năng lực riêng:

- Thực hành thí nghiệm đơn giản về nguyên nhân gây ra gió.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đối với giáo viên:

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Các hình trong bài 5 SGK; các đồ dùng để làm thí nghiệm như các hình vẽ gợi ý; các vật dụng để thực hiện hoạt động “Cùng sáng tạo” ở trang 26 SGK.

- Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.

2. Đối với học sinh:

- SGK.

- VBT.

Quảng cáo

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về khái niệm gió.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.

Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 5: Gió, bão

- GV đặt câu hỏi: Vì sao lá của các cây dừa ở hình 1 bị thổi về cùng một hướng?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: Trong hình 1, gió đã thổi lá của cây dừa. Vậy vì sao lại có gió? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay: Gió, bão (tiết 1).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tạo gió bằng quạt giấy

a. Mục tiêu: HS hiểu được không khí chuyển động gây ra gió.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm 2:

+ Dùng quạt giấy, miếng bìa cứng, quạt nhựa,... để quạt cho bạn và sau đó bạn quạt lại cho mình.

+ Ban đầu quạt nhẹ, sau đó mạnh dần.

- GV yêu cầu HS quan sát tóc, áo và trả lời các câu hỏi sau:

+ Em cảm nhận được điều gì? Em có thấy áo, tóc của em lay động không?

+ Cái gì đã làm cho tóc và áo lay động?

+ Khi được quạt mạnh và nhanh hơn, em thấy tóc và áo lay động như thế nào? Giải thích.

- GV mời đại diện 2- 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 


- GV nhận xét, rút ra kết luận: Không khí chuyển động gây ra gió.

Hoạt động 2: Thí nghiệm “Làm chong chóng quay với cây nến”

a. Mục tiêu: HS nhận biết được sự chênh lệch nhiệt độ làm cho không khí chuyển động.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm như nội dung mô tả ở hình 3 (SGK, trang 25).

- GV lưu ý:

+ Chong chóng có thể làm bằng giấy, bằng nhựa.

+ Khi đặt chong chóng hướng vào phía các ngọn nến cần cẩn thận, không để quá sát sẽ dẫn đến bị cháy hoặc làm biến dạng chong chóng (nếu làm bằng nhựa).

+ Các ngọn nến nên để sát nhau để tạo sự chênh lệch nhiệt độ cao hơn giúp chong chóng dễ quay hơn.

- GV quan sát các nhóm làm thí nghiệm.

- GV yêu cầu HS quan sát và mô tả hiện tượng.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm mô tả hiện tượng. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.


- HS trả lời: Lá các cây dừa bị thổi về cùng một hướng do có gió.


- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện yêu cầu của GV.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Khi được bạn quạt cho, em sẽ thấy mát. Áo và tóc em lay động.

+ Gió đã làm cho tóc và áo lay động.

+ Khi bạn quạt mạnh và nhanh hơn thì tóc và áo em sẽ lay động mạnh hơn vì lúc đó gióđược tạo ra từ quạt mạnh hơn.

- HS lắng nghe, ghi chép.

 

 

 

 

 


- HS lắng nghe các yêu cầu của GV.


- HS lắng nghe, ghi nội dung chính.

 

 

 

 

 

 


- HS làm thí nghiệm theo nhóm.

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.


- HS mô tả.

- HS lắng nghe, chữa bài.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay giáo án Khoa học lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Khoa học lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Khoa học lớp 4 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học
Tài liệu giáo viên