Giáo án Toán 7 Bài 8: Tính chất ba đường trung trực của tam giác mới nhất
Giáo án Toán 7 Bài 8: Tính chất ba đường trung trực của tam giác mới nhất
Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết khái niệm đường trung trực của một tam giác, chỉ rõ mỗi tam giác có ba đường trung trực.
2. Kĩ năng: Biết cách dùng thước kẻ và compa vẽ ba đường trung trực của tam giác.
Chứng minh được định lí “trong tam giác cân đường trung trực của cạnh đáy đồng thời là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy”. Chứng minh được định lí 2. Biết khái niệm đường tròn ngoại tiếp tam giác.
3. Thái độ: Biết vận dụng hai định lí trên để giải bài tập. Có ý thức trình bày lời giải rõ ràng, lập luận có căn cứ.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Nắm được tính chất ba đường đường trung trực của một tam giác.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, vận dụng, giao tiếp, tư duy, năng lực tự quản lý (năng lực làm chủ bản thân).
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực giải quyết các vấn đề toán học; năng lực tính toán; năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Sgk, bảng phụ, thước thẳng, compa, êke, thước hai lề.
2. Học sinh: Thực hiện hướng dẫn tiết trước, thước thẳng, compa, thứơc đo góc.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá.
Nội dung |
Nhận biết (MĐ1) |
Thông hiểu (MĐ2) |
Vận dụng (MĐ3) |
Vận dụng cao (MĐ4) |
---|---|---|---|---|
1. Đường trng trực của tam giác |
Nhận biết được đường trung trực của tam giác. Biết vẽ 3 đường trung trực của tam giác |
|||
2. Tính chất ba đường trung trực của tam giác |
Biết ba đường trung trực của tam giác đồng quy tại một điểm, điểm đó cách đều ba đỉnh của tam giác. |
Hiểu chứng minh sự đồng quy của ba đường trung trực |
Vận dụng tính chất ba đường trung trực của tam giác |
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
* Kiểm tra bài cũ: (6’)
HS1: Cho ∆ABC dùng thước và compa dựng 3 đường trung trực của ba cạnh AB, BC, CA. Có nhận xét gì về ba đường trung trực?
Đáp án:
HS vẽ hình, ba đường trung trực của ba cạnh ∆ABC cùng đi qua một điểm.......10đ
HS2: Cho ∆ cân DEF (DE = DF). Vẽ đường trung trực của cạnh đáy EF.
Chứng minh đường trung trực này đi qua đỉnh D của ∆.
Giải: Có DE = DF (gt) ⇒ D cách đều E và F nên d phải thuộc trung trực của EF
hay trung trực EF đi qua D. ...........................10đ
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) (1’)
(1) Mục tiêu: Kích thích HS suy đoán, hướng vào bài mới
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp – gợi mở/Kỹ thuật động não
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn.
(5) Sản phẩm: Không
Hoạt động của Giáo viên |
Hoạt động của Học sinh |
---|---|
GV: Ở tiết học trước ta được ôn lại đường trung trực của một đoạn thẳng và tính chất của nó. Vậy đường trung trực của tam giác được xác định như thế nào và có tính chất gì đặc biệt? Chúng ta sẽ nghiên cứu qua bài học hôm nay. |
HS lắng nghe |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Nội dung |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
NL hình thành |
---|---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 2: Đường trung trực của tam giác. (10’) (1) Mục tiêu: HS biết khái niệm đường trung trực của tam giác. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Tái hiện kiến thức, thu thập thông tin, thuyết trình, vấn đáp/ kỹ thuật đặt câu hỏi, động não, thu nhận thông tin phản hồi. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, cả lớp. (4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, sgk, dụng cụ học tập (5) Sản phẩm: HS vễ được đường trung trực của tam giác. |
|||
1. Đường trung trực của tam giác. a là đường trung trực của tam giác ABC. Mỗi tam giác có ba đường trung trực. * Trong một tam giác cân đường trung trực của cạnh đáy đồng thời là đường trung tuyến ứng với cạnh này. |
GV đưa hình lên bảng phụ và hỏi: Vậy một tam giác có mấy đường trung trực? H: Trong một tam giác bất kỳ đường trung trực của một cạnh có nhất thiết đi qua đỉnh đối diện với cạnh ấy hay không ? Trường hợp nào đường trung trực của một tam giác đi qua đỉnh đối diện với cạnh ấy H: Đoạn thẳng DI nối đỉnh của tam giác với trung điểm của cạnh đối diện. Vậy DI là đường gì của ∆DEF? (Phần KTBC) GV từ c/minh trên ta có tính chất GV nhấn mạnh: trong một tam giác cân, đường phân giác của góc ở đỉnh đồng thời là trung trực của cạnh đáy, cũng đồng thời là đường trung tuyến của tam giác. |
HS: có 3 đường trung trực HS: Trả lời HS: Đoạn thẳng DI là đường trung tuyến của ∆ DEF |
Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, giao tiếp làm chủ bản thân. |
HOẠT ĐỘNG 3: Tính chất ba đường trung trực của tam giác. (16’) (1) Mục tiêu: HS biết tính chất ba đường trung trực của tam giác. Biết xác định giao ba đường trung trực của một tam giác. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Tái hiện kiến thức, thu thập thông tin, thuyết trình, vấn đáp/ kỹ thuật đặt câu hỏi, động não, thu nhận thông tin phản hồi. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, cả lớp. (4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, sgk, dụng cụ học tập (5) Sản phẩm: Rút ra tính chất ba đường trung trực của tam giác, giao của ba đường trung trực của tam giác gọi là điểm cách đều 3 đỉnh của tam giác. |
|||
2. Tính chất ba đường trung trực của tam giác: Định lý: Sgk/78 |
GV yêu cầu HS đọc định lý Sgk/78 H: Hãy nêu GT, KL của định lý? GV: Để c/m định lý này ta cần dựa trên 2 định lý thuận và định lý đảo của đoạn thẳng GV g.thiệu đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác. H: Để xác định tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác cần vẽ mấy đường trung trực của tam giác. |
HS: đọc định lý HS: nêu GT, KL Ta chỉ cần vẽ hai đường trung trực của tam giác, giao điểm của chúng sẽ là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vì đường trung trực thứ ba cũng đi qua giao điểm ∆ABC nhọn ⇒ O nằm bên trong tam giác ∆ABC vuông ⇒ O nằm trên cạnh huyền ∆ABC tù ⇒ O nằm bên ngoài tam giác |
Tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp làm chủ bản thân Năng lực vận dụng |
C. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
(1) Mục tiêu: Củng cố về tính chất ba đường trung trực của tam giác. Vận dụng lý thuyết giải bài tập.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở, luyện tập thực hành, trực quan/ kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật động não, kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, nhóm, cả lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, sgk, bảng phụ, dụng cụ học tập.
(5) Sản phẩm: Lời giải bài tập 52, 53.Sgk/79; bài 64. SBT/31
Nội dung |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
NL hình thành |
---|---|---|---|
Bài 64 tr 31 SBT Điểm O cách đều 3 đỉnh của ∆ABC là giao điểm của ba đường trung trực của tam giác. Bài 53 tr 80 SGK: Coi 3 ngơi nhà là 3 đỉnh của tam giác. Vị trí chọn đào giếng là giao điểm các đường trung trực của tam giác đó, có ba đỉnh là vị trí của ba ngôi nhà. Bài 52 tr 79 SGK: Giải: Có AM vừa là cạnh huyền, vừa là trung trực ứng với cạnh BC của ∆ABC ⇒ AB = AC ⇒ ∆ABC cân tại A |
Bài 64 SBT: Cho ∆ABC. Tìm một đường tròn cách đều ba đỉnh A, B, C Bài 53 tr 80 SGK: (Bảng phụ) Bài 52 tr 79 SGK: (Bảng phụ) |
HS Trả lời: Điểm O cách đều 3 đỉnh của ∆ABC là giao điểm của ba đường trung trực của tam giác HS: Coi địa điểm 3 giao điểm là 3 đỉnh của tam giác. Vị trí chọn đào giếng là giao điểm các đường trung trực của tam giác đó |
Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, tính toán, giao tiếp, tự học. |
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (2’)
- Ôn tập các định lý về tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng, tính chất ba đường trung trực của tam giác, cách vẽ trung trực.
- Bài tập về nhà: 54; 55 Sgk/80; 65; 66 tr 31 SBT
* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
Câu 1: Phát biểu định lí về tính chất đường trung trực của tam giác cân ?( MĐ1)
Câu 2: Bài tập 52, 53/80 sgk; bài 64 Sbt: (MĐ 2, 3)
Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Toán 7 Luyện tập trang 73
- Giáo án Toán 7 Bài 7: Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng
- Giáo án Toán 7 Luyện tập trang 76-77
- Giáo án Toán 7 Bài 8: Tính chất ba đường trung trực của tam giác
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Toán lớp 7 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) môn Toán lớp 7 chuẩn của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)