Giáo án KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế
Giáo án KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Kinh tế Pháp luật 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân biệt được tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Nêu được các chỉ tiêu của tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Giải thích được vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Nhận biết được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với sự phát triển bền vững.
- Tham gia các hoạt động góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Ủng hộ những hành vi, việc làm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế; phê phán, đấu tranh với những hành vi, việc làm cản trở sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Ủng hộ những hành vi, việc làm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế; phê phán, đấu tranh với những hành vi, việc làm cản trở sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu và đưa ra được dẫn chứng thực tế về vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững; Tham gia các hoạt động góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm, tự giác, tích cực thực hiện góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức, Kế hoạch dạy học.
- Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức.
- Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung:
- GV cho HS xem đoạn video mang tên “Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2023”.
- GV đưa ra các câu hỏi có trong nội dung video.
- GV dẫn dắt vào bài học
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những thành tựu phát triển kinh tế trong năm 2023 vừa qua.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem đoạn videovề “Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2023”: https://www.youtube.com/watch?v=vZZPBIPTuD0
- GV đưa ra các câu hỏi có trong nội dung video.
+ Em hãy liệt kê một số lĩnh vực đạt thành tựu của phát triển kinh tế được đề cập trong video.
+ Ở lĩnh vực Nông nghiệp có những thành tựu, khởi sắc nào đáng chú ý?
+ Nhà nước ta đã triển khai xây dựng vào lĩnh vực nào và đã mang lại thuận lợi gì cho phát triển kinh tế? Từ đó, em hiểu thế nào là phát triển kinh tế?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là hai thuật ngữ được dùng trong hoạt động kinh tế. Các chỉ tiêu về tăng trưởng và phát triển kinh tế được sử dụng để đánh giá thành tựu kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia. Để thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững, mỗi quốc gia không chỉ quan tâm thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn phải chú trọng đến các tiêu chí đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được khái niệm tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu để xác định sự tăng trưởng kinh tế.
- Nêu được vai trò của tăng trưởng kinh tế.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, bảng, biểu đồ trong SGK tr.7-10 để trả lời các câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về khái niệm tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và vai trò của tăng trưởng kinh tế.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và vai trò của tăng trưởng kinh tế theo chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, quan sát Biểu đồ 2 trong SGK tr.7 để trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về chỉ tiêu tăng trưởng GDP của nước ta qua thông tin? Biểu đồ 2. Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2020 – 2022 (Theo Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm 2016, 2018, 2020, NXB Thống kê) |
1. Tăng trưởng kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế - Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về thu nhập hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra trong một thời kì nhất định. - Tăng trưởng kinh tế: được đo bằng mức tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng thu nhập quốc dân (GNI) trong một thời gian nhất định (thường là một năm) cả về quy mô và tốc độ gia tăng. - Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là: + Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). + Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người). + Tổng thu nhập quốc dân (GNI). + Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người). |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án KTPL 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Kinh tế Pháp luật lớp 12 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12