Giáo án Lịch Sử 12 Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946

Giáo án Lịch Sử lớp 12

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Những thuận lợi cơ bản cũng như khó khăn to lớn của nước ta trong năm đầu sau cách mạng tháng Tám.

- Sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, thực hiện những chủ trương và biện pháp xây dựng chính quyền bảo vệ thành quả cách mạng.

2. Về kỹ năng

Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước sau cách mạng tháng Tám và nhiệm vụ cấp bách trong năm đầu của nước VNDCCH.

3. Về thái độ

Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc.

4. Năng lực hướng tới

• Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

• Năng lực chuyên biệt:

 o Năng lực tái hiện sự kiện.

 o Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, bản đồ

II. Chuẩn bị của GV & HS

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Một số tư liệu:

+ Hình ảnh nạn đó cuối 1944 đầu 1945...; một số phim về quân đồng minh vào VN, phim ảnh về giặc dốt, giặc đói, tình hình tài chính...

+ Tranh ảnh liên quan khác...

2. Chuẩn bị của học sinh

SGK, vở ghi, vở soạn. Bài chuẩn bị theo nhóm...

III. Phương tiện, phương pháp, kỹ thuật dạy học

IV. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động tạo tình huống

a. Mục đích: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.

b. Phương Pháp: GV cho HS xem 1 bức ảnh về nạn đó cuối năm 1944-đầu 1945, Sau đó GV hỏi: em biết gì về hình ảnh trên trên? HS suy nghĩ trả lời…

c. Dự kiến sản phẩm:

- Dự kiến HS trả lời: nạn đói ...GV tiếp tục mời các em khác bổ sung.

d. Dẫn dắt bài mới: GV bổ sung và dẫn dắt vào bài mới: Ngay sau khi ra đời, nước VNDCCH phải đối mặt trước những khó khăn chồng chất, đặt cách mạng vào tình thế "Ngàn cân treo sợi tóc". Đảng, chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết vấn đề đó như thế nào? Kết quả ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Tiết 27.

MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC

GỢI Ý SẢN PHẨM

Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân.

- GV yêu cầu HS đọc phần I và trả lời câu hỏi: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 có những khó khăn gì?

- HS trả lời, bổ sung, GV chốt ý và ghi bảng.

- GV: Âm mưu của lực lượng đế quốc và các tổ chức, đảng phái trong nước?

- HS trả lời, bổ sung, GV chốt ý và ghi bảng.

- GV: Em hãy trình bày Những khó khăn của một nước vừa thoát khỏi ách thống trị của chế độ phong kiến, thực dân?

- GV cho HS xem một số hình ảnh về nạn đói ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ cuối 1944, đầu 1945.

- HS trả lời, bổ sung, GV chốt ý và ghi bảng.

- GV: Theo em, khó khăn nào là lớn nhất? Tại sao nói nước VNDCCH đang đứng trước tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”?

I . Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945:

a. Khó khăn:

* Chính trị:

- Sau cách mạng tháng Tám, lực lượng đế quốc đông, mạnh vào nước ta với danh nghĩa quân Đồng minh

+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc kéo vào

+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: Quân Anh vào, dọn đường cho Pháp quay trở lại xâm lược .

+ 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp, tiến hành những hoạt động chống phá ta

- Theo sau chúng là bọn tay sai phản động"Việt Quốc", "Việt Cách".

→ Âm mưu thủ tiêu thành quả cách mạng, chính quyền cách mạng .

- Chính quyền cách mạng vừa mới thành lập, lực lượng vũ trang còn non yếu .

* Kinh tế, tài chính:

- Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chiến tranh tàn phá nặng nề .

- Nạn đói diễn ra, 2 triệu người chết vì đói

- Ngân sách nhà nước trống rỗng...

* Văn hoá- xã hội:

- 90% dân số không biết chữ.

- Các tệ nạn xã hội chưa giải quyết được

⇒ Khó khăn lớn nhất là ngoại xâm, nội phản . Đất nước đứng trước tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”.

Hoạt động 2: Cá nhân.

- GV: Bên cạnh những khó khăn tưởng chừng không vượt qua nổi cách mạng nước ta có những thuận lợi cơ bản nào?

- HS trả lời, GV chốt ý ghi bảng.

b. Thuận lợi:

* Trong nước:

- Nhân dân giành quyền làm chủ, phấn khởi gắn bó với chế độ mới.

- Có Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo tin tưởng tuyệt đối…

* Thế giới:

- Hệ thống XHCN trên TG đang hình thành…

- PT GPDT phát triển mạnh đã cổ vũ, động viên nhân dân ta đấu tranh.

Hoạt động 3: Hoạt động nhóm.

- GV chia lớp thành 4 nhóm

+ Nhóm 1: Nêu những biện pháp và kết quả, ý nghĩa của việc xây dựng chính quyền cách mạng .

+ Nhóm 2: Nêu những biện pháp và kết quả giải quyết nạn đói .

+ Nhóm 3: Nêu những biện pháp và kết quả giải quyết nạn dốt .

+ Nhóm 4: Nêu những biện pháp và kết quả giải quyết khó khăn về tài chính

Sau thời gian thảo luận đại diện từng nhóm trình bày , GV cho nhận xét , bổ sung , GV chốt ý và ghi bảng theo từng mục .

GV lần lượt cho HS xem hình ảnh về bầu cử quốc hội khoá I , về phong trào “hũ gạo tiết kiệm” , “ngày đồng tâm” , “tuần lễ vàng” , lớp “ bình dân học vụ ”

- Chú ý phân tích ý nghĩa của thắng lợi trong bầu cử quốc hội và thành lập chính quyền các cấp (Củng cố, kiện toàn bộ máy chính quyền các cấp, biểu dương sức mạnh khối đại đoàn kết, phát huy lòng yêu nước, thể hiện quyền, nghĩa vụ của công dân. Đánh bại âm mưu chia rẽ, lật đổ của bọn phản động, đế quốc)

II. Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.

1. Xây dựng chính quyền cách mạng:

- 6 - 1 - 1946, tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Hơn 90% cử tri đi bỏ phiếu, bầu được 333 đại biểu

- Ở các địa phương Bắc Bộ và Trung Bộ, tiến hành bầu cử hội đồng nhân dân các cấp

- 2 - 3 - 1946, Quốc hội thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến (HCM làm chủ tịch)

- 9 - 11 - 1946, Quốc hội thông qua hiến pháp đầu tiên.

- Lực lượng vũ trang được chấn chỉnh

- 22 - 5 - 1946, Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời.

CQCM bước đầu được củng cố.

2. Giải quyết nạn đói:

- Biện pháp trước mắt: Tổ chức quyên góp, phát huy tinh thần “tương thân tương ái”...

- Biện pháp lâu dài: Tăng gia sản xuất, giảm tô, xoá bỏ những thứ thuế vô lí...

Nạn đói cơ bản bị đẩy lùi.

3. Giải quyết nạn dốt:

- 8 - 9 - 1945, Hồ Chủ Tịch kí sắc lệnh thành lập “Nha bình dân học vụ”. Sau một năm, cả nước có 76 nghìn lớp học với 2,5 triệu học viên.

- Các trường tiểu học, THPT và đại học phát triển mạnh, đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục.

Nạn dốt được đẩy lùi

4. Giải quyết khó khăn về tài chính:

- Kêu gọi nhân dân đóng góp qua “quỹ độc lập”, “tuần lễ vàng”... Quyên góp được 370 kg vàng và 20 triệu đồng.

- Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam

- 23 - 11 - 1946 tiền Việt Nam được lưu hành.

Tình hình TC bước đầu được củng cố…

Hoạt động 4: Cá nhân

- GV: Hãy cho biết ý nghĩa của những kết quả đạt được trong việc giải quyết các khó khăn trên là gì ?

- HS: Suy nghĩ trả lời, các em khác bổ sung

- GV: bổ sung chốt và kết thúc tiết.

* Ý nghĩa:

- Đưa cách mạng nước ta vượt qua những khó khăn to lớn, đánh bại âm mưu chia rẽ, lật đổ của bọn phản động, đế quốc, củng cố và tăng cường sức mạnh của chính quyền nhà nước.

- Thể hiện tính ưu việt của chế độ mới.

- Cổ vũ, động viên nhân dân bảo vệ chính quyền và nền độc lập, tự do vừa mới giành được.

Tiết 28. tiếp theo bài 17

MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC

GỢI Ý SẢN PHẨM

Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân.

- GV điểm lại tình hình Nam Bộ sau ngày cách mạng tháng Tám thành công.

GV: Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược lần hai của ND Nam Bộ diễn ra như thế nào ?Kết quả bước đầu của cuộc kháng chiến?

GV: Bổ sung một số mẩu chuyện, tư liệu lịch sử ở giai đoạn này.

- Dùng tranh ảnh minh hoạ.

III. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản

1. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ.

- Đêm 22 rạng sáng 23 - 9 – 1945, TD Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban Nam Bộ, chính thức gây chiến tranh xâm lược VN lần thứ hai.

- Quân dân Sài Gòn- Chợ Lớn và Nam Bộ nhất tề nổi dậy chống Pháp, đốt tàu Pháp, đánh kho tàng, phá nguồn tiếp tế, dựng chướng ngại vật...

Những đoàn quân ”Nam tiến”, vào Nam chiến đấu, ND quyên góp ủng hộ đồng bào Nam Bộ KC.

Cuộc KC đã bước đầu làm thất bại kế hoạch " Đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp, tạo điều kiện cho cả nước kháng chiến lâu lài

Hoạt động 2: Hoạt động nhóm

Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận 4 phút

Nhóm 1: Chủ trương của Đảng ta đối với quân Trung Hoa Dân quốc ?

Nhóm 2: Căn cứ vào đâu ta chủ trương hoà hoãn với quânTrung Hoa Dân quốc?

Nhóm 3: Kết quả, ý nghĩa của chủ trương sách lược hoà hoãn?

Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.

GV: bổ sung, nhận xét (Quân Đồng minh, lực lượng đông... Để thực hiện sách lược phân hoá kẻ thù...)

GV: kể giải quyết vụ án Ô Như hầu (nếu còn thời gian)

- GV: Bổ sung, chốt ý

2. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc:

- Trước hoàn cảnh phải đối phó với Pháp ở Miền Nam và sự uy hiếp của quân THDQ ở miền Bắc, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tạm thời hoà hoãn, tránh cùng một lúc ta phải đối phó với nhiều kẻ thù

- Ta nhân nhượng một số yêu sách kinh tế, chính trị cho quân THDQ: như tiêu tiền: “Quan kim”, Quốc tệ” (mất giá), cung cấp một phần lương thực cho chúng; nhường 70 ghế trong quốc hội và 4 ghế bộ trưởng trong chính phủ (ko qua bầu cử).

→ ĐCSĐD tuyên bố tự giải tán (Rút vào hoạt động bí mật)

- Ta kiên quyết vạch trần âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại của bọn phản động tay sai, trừng trị theo pháp luật những kẻ phá hoại có đủ bằng chứng

- Ý nghĩa:

+ Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai.

+ Làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền CM của chúng.

Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân.

GV: Phân tích âm mưu, thủ đoạn của quân THDQ, Pháp

Dẫn thêm 1 số sự kiện.

- GV: Tại sao lúc này ta chủ trương đàm phán với Pháp ?

HS:

- GV: Giải thích: Pháp lúc này còn gặp khó khăn, chưa đủ lực lượng đánh ra Bắc. Ta hoà hoãn tạm thời sẽ tránh được tình trạng phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng 1lúc, mượn tay Pháp để đuổi nhanh 20 vạn quân Trung hoa Dân quốc về nước '

- GV: Nội dung hiệp định sơ bộ ?

GV: Hướng dẫn HS đọc SGK

3. Phân tích 1 số chi tiết quan trọng.

4. Quan hệ Việt - Pháp sau Hiệp định sơ bộ?

- GV: Em có nhận xét gì về chủ trương và biện pháp của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ này?

HS: suy nghĩ trả lời

GV: bổ sung, nhận xét: Chủ trương biện pháp của Đảng hết sức đúng đắn và sáng tạo, thể hiện sự mền dẻo trong sách lược nhưng cứng rắn về nguyên tắc chiến lược.

? Ý nghĩa của việc hoà hoãn với Pháp.

HS: Thảo luận để trả lời câu hỏi

GV: Phân tích chốt ý, kết thúc bài

3. Hoà hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta

- 28-2-1946, Pháp và Trung Hoa Dân quốc kí hiệp ước Hoa - Pháp.

- Hiệp ước Hoa – Pháp đặt ND ta trước hai con đường phải lựa chọn:

+ Hoặc chống Pháp, không cho Pháp đổ bộ lên MB

+ Hoặc chủ động đàm phán, hoà hoãn với Pháp để tránh tình trạng phải đối phó với nhiều kẻ thù trong một lúc

→ Ta chọn giải pháp "Hoà để tiến"

- Chiều 6- 3 – 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ ký với Pháp"Hiệp định sơ bộ".

- Nội dung Hiệp định sơ bộ:

+ CP Pháp công nhận VNDCCH là 1 quốc gia tự do có CP, nghị viện, quân đội, tài chính riêng nằm trong khối liên hiệp Pháp.

+ CPVN đồng ý cho 15.000 quân Pháp được ra miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật và rút dần trong thời hạn 5 năm.

+ Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở miền Nam đi đến cuộc đàm phán chính thức ở Pa-ri…

- Ý nghĩa:

+ Tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống nhiều kẻ thù cùng một lúc.

+ Đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta.

+ Có thêm thời gian hoà bình để củng cố chính quyền cách mạng. chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

- Ta & Pháp tiếp tục cuộc đàm phán tại Phôngtennơblô nhưng thất bại → 14- 9 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Pháp bản tạm ước, tiếp tục nhường một số quyền lợi kinh tế, văn hoá cho Pháp Để tranh thủ thêm thời gian HB chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.

3. Hoạt động luyện tập

- Nắm được tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” ở nước ta”…

- Nêu được những giải pháp của Đảng, CP để giải quyết tình hình trên.

- Ý nghĩa của những giải pháp.

- Nêu được những giải pháp của Đảng, CP để giải quyết tình hình giặc ngoại xâm.

- Ý nghĩa của những giải pháp.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng

Vì sao Đảng ta đã thực hiện những giải pháp giải quyết tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” hiệu quả ?

Hãy chỉ ra nghệ thuật chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc điều hành chính phủ Liên Hiệp?

V. Hướng dẫn học sinh tự học

- Học bài cũ.

+ Học bài.

+ Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan .

+ Hãy hoàn thành bảng thống kê dưới đây về thành tích bước đầu của công cuộc xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng.

Giáo án Lịch Sử 12 Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 | Mới nhất Giáo án Lịch Sử 12

- Tìm hiểu bài mới:

Bài 18. NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 - 1950).

HS tìm hiểu các bài tập

1. Vì sao Đảng ta và CTHCM phát động cuộc kháng chiến chống Pháp? Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp?

2. Kết quả và ý nghĩa Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc v.tuyến 16.

Duyệt của tổ chuyên môn

Tải thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 12 theo phương pháp mới khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên