Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945), trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
- Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
- Tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu về những hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945), trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Sưu tầm tư liệu về sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975); Từ những hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì trong hoạt động đối ngoại hiện nay?
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Trân trọng, tự hào về những đóng góp cho phong trào giải phóng dân tộc của các bậc tiền bối.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Cánh diều.
- Bản đồ thế giới.
- Tư liệu lịch sử (hình ảnh, văn bản) về hoạt động đối ngoại của các cá nhân, các tổ chức cách mạng từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử 12 – Cánh diều.
- Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975.
b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.73 và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa khi đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam – Nguyễn Thị Bình kí Hiệp định Pa-ri (27-1-1973).
c. Sản phẩm: Cảm nhận của HS sau khi xem hình ảnh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.73:
Hình 1. Nguyễn Thị Bình, đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, kí Hiệp định Pa-ri (27-1-1973)
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa khi đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam – Nguyễn Thị Bình kí Hiệp định Pa-ri (27-1-1973).
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận sau khi xem hình ảnh.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình:
• Đánh dấu sự kết thúc chính thức của cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập lại hòa bình ở Việt Nam.
• Chấm dứt sự can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ vào cuộc xung đột.
+ Công nhận vai trò của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam:
• Sự thừa nhận chính thức về mặt pháp lí đối với thực thể chính trị này, tạo ra cơ sở pháp lí và chính trị cho những bước đi tiếp theo trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
• Chính phủ Cách mạng lâm thời được quốc tế công nhận là một bên tham gia đàm phán và kí kết hiệp định, khẳng định vị thế và vai trò của mình trên trường quốc tế.
+ Đặt nền móng cho thống nhất đất nước:
• Tiến tới thống nhất đất nước thông qua các giải pháp hòa bình và chính trị, giảm thiểu sự tàn phá và hy sinh thêm từ chiến tranh.
• Đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước thông qua phương thức dân chủ.
+ Thắng lợi ngoại giao của Việt Nam:
• Là một thắng lợi lớn về mặt chính trị và ngoại giao của Việt Nam.
• Minh chứng cho sự ủng hộ và đồng tình của nhiều quốc gia trên thế giới đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
+ Tạo điều kiện cho công cuộc tái thiết và phát triển: Tạo điều kiện cho cả hai miền Nam và Bắc Việt Nam tập trung vào công cuộc tái thiết và phát triển kinh tế, xã hội.
+ Khẳng định tinh thần đoàn kết, kiên cường và quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sáng ngày 27-1-1973, tại Trung tâm hội nghị quốc tế Cờ-lê-bê (Pa-ri, Pháp), Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được kí kết, khép lại hội nghị dài nhất trong lịch sử ngoại giao thế giới – một hội nghị mà chỉ riêng kiểu dáng chiếc bàn đàm phán cũng khiến các bên trải qua hơn một năm thảo luận, tranh cãi với hàng chục phiên họp. Hiệp định Pa-ri cũng kết thúc thắng lợi cuộc đấu tranh lâu dài nhất, khó khăn nhất trong lịch sử đối ngoại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975. Vậy hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975 diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: Bài 12 – Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch sử lớp 12 Cánh diều hay, chuẩn khác:
Giáo án Lịch sử 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
Giáo án Lịch sử 12 Bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc
Giáo án Lịch sử 12 Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12