(KHBD) Giáo án Sinh học 11 Bài 4 (mới, chuẩn nhất)

Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh học 11 Bài 4 đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Mời các bạn đón đọc:

(KHBD) Giáo án Sinh học 11 Bài 4 (mới, chuẩn nhất)

Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CTST Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 CTST Xem thử Giáo án Sinh 11 Cánh diều Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 Cánh diều

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CTST Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 CTST Xem thử Giáo án Sinh 11 Cánh diều Xem thử Giáo án điện tử Sinh 11 Cánh diều




Lưu trữ: Giáo án Sinh học 11 Bài 4 (sách cũ)

I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1, Kiến thức:

● Nêu được các khái niệm: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây, các yếu tố đại lượng, nguyên tố vi lượng.

● Mô tả được một số dấu hiệu điển hình khi thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng và nêu được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.

● Liệt kê các nguồn cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây, dạng phân bón (muối khoáng) cây hấp thụ được.

2, Kỹ năng:

● Quan sát, phân tích tranh vẽ.

● Thảo luận nhóm.

3, Thái độ:

Vận dụng bón phân hợp lý để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng tốt mà không gây ô nhiễm môi trường.

4, Năng lực

a, Năng lực chung.

- Năng lực tự học

- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực hợp tác.

b, Năng lực chuyên biệt.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.

- Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học

5, Phương pháp: Vấn đáp, nghiên cứu SGK + thảo luận nhóm + trực quan.

II. CHUẨN BỊ

GV:  

+ Tranh vẽ hình 4.1; 4.2 & 4.3 SGK.

+ Bảng phụ về vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây.

+ Phiếu học tập:

HS:  

Nghiên cứu trước bài học.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp học (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

Câu 1: Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?

Câu 2: Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng là tác nhân nào?

3. Bài mới (40p)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Để đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển của mình, cây luôn cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố khoáng cần thiết. Vậy vai trò của các nguyên tố này trong cây cụ thể là gì?

B. Hình thành kiến thức (33p)

Hoạt động 1:

I. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây:

(?) Kể tên những nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với sự sinh trưởng của cây.

GV: Cho HS quan sát tranh vẽ 4.1 SGK

(?) So sánh sự sinh trưởng và phát triển của lúa trong 3 chậu thí nghiệm?

(?) Thế nào là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu?

(?) Dựa vào nhu cầu cần của cây nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu được phân thành mấy nhóm nguyên tố?

(?) Kể tên các nguyên tố đại lượng và vi lượng?

GV: Cho HS quan sát hình 4.2 SGK.

(?) Em có nhận xét gì về sự thay đổi màu lá ở các loại cây trên?

GV: Giải thích và kết luận.

GV: Vậy dinh dưỡng khoáng thiết yếu có vai trò gì trong cây chúng ta sang phần II.

HS: Nghiên cứu SGK trả lời

HS: Quan sát tranh

HS: Trả lời

HS khác: bổ sung

HS: nghiên cứu SGK trả lời.

HS: Nghiên cứu SGK trả lời.

HS: Nghiên cứu SGK trả lời

HS: Quan sát tranh

HS: Trả lời

HS khác: bổ sung

Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:

- Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.

- Không thể thay thế được bất kỳ nguyên tố nào khác.

- Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.

Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu được chia làm 2 nhóm:

- Nguyên tố đại lượng gồm: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.

Nguyên tố vi lượng gồm: Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.

** Hình thành các năng lực đọc hiểu. Năng lực quan sát tranh. Năng lực phân tích so sánh.

Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng  thực tế.

Hoạt động 2: Nghiên cứu cá nhân: Học sinh nghiên cứu bảng 4 (trang 22) để trình bày

II. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây (10p)

B1: GV yêu cầu HS dựa vào mô tả của hình 4.2 và hình 5.2→ trả lời câu hỏi:

- Hãy giải thích vì sao thiếu Mg lá có vệt màu đỏ, thiếu N lá có màu vàng nhạt?

- Hoàn thành PHT.

(KHBD) Giáo án Sinh học 11 Bài 4 (mới, chuẩn nhất)

- Các nguyên tố khoáng có vai trò gì đối với cơ thể thực vật?

B2: GV nhận xét, bổ sung → kết luận.

HS quan sát hình → trả lời câu hỏi và hoàn thành PHT.

II. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây.

- Dấu hiệu thiếu các nguyên tố dinh dưỡng: Theo PHT.

- Vai trò của các nguyên tố khoáng:

+ Tham gia cấu tạo chất sống.

+ Điều tiết quá trình trao đổi chất.

**Hình thành các năng lực đọc hiểu. Năng lực quan sát tranh. Năng lực phân tích so sánh.

Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng  thực tế.

Hoạt động 3:

III. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây.

B1: GV cho HS đọc mục III, phân tích đồ thị 4.3, trả lời câu hỏi:

- Vì sao nói đất là nguồn cung cấp chủ yếu các chất dinh dưỡng khoáng?

- Dựa vào đồ thị trên hình 4.3, hãy rút ra nhận xét về liều lượng phân bón hợp lí để đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt nhất mà không gây ô nhiễm môi trường.

B2: GV nhận xét, bổ sung → kết luận.

HS nghiên cứu mục III, quan sát đồ thị hình 4.3 → trả lời câu hỏi.

III. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây:

1. Đất là nguồn cung cấp chủ yếu các chất khoáng cho cây.

- Trong đất các nguyên tố khoáng tồn tại ở 2 dạng:

+ Không tan.

+ Hòa tan.

Cây chỉ hấp thụ các muối khoáng ở dạng hòa tan.

2. Phân bón cho cây trồng.

- Bón không hợp lí với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ:

+ Gây độc cho cây.

+ Ô nhiễm nông sản.

+ Ô nhiễm môi trường đất, nước…

Tùy thuộc vào loại phân, giống cây trồng để bón liều lượng cho phù hợp.

* Hình thành các năng lực đọc hiểu.Năng lực quan sát tranh. Năng lực phân tích so sánh.

Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng  thực tế.

C. Luyện tập – Vận dụng (3p)

Câu 1. Các nguyên tố đại lượng (đa lượng) gồm:

A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.          

B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.

C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.                    

D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.

Câu 2. Vai trò chủ yếu của phôtpho đối với thực vật là gì?

A. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, photphilipt, côenzim

B. Thành phần của prôtêin, axít nuclêic, diệp lục, xitôcrôm.

C. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.

D. Thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hoá enzim.

Câu 3. Vai trò chủ yếu của kali đối với thực vật là

A. giữ cân bằng nước và ion trong tế bào.

B. thành phần của prôtêin và axít nuclêic.

C. thành phần của axit nuclêôtit, cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

D. thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim.

Câu 4. Các nguyên tố vi lượng gồm:

A.Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.                

B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.

C.C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.          

D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.

HIỂU

Câu 5: Câu nào sau đây là sai?

A. Cây chỉ hấp thụđược muối khoáng ở dạng hoà tan trong nước.

B. Muối khoáng tồn tại trong đất đều ở dạng hoà tan nên cây hấp thu được.

C. Bón phân dư thừa sẽ gây độc hại cho cây, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông phẩm.

D. Dư lượng phân bón làm xấu tính lí hoá của đất, giết chết vi sinh vật có lợi trong đất.

Câu 6: Cây có thể hấp thụ ion khoáng qua cơ quan nào?

A. Rễ và lá.           

B. Chỉ hấp thụ qua rễ.    

C. Thân và lá.      

D. Rễ và thân.

D. Mở rộng (4p)

Câu 1: Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào loại đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng?

Câu 2: Hãy liên hệ thực tế nêu 1 số biện pháp giúp quá trình chuyển hóa các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây?

Đáp án

Câu 1:

- Trong đất cũng đã chứa đựng một phần các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Khi bón lượng phân quá lớn, cây dùng không hết sẽ trở thành lượng dư thừa trong đất. Chúng làm thay đổi tính chất của đất theo hướng bất lợi, giết chết các vi sinh vật có lợi, thấm vào nguồn nước ngầm hoặc bị rửa trôi xuống các ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm nguồn nước.

- Mỗi loại phân bón cần được sử dụng cho đúng loại cây trồng với hàm lượng, thời gian và thời điểm phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Lượng phân bón tồn dư trong cơ thể thực vật sẽ dễ dẫn đến tác dụng không mong muốn và có thể gây ngộ độc cho sinh vật sử dụng.

- Mỗi giống cây trồng cũng cần lượng phân bón khác nhau, thời điểm bón phân phải phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, phù hợp với điều kiện thời tiết,… để cây có thể hấp thụ tốt nhất và sử dụng hiệu quả

- Bón phân hợp lí giúp giảm chi phí sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm, đảm bảo hiệu quả kinh tế, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Câu 2: Nhiều khoáng chất khi ở dạng sunfur không hòa tan nhưng khi chuyển qua oxit thì tan được nên cách làm là tạo xốp (tăng tiếp xúc oxy) và đốt (việc đốt nương làm rẫy không phải là không có lý).  Nhiều muối không tan được vì thiếu dung môi để hòa tan,hãy tăng mức nước ngầm lên. Ví dụ bề mặt bị phủ bởi lớp đất không thấm hoặc thấm nước hạn chế thì phải cày phơi ải đất, cày lật úp rạ xuống, bón vôi cho đất chua. Làm cỏ, sục bùn, phá váng sau khi đất bị ngập úng. Nhiều khoáng chất "trơ" nhưng khi gặp nhau sẽ không còn "trơ" nữa, việc tăng mực nước ngầm sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để chúng được gặp nhau.

4. Hướng dẫn về nhà (1p)

- Trả lời các câu hỏi SGK

- Xem trước bài 5.

Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 11 mới, chuẩn theo định hướng phát triển năng lực hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học
Tài liệu giáo viên