Giáo án Công nghệ lớp 4 năm 2024 (cả ba sách) | Giáo án Công nghệ 4
Tài liệu Giáo án Công nghệ lớp 4 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều mới, chuẩn nhất bám sát mẫu giáo án Công nghệ của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Công nghệ lớp 4 theo chương trình mới.
Giáo án Công nghệ lớp 4 năm 2024 (cả ba sách)
Xem thử Giáo án Công nghệ 4 CD Xem thử Giáo án điện tử Công nghệ 4 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ lớp 4 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Giáo án Công nghệ lớp 4 Kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ lớp 4 Bài 2: Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến - Kết nối tri thức
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được một số loại hoa, cây cảnh phổ biến.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Có khả năng quan sát, mô tả một số sự vật phổ biến trong cuộc sống.
- Giới thiệu được với bạn bè, người thân một loại hoa, cây cảnh yêu thích.
Năng lực riêng:
- Nhận biết được một số loại hoa, cây cảnh phổ biến.
3. Phẩm chất
- Yêu thích hoa, cây cảnh.
- Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc bảo vệ hoa, cây cảnh.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Công nghệ 4.
- Các tranh giáo khoa liên quan đến nội dung Lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống có trong danh mục thiết bị tối thiểu.
- Hình ảnh, video giới thiệu về lợi ích của hoa, cây cảnh đối vời đời sống.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SHS Công nghệ 4.
- Thông tin, tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến hoa, cây cảnh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp HS thể hiện những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân về một số loại hoa, cây cảnh mà các em đã biết. Bên cạnh đó, các em cũng nhận ra còn rất nhiều loại hoa, cây cảnh đẹp mà các em chưa biết, từ đó có mong muốn tìm hiểu thêm về các loại hoa, cây cảnh. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS cả lớp quan sát một số hình ảnh về các loại hoa, cây cảnh quen thuộc: - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Nêu những hiểu biết của em về các loại hoa, cây cảnh. - GV mời đại diện 4 HS trả lời (mỗi HS 1 hình). Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án. + Hình 1 (hoa hồng): • Có nhiều cành và gai cong. • Có mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng. Cánh hoa mềm, mỏng nên rất dễ bị dập nát. Lá hoa là lá kép lông chim mọc cách, xung quanh lá con có nhiều răng cưa nhỏ. • Có màu sắc đa dạng: hồng, trắng, vàng hay đỏ… + Hình 2 (hoa mai): • Gốc to rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen. • Nở thắm tươi vào mỗi độ xuân về, tượng trưng cho mùa xuân ở miền Nam Việt Nam. + Hình 3 (cây kim tiền): • Mọc thành bụi, lá mọc đối xứng có màu xanh bóng. Thân cây mọc vươn thẳng, mọng nước và phình to ở phần gốc. • Dùng để trang trí, làm đẹp không gian sống, lọc sạch các chất độc hại từ không khí. + Hình 4 (cây lan ý): • Cuống lá mọc từ gốc lên, lá có màu xanh thẫm bóng mượt, dáng hình bầu dục nhưng thon nhọn ở đỉnh và trên bề mặt lá có nổi những đường gân xanh nhạt hơn. Hoa màu vàng, thuôn dài, xung quanh được bao bọc bởi một chiếc lá bắc (mo hoa) màu trắng tựa như vỏ sò. • Có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn. - GV dẫn dắt HS vào bài: Bài 2 – Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoa hồng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được cây hoa đào thông qua một số đặc điểm cơ bản của hoa và lá cây. b. Cách tiến hành Hoạt động khám phá - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát Hình 1 SHS tr.12 và thực hiện nhiệm vụ: Mô tả đặc điểm của lá, hoa của các loại hoa hồng trong Hình 1 bằng cách sử dụng các thẻ gợi ý sau:
|
- HS quan sát hình ảnh về các loại hoa, cây cảnh. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS chuẩn bị vào bài học. - HS làm việc cặp đôi. |
................................
................................
................................
Giáo án Công nghệ lớp 4 Chân trời sáng tạo
Giáo án Công nghệ lớp 4 Bài 2: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu - Chân trời sáng tạo
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh.
- Nêu được một loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh trong chậu.
- Sử dụng được một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh đơn giản.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học; tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học trên lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp giữa các HS để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Đề xuất và đưa ra các phương án trả lời của các câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng, kĩ năng của bài học môn Công nghệ 4 để giải quyết vấn đề thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
Năng lực riêng:
- Nhận thức công nghệ: Nêu được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh, nêu được một số loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh trong chậu.
- Sử dụng công nghệ: Sử dụng được một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh đơn giản.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Yêu thích hoa, cây cảnh, có hứng thú với việc trồng, chăm sóc hoa, cây cảnh.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- SGK và các tranh, ảnh trong Bài 2.
- Bộ thẻ tên một số giá thể trồng hoa và cây cảnh trong chậu.
- Một số dụng cụ trồng hoa và cây cảnh đơn giản.
- Dụng cụ, vật liệu thực hành sử dụng một số dụng cụ trồng hoa và cây cảnh theo gợi ý trong SGK.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Một số dụng cụ, vật liệu trồng hoa và cây cảnh minh họa.
- Dụng cụ, vật liệu thực hành sử dụng một số dụng cụ trồng hoa và cây cảnh theo gợi ý trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho HS về bài học. b. Cách tiến hành - GV cho HS quan sát hình ảnh khởi động trong SGK trang 12 và yêu cầu HS mô tả nội dung của hình ảnh đó: - GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học: Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số vật liệu và dụng cụ trồng hoa và cây cảnh - Bài 2: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh a. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh. b. Cách tiến hành - GV giới thiệu cho HS một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh: Chậu trồng hoa, cây cảnh có nhiều hình dạng, kích thước, màu sắc và chất liệu khác nhau: - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4, yêu cầu HS quan sát hình ảnh mô tả trong SGK trang 13, sau đó tìm hiều một số loại chậu trồng hoa, cây cảnh theo gợi ý sau: + Đặc điểm về chất liệu; + Độ nặng nhẹ; + Mức độ khó, dễ vỡ; + Tính thân thiện với môi trường. - GV lưu ý HS: Dưới đáy chậu thường có lỗ thoát nước nên tùy vào vị trí đặt chậu mà cần hay không cần kèm theo đĩa lót chậu. |
- HS mô tả nội dung của hình ảnh theo hiểu biết của cá nhân. - HS lắng nghe, ghi bài. - HS chú ý theo dõi. - HS thảo luận cùng bạn, chia sẻ với nhau trước lớp về kết quả làm việc:
|
................................
................................
................................
Giáo án Công nghệ lớp 4 Cánh diều
Giáo án Công nghệ lớp 4 Bài 1: Lợi ích của hoa và cây cảnh
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, học sinh sẽ:
- Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống.
- Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi tìm đúng lợi ích của hoa, cây cảnh dựa vào các thông tin gợi ý.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Đề xuất cách để hoa và cây cảnh mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Nêu được lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống.
3.Phẩm chất
- Yêu thích hoa, cây cảnh.
- Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc bảo vệ hoa, cây cảnh.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
3. Đối với giáo viên
- Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- Hình ảnh, video giới thiệu về lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
1. Đối với học sinh
- Sách công nghệ lớp 4, vở ghi…
Thông tin, tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến hoa, cây cảnh
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Bước đầu giúp học sinh kể tên được một số loại hoa, cây cảnh mà em biết - Cách tiến hành: | |
- GV cho học sinh cả lớp tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn?” -Gv phổ biến luật chơi: - GV cho HS nghe bài hát “Bé đi thăm chợ hoa” - Nhận xét, đánh giá HS tham gia trò chơi. - GV dẫn dắt vào bài mới: Hoa và cây cảnh có rất nhiều lợi ích mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Bài 1: Lợi ích của hoa và cây cảnh - GV mời học sinh nêu mục tiêu tiết học |
- Mời 1-2 bạn đọc yêu cầu trò chơi: - Học sinh cả lớp tham gia trò chơi:Vừa nghe nhạc vừa liên hệ thực tế để ghi ra một số loài hoa, cây cảnh mà em biết. - Khi nghe tiếng chuông kết thúc 3HS nhanh nhất lên trước, lần lượt chia sẻ kết quả của mình trước lớp (ghi được ít nhất 3 loài hoa, cây cảnh). Và nêu được loài hoa, cây cảnh nào mình thích, vì sao? - HS dưới lớp nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài - 2 – 3 HS nêu mục tiêu tiết học |
2. Khám phá: - Mục tiêu: Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống. Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động 1. Tìm hiểu về lợi ích của hoa, cây cảnh (làm việc cá nhân) Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống. Cách tiến hành - GV mời học sinh đọc và xác định yêu cầu sgk? - HS làm việc nhóm 6 (lớp chia 6 nhóm). Thời gian 5p - Mời 1 hs lên điều khiển - Hết thời gian HS điều khiển gọi các nhóm trình bày - Gv nhận xét, tuyên dương - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện câu trả lời - GV trình chiếu thêm cho HS quan sát hình ảnh về vai trò trang trí cảnh quan của hoa, cây cảnh và một số loại cây có khả năng làm sạch không khí: - GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi trong sgk - Cho hs thảo luận nhóm đôi - Hết thời gian gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện câu trả lời:Vào các ngày lễ, tết, hoa và cây cảnh thường được dùng để làm: + Trang trí không gian nhà ở. + Trang trí lễ hội. + Làm đẹp cảnh quan. Trò chơi: Ai tìm đúng? - GV tổ chức cho HS chơi trò Ai tìm đúng? theo cặp đôi: - Cho các nhóm viết vào bảng con các đáp án đúng - Hết thời gian, các nhóm dơ bảng con lên - GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả của mình trước lớp. Các nhóm khác chú ý lắng nghe để nhận xét. - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết lại lợi ích của hoa, cây cảnh: Trang trí lễ hội, làm hương liệu, làm thực phẩm, làm sạch không khí, thể hiện tình cảm, làm đẹp cảnh quan. |
- HS đọc và xác định yêu cầu: Em hãyQuan sát hình dưới đây và nêu lợi ích của hoa, cây cảnh. - 1 HS điều khiển - Các nhóm trình bày kết quả: + Hình 1: Thể hiện tình cảm + Hình 2: Làm đẹp cảnh quan + Hình 3: Làm hương liệu + Hình 4: Làm thực phẩm + Hình 5: Làm đẹp cảnh quan + Hình 6: Làm sạch không khí - Các nhóm khác nhận xét - HS lắng nghe, ghi nhớ - Quan sát, lắng nghe và ghi nhớ - HS đọc câu hỏi: Vào các ngày lễ, tết, hoa và cây cảnh thường được dùng để làm gì? - HS thảo luận nhómđôi để trả lời câu hỏi - Đại diện các nhóm trả lời câ hỏi. - Các nhóm khác nhận xét - HS lắng nghe, ghi nhớ - Cùng bạn tìm đúng lợi ích của hoa, cây cảnh dựa vào thông tin gợi ýtrong sgk dưới đây - HS nhắc lại |
................................
................................
................................
Xem thử Giáo án Công nghệ 4 CD Xem thử Giáo án điện tử Công nghệ 4 CD
Giáo án lớp 4 các môn học hay khác:
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Giáo án Âm nhạc lớp 4
- Giáo án Mĩ thuật lớp 4
- Giáo án Giáo dục thể chất lớp 4
Xem thêm giáo án lớp 4 các môn học hay khác:
- Giáo án Toán lớp 4 Kết nối tri thức
- Giáo án Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Toán lớp 4 Cánh diều
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Giáo án Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức
- Giáo án Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Khoa học lớp 4 Cánh diều
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều
- Giáo án Đạo đức lớp 4 Kết nối tri thức
- Giáo án Đạo đức lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Đạo đức lớp 4 Cánh diều
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4 Kết nối tri thức
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4 Cánh diều
- Giáo án Tin học lớp 4 Kết nối tri thức
- Giáo án Tin học lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Tin học lớp 4 Cánh diều
- Giáo án Âm nhạc lớp 4 Kết nối tri thức
- Giáo án Âm nhạc lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Âm nhạc lớp 4 Cánh diều
- Giáo án Mĩ thuật lớp 4 Kết nối tri thức
- Giáo án Mĩ thuật lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Mĩ thuật lớp 4 Cánh diều
- Giáo án Giáo dục thể chất lớp 4 Kết nối tri thức
- Giáo án Giáo dục thể chất lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Giáo dục thể chất lớp 4 Cánh diều
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)