Giáo án Lịch Sử 12 Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 2 có đáp án

Giáo án Lịch Sử lớp 12

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Biết, hiểu, lí giải được tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ và phong trào Đòng khởi của nhân dân miền Nam.

- Biết, hiểu, so sánh, lí giải được những âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong các chiến lược chiến tranh giai đoạn 1954 – 1975.

- Biết và hiểu được những thắng lợi quân sự, chính trị và ngoại giao của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

- Phân tích, lí giải được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của các thắng lợi đó.

2. Về kỹ năng

- Làm phần trắc nghiệm: đọc hiểu câu dẫn và lựa chọn đáp án đúng nhất.

- Làm phần tự luận: kĩ năng: trình bày vấn đề, viết bài, vận dụng kiến thức để phân tích, giải thích và đánh giá vấn đề lịch sử.

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (6 điểm). Một câu đúng 0.25 điểm.

Câu 1. Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng nước ta sau năm 1954 là

 A. xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hỗ trợ cho CM miền Nam.

 B. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam chống Mĩ-Ngụy.

 C. xây dựng CNXH ở miền Bắc, tiến hành CMDTDCND ở miền Nam.

 D. miền Bắc xây dựng CNXH, chi viện cho miền Nam đánh Mĩ.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”?

 A. Giáng một đòn mạnh vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ.

 B. Buộc Mĩ phải rút quân về nước.

 C. Làm lung lay tận gốc chính quyền Diệm.

 D. Cách mạng MN từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Câu 3. Trong những năm 1957-1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn do chính quyền Ngô Đình Diệm dùng thủ đoạn

 A. “tố cộng”, “diệt cộng”.

 B. “tố cộng”, “bài phong”.

 C. “đã thực”, “diệt cộng”.

 D. “thà giết lầm hơn bỏ sót”.

Câu 4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã xác định cách mạng miền Nam có vai trò

 A. có vai trò quyết định đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.

 B. có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của CM cả nước.

 C. có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

 D. có vai trò chủ chốt để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu 5. Sau khi Pháp rút khỏi nước ta, Mĩ đã có hành động gì?

 A. Trực tiếp đưa quân đội vào thay quân Pháp.

 B. Ủng hộ bọn tay sai Ngô Đình Diệm nắm toàn bộ chính quyền.

 C. Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hóa cho Mĩ.

 D. Biến nước ta thành căn cứ quân sự ở châu Á.

Câu 6. Hội nghị lần thứ 15 (1/1959) của BCHTW Đảng đề ra con đường đấu tranh của cách mạng miền nam như thế nào?

 A. Đấu tranh chính trị, đấu tranh bí mật.

 B. Đấu tranh chính trị, đấu tranh công khai hợp pháp.

 C. Đấu tranh chính trị, đấu tranh nghị trường.

 D. Đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang.

Câu 7. Đánh giá nào sau đây về ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam là chính xác?

 A. Buộc đế quốc Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc không điều kiện.

 B. Buộc Mĩ phải đến đàm phán với ta ở Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.

 C. Giáng đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của quân Mĩ.

 D. Đánh dấu sự phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Câu 8. Vì sao ngay sau khi hòa bình lập lại, nhân dân miền Bắc phải tiến hành cách mạng ruộng đất?

 A. Vì nông nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp.

 B. Vì chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ PK vẫn còn rất phổ biến.

 C. Vì để làm hậu phương cho tiền tuyến lớn ở miền Bắc.

 D. Vì để khắc phục hậu quả chiến tranh.

Câu 9. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” ra đời trong hoàn cảnh nào?

 A. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản.

 B. Phong trào ‘Đồng khởi” giành thắng lợi.

 C. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bị thất bại.

 D. Chiến lược “chiến tranh một phía” bị phá sản.

Câu 10. Quy mô của chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Việt Nam là

 A. ở miền Nam.

 B. toàn Đông Dương.

 C. ở miền Nam và miền Bắc.

 D. ở miền Nam và Lào.

Câu 11. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh

 A. thực dân cũ của Mĩ.

 B. thực dân mới của Mĩ.

 C. kinh tế.

 D. ngoại giao.

Câu 12. Lực lượng đóng vai trò quan trọng nhất trong “chiến tranh cục bộ” là

 A. Quân Đội Sài Gòn.

 B. Quân chư hầu

 C. Quân đồng minh của Mĩ

 D. Quân viễn chinh Mĩ.

Câu 13. Thắng lợi mở đầu của quân và dân ta chống “chiến tranh cục bộ” là trận nào?

 A. Ấp Bắc.

 B. Bình Giã

 C. Vạn Tường

 D. Đồng Xoài.

Câu 14. Ý nghĩa nào không phải của Tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân 1968?

 A. Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

 B. Buộc Mĩ tuyên bố " Phi Mỹ hoá" chiến tranh xâm lược Việt Nam.

 C. Chấm dứt chiến tranh phá hoại MB, chịu đến hội nghị Pari đàm phán.

 D. Buộc Mĩ phải rút quân về nước không điều kiện.

Câu 15. Để đánh phá miền Bắc nước ta lần thứ nhất, Mĩ dựng lên sự kiện

 A. Lạch Trường.

 B. Vịnh Bắc Bộ.

 C. Vịnh Hạ Long.

 D. Đồng Xoài.

Câu 16. Tuyên bố nào của Mĩ đánh dấu “chiến tranh cục bộ” cơ bản bị phá sản?

 A. Tăng cường chiến tranh xâm lược Việt Nam.

 B. "Phi Mĩ hoá" chiến tranh xâm lược Việt Nam.

 C. "Mĩ hoá" chiến tranh xâm lược Việt Nam.

 D. Hạn chế chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 17. Nội dung nào không phải là âm mưu của Mĩ khi thực hiện phá hoại miền Băc?

 A. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.

 B. Ngăn chặn sự chi viện từ ngoài vào miền Bắc, từ miền Bắc vào miền Nam.

 C. Uy hiếp tinh thần của nhân dân ta.

 D. Ngăn chặn sự chi viện của các nước tư bản chủ nghĩa vào miền Bắc.

Câu 18. Vì sao từ chiến lược “chiến tranh cục bộ” Mĩ chuyển sang chiến lược “VN hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”?

 A. Thất bại của trận Vạn Tường.

 B. Thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”.

 C. Thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc.

 D. Thất bại trong xuân Mậu Thân 1968.

Câu 19. Mối quan hệ giữa thắng lợi trên mặt trận quân sự với thắng lợi trên mặt trận ngoại giao thể hiện ở hai sự kiện nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954– 1975)?

 A. Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) với Hiệp định Pari (1973).

 B. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) với Hiệp định Pari (1973).

 C. Trận điện Biên Phủ trên không 12/1972 với Hiệp định Pari (1973).

 D. Chiến thắng Vạn Tường (28-8-1965) với Hiệp định Pari (1973).

Câu 20. Sự khác biệt cơ bản về lực lượng của chiến lược “chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” là

 A. lực lượng quân đội Sài Gòn giữ vai trò quang trọng nhất.

 B. lực lượng quân đội đồng minh của Mĩ giữ vai trò quang trọng nhất.

 C. lực lượng quân đội Việt Nam cộng hòa giữ vai trò quang trọng nhất.

 D. lực lượng quân đội viễn chinh Mĩ giữ vai trò quang trọng nhất.

Câu 21. Thủ đoạn thâm độc của Mĩ và cũng là điểm khác trước mà Mĩ đã triển khai khi thực hiện chiến lược “VN hóa chiến tranh” là

 A. cấu kết với các nước lớn XHCN để cô lập cách mạng Việt nam.

 B. dùng người Việt đánh người Việt, giảm xương máu người Mĩ.

 C. được thực hiện bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu.

 D. có sự phối hợp về hỏa lực, hậu cần Mỹ và vẫn do Mỹ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn.

Câu 22. Thắng lợi nào của quân và dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược?

 A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

 B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân1968.

 C. Trân “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

 D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Câu 23. Hội nghị lần thứ 21 của BCHTW Đảng (7/1973) đã nhấn mạnh con đường cách mạng miền nam là

 A. cách mạng bạo lực, kiên quyết ĐT trên 3 mặt trận: quân sự, ngoại giao, kinh tế.

 B. cách mạng bạo lực, kiên quyết ĐT trên 3 mặt trận: chính trị, quân sự, ngoại giao.

 C. cách mạng bạo lực, kiên quyết ĐT trên 3 mặt trận: chính trị, tâm lí, ngoại giao.

 D. cách mạng bạo lực, kiên quyết ĐT trên 3 mặt trận: chính trị, quân sự, văn hóa.

Câu 24. Chiến thắng nào cuối 1974 - đầu 1975, khẳng định sự lớn mạnh và khả năng chiến thắng của ta và thời cơ chiến lược giải phóng miền Nam xuất hiện?

 A. Chiến thắng đường số 14, Bình Phước.

 B. Chiến thắng đường số 14, Bình Dương.

 C. Chiến thắng đường số 14, Đông Nam Bộ.

 D. Chiến thắng đường số 14, Phước Long.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm).

Hãy trình bày và phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)?

Tải thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 12 theo phương pháp mới khác:

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại khoahoc.vietjack.com

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên