Giáo án Toán 7 Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác mới nhất

Giáo án Toán 7 Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác mới nhất

Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:    

1. Kiến thức: HS biết khái niệm đường cao của tam giác và mỗi tam giác có ba đường cao.

2. Kĩ năng: Luyện cách dùng êke để vẽ đường cao của tam giác. Qua vẽ hình nhận biết ba đường cao của tam giác luôn đi qua một điểm. Từ đó vận dụng định lí về tính chất đồng quy của ba đường cao của tam giác để giải bài tập.

3. Thái độ: Rèn tư duy, suy luận hợp lí.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Biết khái niệm đường cao của tam giác và tính chất ba đường cao tam giác. Nắm vững được nội dung và cách chứng minh hai định lí. Biết tóm tắt GT, KL định lý; của bài toán.

 

5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, tính toán, giao tiếp, làm chủ bản thân.

- Năng lực chuyên biệt: Thu thập và xử lí thông tin toán học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên : Bảng phụ, phấn màu, compa, êke, thước kẻ.

2. Học sinh : Làm bài tập đã cho, bảng nhóm, compa, êke, thước kẻ.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá.

Nội dung

Nhận biết (MĐ1)

Thông hiểu (MĐ2)

Vận dụng (MĐ3)

Vận dụng cao (MĐ4)

1. Đường cao của tam giác. Tính chất ba đường cao của tam giác.

Biết vẽ đường cao của một tam giác.

Thông qua hình vẽ biết tính chất ba đường cao của một tam giác.

Vận dụng tính chất để ứng dụng vào bài cụ thể. Biết tóm tắt bài toán.

2. Về các đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của tam giác cân

Biết vẽ đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác ứng với cạnh đáy của một tam giác cân.

Hiểu tính chất về đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của một tam giác cân.

Biết vận dụng tính chất để ứng dụng vào bài cụ thể. Biết tóm tắt GT, KL bài toán.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

* Kiểm tra bài cũ: (5’)

H: Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng vẽ được mấy đường vuông góc với đường thẳng đó?

Cho điểm A nằm ngoài đường thẳng a hãy dùng êke để vẽ đường thẳng đi qua A và vuông góc với a.

Đáp án: Qua 1 điểm nằm ngoài một đường thẳng vẽ được một đường vuông góc với đường thẳng đó.                                                                                                               (5đ)

Giáo án Toán 7 Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác mới nhất

A. KHỞI ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)  (1’)                          

(1) Mục tiêu: Kích thích HS suy đoán, hướng vào bài mới

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp – gợi mở/Kỹ thuật động não

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn.

(5) Sản phẩm: Không

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

GV: Ở các tiết học trước ta đã biết trong một tam giác 3 đường trung tuyến, 3 đường phân giác, 3 đường trung trực đều gặp nhau tại một điểm. Hôm nay, chúng ta học tiếp một đường chủ yếu nữa của tam giác thông qua §9.

HS lắng nghe

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

NL hình thành

HOẠT ĐỘNG 2: Đường cao của tam giác.  (5’)

(1) Mục tiêu: HS biết khái niệm đường cao của tam giác và mỗi tam giác có ba đường cao.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Tái hiện kiến thức, thu thập thông tin, thuyết trình, vấn đáp/ kỹ thuật đặt câu hỏi, động não, thu nhận thông tin phản hồi.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, cả lớp.

(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, sgk, dụng cụ học tập

(5) Sản phẩm: HS nắm được khái niệm và xác định được số đường cao của tam giác.

1. Đường cao của tam giác:           

Giáo án Toán 7 Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác mới nhất

AI: đường cao của tam giác ABC

GV: Vẽ tam giác ABC lên bảng

GV: Vẽ đoạn vuông góc từ đỉnh đến cạnh đối diện và giới thiệu đó là đường cao.

H: Một tam giác có mấy đường cao?

GV: Y/c HS lên bảng vẽ 2 đường cao còn lại của tam giác ABC.

HS: vẽ hình vào vở và nghe GV trình bày.

HS: một tam giác có ba đường cao.

HS: Lên bảng vẽ hình.

Tư duy, vẽ hình,  giao tiếp,  làm chủ bản thân.

HOẠT ĐỘNG 3:

Tính chất ba đường cao của tam giác.  (10’)

(1) Mục tiêu: HS biết được tính chất ba đường cao của tam giác. HS nhớ tên gọi giao điểm và biết cách xác định giao ba đường cao của tam giác

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Tái hiện kiến thức, thu thập thông tin, thuyết trình, vấn đáp/ kỹ thuật đặt câu hỏi, động não, thu nhận thông tin phản hồi.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, cả lớp.

(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, sgk, dụng cụ học tập

(5) Sản phẩm: HS nhớ được nhận xét về ba đường cao của một tam giác và biết được tính chất ba đường cao của tam giác cùng đi qua một điểm.

2. Tính chất ba đường cao của tam giác:

Giáo án Toán 7 Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác mới nhất

*Ba đường cao của tam giác cùng đi qua một điểm.

GV: Yêu cầu HS thực hiện ?1

GV: chia lớp làm 3 phần: 1/3 lớp vẽ tam giác nhọn; 1/3 lớp vẽ tam giác tù; 1/3 lớp vẽ tam giác vuông.

GV: Gọi 3 HS lên bảng vẽ hình.

GV cho HS nêu nhận xét

GV: giới thiệu định lí về tính chất ba đường cao.

HS: thực hiện ?1

HS: ba em lên bảng vẽ hình

HS: nêu nhận xét

HS nghe GV giới thiệu định lí về tính chất ba đường cao.

Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, giao tiếp, làm chủ bản thân.

HOẠT ĐỘNG 4:

Về các đường cao, trung tuyến, trung trực, p/g của tam giác cân  (14’)

(1) Mục tiêu: HS biết được tính chất về các đường đồng quy trong tam giác cân, biết thêm được DHNB tam giác cân.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Tái hiện kiến thức, thu thập thông tin, thuyết trình, vấn đáp/ kỹ thuật đặt câu hỏi, động não, thu nhận thông tin phản hồi.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, cả lớp.

(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, sgk, dụng cụ học tập

(5) Sản phẩm: HS thấy được tính chất về các đường đồng quy trong tam giác cân và biết thêm  DHNB tam giác cân.

3. Về các đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của tam giác cân:                             

Giáo án Toán 7 Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác mới nhất

* Tính chất của tam giác cân

Sgk/82

* Nhận xét: Sgk/82

GV: Cho tam giác cân ABC (AB = AC). Vẽ trung trực của đáy BC.

H: Tại sao đường trung trực của BC lại đi qua A?

H: Vậy đường trung trực của BC đồng thời là đường gì của tam giác cân ABC?

H: AI còn là đường gì của tam giác ?

GV: Vậy ta có tính chất sau của tam giác cân.

GV: Đưa “Tính chất tam giác cân lên bảng phụ”

GV: Đảo lại một tam giác có các đường như thế nào là tam giác cân?

GV: Nêu Nhận xét. Yêu cầu HS đọc lại nhận xét.

GV: Y/c HS thực hiện  ?2

H: Áp dung tính chất trên vào tam giác đều ta có điều gì?

HS: Vẽ hình vào vở.

HS: Vì AB = AC (theo tính chất trung trực của một đoạn thẳng).

HS: AI ⊥ BC nên AI còn là đường cao của tam giác.

HS: AI còn là phân giác của góc A, vì trong tam giác cân, đường trung tuyến ứng với cạnh đáy đồng thời là phân giác của góc ở đỉnh.

HS: Hai em lần lượt nêu lại tính chất.

HS đọc lại nhận xét.

HS: thực hiện  ?2

HS: Nêu tính chất cho tam giác đều.

Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, vẽ hình, giao tiếp,  làm chủ bản thân.

C. LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (8’)

(1) Mục tiêu: HS hiểu và vận dụng lý thuyết giải các bài tập.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở, luyện tập thực hành, trực quan/ kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật động não, kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, nhóm, cả lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, sgk, bảng phụ, dụng cụ học tập.

(5) Sản phẩm: Lời giải bài tập 58.

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

NL hình thành

H: Nêu tính chất ba đường cao của một tam giác?

H: Nêu tính chất tính chất về đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của một tam giác cân.

+ Chuyển giao:

GV Yêu cầu HS làm bài tập 58 tr83 Sgk.

GV: Nhận xét

HS: Trả lời

HS hoạt động nhóm làm bài.

- Trong ABC vuông tại A có AB, AC là những đường cao nên trực tâm của nó chính là đỉnh góc vuông.

- Trong tam giác tù, hai đường cao xuất phát từ hai đỉnh góc nhọn nằm bên ngoài tam giác nên trực tâm của tam giác tù nằm bên ngoài tam giác.

Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, giao tiếp, tự học.

D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2’)

- Học thuộc các định lí, tính chất, nhận xét trong bài.

- Ôn lại định nghĩa, tính chất các đường đồng quy trong tam giác, phân biệt bốn loại đường.

- Làm bài   ?2 Sgk/82; bài tập 60, 61, 62 Sgk/83

* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP

Câu 1: Nêu tính chất ba đường cao của một tam giác.. (MĐ 1)

Câu 2: Nêu tính chất tính chất về đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của một tam giác cân. (MĐ 2)

Câu 3: Bài tập 58/83 sgk (MĐ 3, 4)

Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Toán lớp 7 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) môn Toán lớp 7 chuẩn của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học
Tài liệu giáo viên