Giáo án bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng - Giáo án Ngữ văn lớp 10

Giáo án bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hiểu được tình cảm chân thành, trong sáng của Lí Bạch đối với bạn.

- Hiểu được một đặc điểm cơ bản của thơ Đường thể hiện ở bài thơ này: ý ở ngoài lời.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc, phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật.

3. Thái độ, phẩm chất

Rèn kĩ năng đọc, phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật; trân trọng và giữ gìn tình bạn.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. Phương tiện

1. Giáo viên

SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng.

2. Học sinh

SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo.

III. Phương pháp thực hiện

Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: …………………………….

2. Kiểm tra bài cũ

- Đọc thuộc lòng và diễn cảm một trong ba bài đọc thêm đã học. Trình bày nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

Trong cuộc đời mỗi người, ai không một lần phải đối diện với biệt li ? Phần nhiều là những cuộc chia li đầy lưu luyến, bịn rịn của tình người gắn bó sâu nặng. Thi tiên Lí Bạch cũng đã phải trải qua bao cuộc chia li như thế. Chia li, tiễn biệt trở thành một đề tài quen thuộc trong thơ ông. Trong số đó, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng được người đời ngợi ca, xếp vào hàng tuyệt bút.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

GV HD hs tìm hiểu phần tiểu dẫn.

I. Tìm hiểu chung

- Nêu những nét đáng chú ý về con người và sự nghiệp thơ ca của Lí Bạch?

1. Vài nét về tác giả Lí Bạch

a. Con người

- Lí Bạch (701- 762), tự là Thái Bạch.

- Quê: Lũng Tây (nay thuộc Cam Túc).

- Là con người thông minh, tài hoa, phóng túng, ko chịu gò mình theo khuôn phép.

- Bi kịch cuộc đời của tác giả: mong công thành thì thân thoái nhưng công chưa thành thì thân đã thoái.

- Được mệnh danh là “tiên thơ” do tính cách khoáng đạt, bay bổng, lãng mạn và hay viết về cõi tiên.

b. Sự nghiệp

- Hiện còn trên 1000 bài thơ.

- Nội dung: phong phú, với các chủ đề chính:

+ Ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả.

+ Khát vọng giải phóng cá nhân.

+ Bất bình trước hiện thực tầm thường.

+ Thể hiện tình cảm phong phú, mãnh liệt.

- Nghệ thuật:

+ Phong cách thơ phóng túng, bay bổng mà tự nhiên, tinh tế, giản dị.

+ Kết hợp giữa cái cao cả và cái đẹp.

- Bài thơ này được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

2. Bài thơ

- Hoàn cảnh sáng tác: Khi Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng.

- Mạnh Hạo Nhiên là người ntn?

- Mạnh Hạo Nhiên (689-740):

+ Là người mưu cầu công danh không được toại nguyện nên quay về vui thú ở chốn non nước.

+ Ông thuộc phái thơ điền viên sơn thuỷ, có phong cách thơ với nhiều điểm giống Lí Bạch.

+ Là bạn tri âm của Lí Bạch.

Hs đọc bài thơ.

Gv nhận xét, hướng dẫn giọng đọc: chậm rãi, buồn, bâng khuâng.

- Bố cục:

+ Hai câu đầu: Khung cảnh chia tay.

+ Hai câu sau: Tâm tình người đưa tiễn.

GV hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản.

II. Đọc- hiểu văn bản

- So sánh phần nguyên tác với dịch thơ qua các từ: cố nhân, yên hoa.

a. Hai câu đầu

- So sánh nguyên tác- dịch thơ:

+ Cố nhân: bạn tri âm, tri kỉ, người bạn đã gắn bó thân thiết; từ “bạn” chung chung, chưa dịch hết nghĩa.

+ Yên hoa: hoa khói; nơi phồn hoa đô hội.

Bản dịch làm mất nghĩa thứ hai.

Bài thơ viết về cuộc chia tay của Lí Bạch với MHN. Cuộc chia tay diễn ra ở đâu? Nơi mà người bạn sẽ đến? Nơi chia tay và nơi đến được kết nối bởi cái gì?

*GV giảng: Phía tây:- Theo quan niệm của người phương Đông là nơi có cõi Phật, cõi tiên- nơi thoát tục.

- Là nơi có vùng đất hoang sơ, bí hiểm, với nhiều núi cao, xưa chỉ dành riêng cho những ẩn sĩ tu hành- nơi ẩn chứa những tâm hồn thanh cao, trong sạch.

Lầu Hoàng Hạc: di chỉ thần tiên, thắng cảnh thuộc huyện Vũ Xương- Hồ Bắc (Trung Quốc), tương truyền là nơi Phí Văn Vi tu luyện thành tiên rồi cưỡi hạc vàng bay đi

- Không gian đưa tiễn:

+ Nơi đi: phía tây lầu Hoàng Hạc→ chốn thanh cao, thoát tục.

+ Nơi đến: Dương Châu- nơi phồn hoa đô hội → cuộc đời trần tục.

+ Nối lầu Hoàng Hạc với Dương Châu chính là dòng Trường Giang chảy ngang lưng trời.

→ Vẽ ra một cảnh thần tiên, tuyệt đẹp, một không gian mĩ lệ, khoáng đạt.

→Gợi nhiều suy nghĩ sâu kín: tác giả tiễn bạn từ một di chỉ thần tiên, từ hướng tây phiêu diêu, thoát tục đến một nơi phồn hoa đô hội của cuộc đời trần tục ở hướng đông→ Tâm sự ẩn kín thường trực của tác giả: khao khát được nhập thế, giúp đời nhưng ông vốn ưa sống tự do, phóng khoáng, không chịu quỳ gối trước cường cường quyền nên thực tế đã phải nếm chịu không ít chua cay.

- Thời gian đưa tiễn: tháng ba- mùa hoa khói → cuối mùa xuân.

- Ở hai câu đầu, tác giả có đơn thuần chỉ tường thuật sự việc, miêu tả bối cảnh chia li không ? Vì sao?

→ Hai câu đầu nêu lên:

+ Bối cảnh chia li.

+ Phần nào tình cảm quý mến bạn trong lòng người ở lại.

+ Gửi gắm tâm sự sâu kín của tác giả với cuộc đời và con đường công danh.

- So sánh nguyên tác và dịch thơ ở câu 3?

2. Hai câu sau

* Câu 3:

- So sánh nguyên tác và dịch thơ:

+ Cô phàm (nguyên tác): cánh buồm lẻ loi, cô đơn.

+ Bóng buồm (dịch thơ)→ làm mất sắc thái của cánh buồm.

+ Bích ko tận: màu xanh biếc bao la rợn ngợp.

→ Bản dịch thơ làm mất sắc màu đó của ko gian chia li.

+ Câu thơ dịch nêu nên sự chuyển dịch đã hoàn tất: Bóng buồm đã khuất bầu ko.

+ Nguyên tác: Bóng cánh buồm lẻ loi xa dần, mất hút vào khoảng ko xanh biếc.

→ Gợi được sự dịch chuyển chầm chậm, xa mờ dần, hút tầm mắt của cánh buồm

Trong phần nguyên tác, hình ảnh “cô phàm” và “bích ko tận” có quan hệ với nhau ntn? ý nghĩa của mối quan hệ đó?

- Hình ảnh đối lập:

Cô phàm nhỏ bé, cô đơn >< bích ko tận mênh mông, rợn ngợp.

→ Tô đậm sắc thái cô đơn, bé nhỏ của con thuyền.

→ Bút pháp tả cảnh ngụ tình→ sự cô đơn, nhỏ bé của con người trước thiên nhiên bao la.

- Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc, hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược. Nhưng trong con mắt thi nhân, giữa ko gian bao la xanh thẳm ấy chỉ duy nhất hình ảnh “cô phàm” của “cố nhân” và sự dịch chuyển của nó là có ý nghĩa. Điều đó cho thấy tình cảm của tác giả với bạn ntn?

* Câu 4:

- Hình ảnh dòng Trường Giang chảy vào cõi trời:

→ Là hình ảnh tưởng tượng phi phàm, bay bổng, lãng mạn.

- Ko gian được gợi ra ở câu cuối ntn?

→ Gợi ko gian vũ trụ rộng lớn, kì vĩ → đem đến cảm giác choáng ngợp, con người càng thêm nhỏ bé, cô đơn.

- Nó thường gợi cho chúng ta cảm giác gì?

Trước mắt nhà thơ, dòng Trường Giang như cao dần lên, hòa nhập vào với trời xanh. Ánh mắt nhà thơ đành bất lực trước ko gian vô tận đã che khuất người bạn tri âm…

- Nó cho thấy tâm trạng gì của tác giả?

- Tâm trạng của tác giả: nỗi cô đơn càng thêm vời vợi, nỗi nhớ càng thêm thăm thẳm.

GV hướng dẫn HS tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật.

III. Tổng kết

- Nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

1. Nội dung

- Cảnh chia li – bức tranh thiên nhiên thấm đượm tâm trạng cô đơn, mong nhớ của con người.

- Tình bạn chân thành, sâu sắc của tác giả.

- Tâm sự sâu kín, khát khao, hoài vọng về cuộc đời mang tính bi kịch của tác giả.

2. Nghệ thuật

- Tả cảnh ngụ tình.

- Ngôn ngữ hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”.

- Hình ảnh thơ tinh tế gợi cảm, lớn lao kì vĩ, đậm màu sắc lãng mạn.

→ Bài thơ là một tuyệt bút của Lí Bạch.

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Từ tình bạn của Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên, hãy trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tình bạn trong cuộc đời (Trình bày trong đoạn văn khoảng 10 dòng).

- Hình thức : đúng hình thức đoạn văn (10 dòng).

- Nội dung : Vai trò của tình bạn trong cuộc đời mỗi người.

Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

5. Dặn dò

- Học thuộc lòng bài thơ. Sưu tầm những câu thơ/ bài ca dao hay về tình bạn.

- Chuẩn bị bài : Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên