Giáo án Văn 8 bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận - Giáo án Ngữ văn lớp 8

Giáo án Văn 8 bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu lập luận là phương thức biểu đạt chính trong văn nghị luận.

- Biểu cảm là yếu tố hỗ trợ cho lập luận, giúp phần tạo nờn sức lay động, truyền cảm của bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng

- Rèn cho hs kĩ năng nhận biết yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận.

- Biết đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận hợp lí, có hiệu quả, phù hợp với lí gíc lập luận của bài văn nghị luận.

3. Thái độ

- GD cho hs có ý thức đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận làm tăng sức tuyết phục cho vấn đố nghị luận.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiờn cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sgk,nhỏp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

H: Nêu khái niệm luận điểm,luận cứ và lập luận?

3. Bài mới

Trong bài văn nghị luận, ngoài các luận điểm, luận cứ và phương thức lập luận người ta cần bổ sung các yếu tố bổ trợ khiến cho vấn đề nghị luận tăng sức thuyết phục. Một trong những yếu tố đó là yếu tố biếu cảm. Vậy yếu tố biểu cảm có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận các em cùng tìm hiểu bài học.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1. HDHS . TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN:

- Gọi HS đọc BT

a) Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ những tình cảm mónh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong văn bản trên?

H: Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch có giống với Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn hay không?

- Giống có nhiều từ ngữ và câu văn có giá trị biểu cảm.

b) Tuy nhiên lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến – Hịch tướng sĩ vẫn được coi là văn bản NL khụng phải là VB biểu cảm?

- Yếu tố biểu cảm không đúng vai trò chủ đạo mà chỉ là yếu tố phụ cho quá trình NL mà thôi.

c) Hãy theo dõi bảng đối chiếu (SGK – T96)

H: Có thể thấy câu ở cột 2 hay hơn những câu ở cột 1? Vì sao như thế? Từ đó hãy cho biết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn NL?

- Những yếu tố biểu cảm làm cho bài văn NL trở nên hay hơn hẳn vì:

+) Biểu cảm là yếu tố có khả năng gây được hứng thú hoặc cảm xúc đẹp đẽ, mãnh liệt nhất, làm nên cái hay cho văn bản, tạo sức thuyết phục cho văn bản.

H: Qua các bài tập vừa xét: em rút ra kết luận gì về yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận ?

- Gọi HS đọc ghi nhớ (chấm 1) (SGK- T97)

I.Yếu tố biểu cảm trong văn NL

1.Bài tập

a. BT:(SGK-T96)

Văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”

* Nhận xét:

+) Từ ngữ biểu cảm mãnh liệt:

- Hỡi, muốn, phải, nhân nhượng, lấn tới, quan tâm, không, thà, chứ nhất định không chịu phải đứng lên, hễ là ai có, ai cũng phải…

+) Câu cảm thán

- Hỡi đồng bào và chiến sĩ toàn quốc!

- Hỡi đồng bào ,chúng ta phải đứng lên!

- Hỡi anh em binh sĩ...!

- Thắng lợi nhất định về dân tộc ta!

- Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!

* kết luận:

- Bài văn NL cần có yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm tác động mạnh đến tư tưởng tình cảm người đọc → tạo sức thuyết phục.

- Gọi hs đọc bài tập 2:

2) Thông qua tìm hiểu VB Hịch tướng sĩ và lời kêu gọi toàn nước kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết t/d của yếu tố biểu cảm trong văn NL?

GV: Thiếu yếu tố biểu cảm sức thuyết phục của bài văn giảm đi.

a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay cũn phải thật sự xúc động trước những điều mãnh đang nói tới?

- Phải thực sự xúc động, tình cảm xuất phát tự đáy lòng, từ trái tim người viết.

b. Chỉ có rung cảm không thôi đó đủ chưa?để viết được những câu văn chân thực người viết cần có phẩm chất gì?

+) Chưa đủ, phải biết rèn luyện cách biểu cảm phù hợp không phá vỡ mạch lập luận, biểu cảm phải hòa với luận cứ, luận điểm.

+) Người làm bài thật sự có tình cảm với bài mình viết (nói)

+) Tập cho mình thành thạo cách diễn tả cảm xúc bằng phương tiện ngôn ngữ có tính truyền cảm, cảm xúc chân thực.

c. Cú bạn cho rằng: dựng nhiều từ ngữ biểu cảm, đặt được nhiều câu cảm thán thì giá trị trong văn NL tăng? ý kiến ấy có đáng tin cậy không? Vì sao?

- Không vì yếu tố biểu cảm chỉ là yếu tố phụ trợ, cần đủ và phù hợp trong bài văn nghị luận để tăng sức thuyết phục.

H: Qua bài 2 em cú nhận xét gì? Muốn bài văn NL có sức biểu cảm, người làm văn phải ntn?

- Gọi HS đọc ghi nhớ :SGK- T97)

b.Bài tập 2:

* Kết luận: Người viết phải có cảm xúc chân thực trước điều mình viết, diễn tả bằng những câu văn có sức truyền cảm.

- Yếu tố biểu cảm cần đủ để không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

HOẠT ĐỘNG 2. HDHS. LUYỆN TẬP:

- Yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập:

H: Chỉ ra yếu tố biểu cảm trong mục I vb Thuế máu? Dùng biện pháp gì để biểu cảm? Tác dụng?

H: Những cảm xúc gì được thể hiện qua đoạn văn?

- GV hướng dẫn hs viết bài tập 3 ở nhà- kiểm tra bài cũ- sửa lỗi

II. Luyện tập:

1. Bài tập 1: Yếu tố biểu cảm trong phần I (Thuế máu)

- Các từ ngữ giễu nhại: (con yêu bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ...tên da đen bẩn thỉu, An Nam mít bẩn thỉu, giióng ngườ hạ đẳng...)

- Dùng h/ ả mỉa mai bằng giọng tuyên truyền của thực dân: ( Nhiều người bản sứ ... chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi... thuỷ quái; một số khác bỏ xác tại các miền hoang vu thơ mộng vùng Ban -Căng..Tưới những vòng nguyệt quế... những chiếc gậy...

- Tác dụng:Thể hiện sự lên án, mỉa mai, chế nhạo, cười cợt, tạo hiệu quả châm biếm sâu cay. Vạch trần tội ác của bọn thực dân.

Bài tập 2:

- Tác giả phân tích điều hơn lẽ thiệt cho học trò, để họ thấy được tác hại của việc học vẹt học tủ. Người thầy ấy còn bộc bạch nỗi buồn, sự khổ tâm của một nhà giáo chân chính trước sự (xuống cấp) trong lối học văn và làm văn của những học sinh mà ông thật lòng yêu quý.

- Tác giả sử dụng yếu tố biểu cảm ở cả 3 mặt: Từ ngữ ,câu văn và giọng điệu lời văn

4. Củng cố, luyện tập

H; Vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận? Cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn ? Cách thể hiện tình cảm?

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học bài cũ : thuộc ghi nhớ, làm bài tập. Chuẩn bị: “ Đi bộ ngao du” - đọc văn bản, trả lời các câu hỏi đọc- hiểu văn bản.

Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học
Tài liệu giáo viên