Giáo án Lịch Sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
Giáo án Lịch Sử lớp 12
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Giúp học sinh nắm được những nét cơ bản nhất về sự ra đời và hoạt động của các tổ chức cách mạng trong những năm 1925- 1929
- Nhận thức được sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam dưới tác động của các tổ chức cách mạng có khuynh hướng dân tộc dân chủ.
2. Về kỹ năng
Rèn luyện kỷ năng phân tích tính chất, vai trò lịch sử của các tổ chức cách mạng
3. Về thái độ
Bồi dưỡng tinh thần dân tộc theo tư tưởng cách mạng vô sản.
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt:
o Năng lực tái hiện sự kiện.
o Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, bản đồ
II. Chuẩn bị của GV & HS
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Giáo án, tranh ảnh, tư liệu tham khảo...
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, vở soạn.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Nguyễn Thái Học và ba tổ chức cách mạng.
III. Phương tiện, phương pháp, kỹ thuật dạy học
Thuyết trình, phát vấn, hoạt động nhóm…
IV. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động tạo tình huống
a. Mục đích: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.
b. Phương Pháp: GV cho HS xem bức tranh Nguyễn Ái Quốc giảng dạy những thanh niên yêu nước ở Quảng Châu. Sau đó GV hỏi: em biết gì về hình ảnh trên trên? HS suy nghĩ trả lời…
c. Dự kiến sản phẩm:
- Dự kiến HS trả lời: Nguyễn Ái Quốc giảng dạy những thanh niên yêu nước ở Quảng Châu.
Nếu ko trả lời được, GV tiếp tục mời các em khác bổ sung.
- GV bổ sung và dẫn dắt vào bài mới: Từ những năm 1925 - 1930, trên đất nước ta lần lượt xuất hiện các tổ chức cách mạng hoạt động song song với nhau. Đó là Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân đảng, ... Để hiểu được quá trình hình thành và hoạt động của các tổ chức trên, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay: Bài 13. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930 . Bài này có 2 tiết, hôm nay chúng ta học tiết thứ nhất từ mục I. Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng đến phần 1. của mục II. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. 1.Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Tiết 18 |
|
MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC |
GỢI Ý SẢN PHẨM |
---|---|
* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân GV: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập như thế nào? HS: Dựa vào nội dung SGK để trả lời. GV: Nhận xét rồi chốt ý. GV: Là một tổ chức cách mạng, mục đích chủ yếu của tổ chức đó là gì? GV: Để thực hiện mục đích trên, Hội đã có những hoạt động gì? HS: Thông qua các bài giảng lý luận và tuần báo thanh niên... GV: Sử dụng tư liệu để làm rõ nội dung tác phẩm Đường kếch mệnh. GV: Vì sao Hội phải thực hiện chủ trương "vô sản hoá"? HS: Để gắn lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. GV Vậy Vai trò của Hội VNCMTN đối với phong trào cách mạng Việt Nam? HS: Thảo luận, rút ra kết luận, cử đại diện trình bày. GV: Nhận xét, phân tích và chốt ý |
I. Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng: 1. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. a. Sự thành lập: - 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ - 2/1925, NAQ chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm Tâm Xã lập ra Cộng sản đoàn. - 6/1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, nồng cốt là Cộng sản đoàn - Mục đích: Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết đấu tranh để giải phóng dân tộc b. Hoạt động: - Mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ đưa về nước hoạt động. - 21/6/1925, ra tuần báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội - Đầu năm 1927 xuất bản tác phẩm Đường kách mệnh nhằm trang bị lý luận cho cán bộ của Hội để truyền bá về nước. - Xây dựng tổ chức cơ sở trong và ngoài nước - Cuối năm 1928 Hội thực hiện chủ trương "vô sản hoá" nhằm kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. c. Vai trò: - Đào tạo đội ngũ cán bộ đông đảo - Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác vào PTCN → Thúc đẩy phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác. |
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục 2.Tân Việt Cách mạng đảng. |
2.Tân Việt Cách mạng đảng |
Tiết 19 |
|
MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC |
GỢI Ý SẢN PHẨM |
* Hoạt động 1: Nhóm. Chia lớp thành 2 nhóm, chuẩn bị trong vòng 5 phút. Nhóm 1. Tìm hiểu về tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng: Sự ra đời và hoạt động, Khởi nghĩa Yên Bái, Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa. Nhóm 2. Tìm hiểu về Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929: Hoàn cảnh ra đời, sự thành lập, ý nghĩa. Cử đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung…GV bổ sung nhận xét và chốt kết thúc bài. GV KL: Từ Hội VNCMTN đã phân liệt thành ĐDCSĐ và ANCSĐ chứng tỏ bước phát triển của phong trào (Phân liệt: Phá vỡ hình thức cũ không đủ chứa nội dung mới của thời đại). Sự ra đời 3 tổ chức cộng sản khẳng định: ĐK thành lập ĐCS hoàn toàn chín muồi. Nguyễn Ái Quốc nhanh chóng về TQ để thống nhất các tổ chức cộng sản |
3. Việt Nam Quốc dân đảng: a. Sự ra đời và hoạt động: - Ngày 25/12 /1927, VNQDĐ ra đời. - Mục đích, tôn chỉ: + Trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng → Mơ hồ, không rõ ràng, + Đến năm 1929, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền. → Theo khuynh hướng DCTS -> Tổ chức cơ sở của đảng trong quần chúng rất ít, địa bàn hoạt động hẹp, tổ chức lỏng lẻo,thành phần phức tạp... ⇒ Non yếu b. Khởi nghĩa Yên Bái: * Nguyên nhân trực tiếp: - Tháng 2- 1929 Việt Nam Quốc dân đảng ám sát tên Ba Danh ở Hà Nội, từ đó Pháp tăng cường khủng bố. - Bị tổn thất lớn, nên đảng quyết định khởi nghĩa. * Diễn biến: - 9- 2- 1930 khởi nghĩa bùng nổ ở Yên Bái sau đó ở Phú Thọ, Sơn Tây, Hải Dương, ... → Nhanh chóng thất bại. * Nguyên nhân thất bại: - Khách quan: Pháp đang còn mạnh. - Chủ quan: Thiếu đường lối chính trị đúng, phạm nhiều sai lầm trong tổ chức và lãnh đạo. * Ý nghĩa: - Cổ vũ lòng yêu nước,chí căm thù giặc của ND ta - Thể hiện lòng yêu nước, bất khuất của một bộ phận tiên tiến trong TSDT - Khởi nghĩa Yên Bái thất bại chấm dứt vai trò lịch sử của VNQDĐ. II. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời: 1. Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929 a. Hoàn cảnh ra đời: - 1929, PTCM đặc biệt là phong trào công nông phát triển mạnh, khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế → Yêu cầu cần phải thành lập ĐCS đủ khả năng lãnh đạo CM - 3- 1929 một số hội viên tiên tiến của Hội VNCMTN ở Bắc kỳ đã lập chi bộ cộng sản đầu tiên(7 người) số nhà 5D Hàm Long (HN), chuẩn bị thành lập ĐCS để thay thế cho Hội VNCMTN - 5- 1929 tại ĐH lần 1 của Hội Việt Nam CMTN, đoàn đaị biểu Bắc kỳ kiến nghị thành lập Đảng → Không chấp nhận b. Sự thành lập: - 6- 1929, đại biểu các tổ chức cộng sản ở Bắc kỳ thành lập ĐDCSĐ - 8- 1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến của Hội VNCMTN ở Nam kỳ thành lập An Nam Cộng sản đảng - 9- 1929, những người tiên tiến trong Tân Việt thành lập ĐDCSLĐ c. Ý nghĩa: - Phản ánh xu thế khách quan của cuộc vận động GPDT ở VN - Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của phong trào CMVN - Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của ĐCSVN |
Tiết 20. GV: Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái dẫn đến VNQDĐ chấm dứt hoạt động, sự phát triển của Hội VNCMTN, sự phân hoá của Tân Việt chứng tỏ hệ tư tưởng cộng sản đã giành ưu thế trong phong trào dân tộc.Những biến chuyển trên đã đưa đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản để thống nhất thành ĐCSVN. Vậy ĐCSVN đã ra đời như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu phần còn lại của Bài 13. |
|
MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC |
GỢI Ý SẢN PHẨM |
II. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời: 1. Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929 |
|
* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân GV: Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến hội nghị thành lập đảng? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Nội dung hội nghị thành lập đảng? HS trả lời GV giải thich k/n “Cương lĩnh” (Mục đích, đường lối, nhiệm vụ của một tổ chức chính trị, một đảng) * Sử dụng kiến thức liên môn: GV đọc Đoạn thơ Bài Từ Ấy của Tố Hữu |
2. Hội nghị thành lập ĐCSVN: a. Hoàn cảnh lịch sử: - 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời và hoạt động riêng lẽ → Ảnh hưởng đến phong trào CM → Yêu cầu phải thống nhất thành một đảng duy nhất - Được sự uỷ nhiệm của QTCS, NAQ từ Thái Lan về TQ để thống nhất các tổ chức cộng sản thành 1 Đảng duy nhất… - Từ ngày 6- 1- đến 8-2-1930, hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản được tiến hành tại Cửu Long (Hương Cảng, TQ) |
* Hoạt động 2: Nhóm GV chia lớp thành 3 nhóm, thời gian 5 phút chuẩn bị Nhóm 1: Tính khoa học ,đúng đắn thể hiện ở điểm nào trong Cương lĩnh? Nhóm 2: Tính dân tộc thể hiện ở điểm nào trong Cương lĩnh? Nhóm 3: Sự sáng tạo thể hiện ở điểm nào trong Cương lĩnh? - HS thảo luận, cử đại diện trả lời, GV phân tích thêm * Tính KH: Vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác- lênin khi xác định các vấn đề cơ bản của CMVN: Đường lối, nhiệm vụ, lãnh đạo CM...(Liên hệ con đường phát triển CMVN 1954- 1975) * Tính DT: Đánh đổ ĐQ, PK và TS phản động * Sự sáng tạo: Vận dụng sáng tạo học thuyết Mác vào hoàn cảnh cụ thể của VN. Đề cao nhiệm vụ chống ĐQ, phân hoá PK và TS...rất phù hợp với XH thuộc địa |
b. Nội dung hội nghị: - Thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, lấy tên là ĐCSVN - Thông qua chính cương, sách lược vắn tắt do NAQ soạn thảo, đây là bản cương lĩnh C.trị đầu tiên của Đảng * Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng: - Đường lối chiến lược: CMTSDQ và thổ địa CM để đi tới xã hội cộng sản → Con đường phát triển tất yếu của CMVN là ĐLDT gắn liền CNXH - Nhiệm vụ: Đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản động làm cho nước VN được độc lập, tự do. → Nhiệm vụ DTDC nhưng đề cao nhiệm vụ DT - Lực lượng CM: Công, nông, TTS, trí thức. Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và TS thì lợi dụng hoặc trung lập - Lãnh đạo CM: ĐCSVN- đội tiên phong của giai cấp VS. - CMVN phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới * KL: Là Cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này |
* Hoạt động: Cá nhân - GV: ĐCSVN ra đời có ý nghĩa gì? - HS: Dựa vào SGK trả lời, GV: bổ sung chốt - GV: Tại sao nói đảng ra đời là bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử CMVN? - HS: Suy nghĩ trả lời, GV bổ sung chốt và kết thúc bài. |
c. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng - Là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc ở VN, là sự lựa chọn của lịch sử - Là sản phẩm tất yếu của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với PTCN và yêu nước - Tạo ra bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử CMVN + Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối , vai trò lãnh đạo CM. Từ đây quyền lãnh đạo thuộc về giai cấp công nhân + CMVN trở thành một bộ phận của CMTG + Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt của CMVN |
3. Hoạt động luyện tập
- Nắm được sự ra đời, hoạt động và vai trò của 3 tổ chức cách mạng trên.
- Từ sự phát triển của Hội VNCMTN, sự phân hoá của Tân Việt, sự thất bại của VNQDĐ → Rút ra nguyên nhân chung.
- Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung hội nghị và cương lĩnh thành lập Đảng CSVN.
- Nêu ý nghĩa lịch sử của hội nghị và việc Đảng CSVN ra đời.
- Nội dung hội nghị thành lập đảng và Cương lĩnh chính trị của Đảng Dùng sơ đồ để củng cố
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng
- Vì sao Việt Nam Quốc dân Đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại?
- Vì sao 3 tổ chức CS ra đời vào năm 1929? sự ra đời đó khẳng định điều gì?
- Vì sao Đảng cộng sản VN ra đời? chứng minh sự ra đời của Đảng là một tất yếu lịch sử?
- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập của Đảng CSVN.
- Vì sao cương lĩnh Đảng CSVN 1/1930 là cương lĩnh: khoa học, GPDT.
V. Hướng dẫn học sinh tự học
Học bài cũ.
- Tìm đọc bài thơ: Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu.
Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Chuẩn bị bài mới: Bài 14. Phong trào cách mạng 1930-1935.
Sưu tầm thơ ca ca ngợi phong trào CM 1930- 1931và Xô viết Nghệ -Tĩnh
Duyệt của tổ chuyên môn
Tải thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 12 theo phương pháp mới khác:
- Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
- Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935
- Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939
- Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12