Giáo án Khoa học lớp 4 Cánh diều Ôn tập chủ đề Năng lượng

Giáo án Khoa học lớp 4 Cánh diều Ôn tập chủ đề Năng lượng

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 4 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

- Hệ thống lại những kiến thức đã học về Chủ đề Năng lượng.

- Dựa vào kiến thức về năng lượng giải thích một số hiện tượng trọng cuộc sống.

- Vận dụng kiến thức về năng lượng vào thực tiễn.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

* Năng lực riêng:

- Hệ thống lại những kiến thức đã học về Chủ đề Năng lượng.

Quảng cáo

- Dựa vào kiến thức về năng lượng giải thích một số hiện tượng trọng cuộc sống.

- Vận dụng kiến thức về năng lượng vào thực tiễn.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

a. Đối với giáo viên:

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Tranh ảnh về các thiết bị, đồ dùng ứng dụng trong đời sống liên quan tới sử dụng âm thanh, ánh sáng, nhiệt.

b. Đối với học sinh:

- SHS, VBT.

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

Quảng cáo

III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:

- Bài này dạy trong 1 tiết.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chiếu hình ảnh và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi xác định các vật truyền nhiệt tốt thuộc nhóm a hay nhóm b.

Giáo án Khoa học lớp 4 Cánh diều Ôn tập chủ đề Năng lượng

- GV gọi HS xung phong trả lời. Cả lớp nhận xét, góp ý.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Chúng ta đã học các kiến thức về Năng lượng. Hôm nay chúng ta cùng ôn lại kiến thức đã học qua bài Ôn tập chủ đề năng lượng.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành sơ đồ

a. Mục tiêu:

- Hệ thống lại những kiến thức đã học về ánh sáng, âm thanh, nhiệt.

- Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chia HS thành các nhóm theo 6 HS.

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện:

Lựa chọn một trong các nội dung về ánh sáng, âm thanh hoặc nhiệt. Chuẩn bị thông tin (có thể dựa vào sơ đồ gợi ý trong SGK).

Giáo án Khoa học lớp 4 Cánh diều Ôn tập chủ đề Năng lượng

- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm chuẩn bị tốt, đầy đủ, trình bày khoa học.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các ứng dụng liên quan tới âm thanh, ánh sáng, nhiệt

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về âm thanh, ánh sáng, nhiệt.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 2 trang 50 SGK.

Hãy tìm hiểu tên và cách sử dụng các thiết bị, đồ dùng có vai trò sau và chia sẻ với các bạn kết quả tìm được.

+ Tạo ra ánh sáng vào ban đêm.

+ Ngăn ánh sáng vào phòng.

 

 

 

 

- HS quan sát hình, thảo luận nhóm đôi.

 

 

 

 


- HS trả lời: Các vật truyền nhiệt tốt thuộc nhóm a. Nhóm b là các vật cách nhiệt.

 

- HS theo dõi, ghi bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 


- Đại diện các nhóm xung phong trình bày.

Lựa chọn nội dung: Nhiệt.

1. Nhiệt độ: được hiểu là thang đo độ "nóng" và "lạnh" của vật nào đó.

2. Đo nhiệt độ: bật nguồn và đo. Tùy vào từng dụng cụ mà cách đo sẽ khác nhau.

3. Sự truyền nhiệt: nhiệt có thể được truyền qua lại giữa các vật. Nhiệt truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí.

4. Có vật dẫn nhiệt tốt (thường được làm tù kim loại) và có vật dẫn nhiệt kém (thường được làm bàng cao su hoặc nhựa).

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 


- HS đọc và suy nghĩ.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay giáo án Khoa học lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 4 Cánh diều chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Khoa học lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Khoa học lớp 4 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học
Tài liệu giáo viên