Giáo án Sinh học 7 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Sinh 7
Tài liệu Giáo án Sinh học 7 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Khoa học tự nhiên 7 theo chương trình sách mới.
Giáo án Sinh học 7 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất)
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Chương 7: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
BÀI 21: KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, sơ đồ để tìm hiểu khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hợp tác cùng nhau trong thực hiện hoạt động quan sát và thực hiện nhiệm vụ học tập.
1.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát sơ đồ sinh trưởng và phát triển ở cây khoai tây và ở gà để tìm hiểu về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Xác định được cơ chế của các hiện tượng thực tế như toát mồ hôi, thở nhanh, nhịp tim tăng…khi vận động hay lao động nặng.
2. Về phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, SBT khoa học tự nhiên 7, Kế hoạch bài dạy.
- Hình ảnh minh họa cho sự sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây và con gà.
- Hình ảnh các sản phẩm bù nước, các hoạt động như vận động, lao động nặng...
2. Học sinh:
- SGK, SBT khoa học tự nhiên 7.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập, tạo tâm thế hứng thú, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới.
b) Nội dung:
- GV đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho tình huống:
+ Khi chạy, cơ thể có cảm giác nóng lên, mồ hôi ra nhiều, nhịp thở và nhịp tim tăng lên, có biểu hiện khát nước hơn so với lúc chưa chạy. Những thay đổi này được giải thích như thế nào?
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Khi chạy, cơ thể có cảm giác nóng lên, mồ hôi ra nhiều, nhịp thở và nhịp tim tăng lên, có biểu hiện khát nước hơn so với lúc chưa chạy. Những thay đổi này được giải thích như thế nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức đã học, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, định hướng. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS. - GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay. |
- Các câu trả lời của HS: * Gợi ý: Khi chạy nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng lên nên: - Nhịp thở, nhịp tim tăng lên để cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho các tế bào giúp các tế bào có thể thực hiện quá trình chuyển hóa tạo ra năng lượng để đáp ứng nhu cầu về năng lượng đang tăng lên đó. - Đồng thời, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng sinh ra nhiệt → Cơ thể nóng lên → Cơ thể ổn định nhiệt độ bằng cách thoát mô hôi → Mồ hôi ra nhiều khiến thiếu hụt nguồn nước trong cơ thể → Biểu hiện khát nước nhiều hơn lúc chưa chạy. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
a) Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm của trao đổi chất.
- Nêu được khái niệm của chuyển hóa năng lượng.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, hình ảnh minh họa và trả lời các câu hỏi sau:
+ Theo các em, sơ đồ ở hình 1, 2 mô tả điều gì?
+ Xác định dạng năng lượng chuyển hóa ở hình 3.
+ Nêu khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- HS hoạt động nhóm đôi và xung phong trả lời qua trò chơi “Cặp đôi hoàn hảo nhất”
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi, tìm hiểu thông tin về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong SGK trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS lấy giấy A3/bảng nhóm để trả lời câu hỏi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra giấy A3/bảng nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS tham gia trò chơi “Cặp đôi hoàn hảo”. GV cho HS nhanh tay giơ bảng, chọn 3 cặp nhanh nhất để tham gia “Cặp đôi hoàn hảo”. Các cặp đôi mang bảng lên bảng, lần lượt trình bày. Cặp đôi trả lời đúng nhất sẽ trở thành cặp đôi hoàn hảo nhất. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. |
I. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng - Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường , biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống , đồng thời trả lại môi trường các chất thải. - Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
|
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
a) Mục tiêu:
- Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
b) Nội dung:
- GV tổ chức cho HS đọc thông tin mục II SGK, quan sát hình 21.1, 21.2 và trả lời các câu hỏi:
1. Quan sát sự thay đổi hình thái của sinh vật trong các hình 21.1, 21.2, đọc thông tin trong mục II, nêu vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của khoai tây và con gà.
2. Lấy thêm ví dụ về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS.
1. Nhờ trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, tế bào của cơ thể lớn lên, phân chia giúp cây khoai tây và con gà sinh trưởng, phát triển qua các giai đoạn.
2. Ví dụ về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng:
- Hạt nảy mầm và phát triển được thành cây con là nhờ trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp tế bào lớn lên và phân chia.
- Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng làm cho số lượng tế bào trong cơ thể trẻ em tăng lên, giúp cơ thể trẻ lớn lên.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đưa ra câu hỏi tình huống giả định: Nếu chúng ta nhịn ăn, nhịn uống hoặc cây xanh không được tưới nước…thì điều gì sẽ xảy ra? - Từ đây cho thấy giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có mối quan hệ như thế nào với nhau? - GV chiếu hình 21.1, 21.2 . Yêu cầu HS quan sát , đọc thông tin mục II , nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sự sinh trưởng của cây khoai tây và con gà. - Lấy thêm được VD về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân, đưa ra quan điểm của mình. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên một vài HS trả lời. - Các HS con lại lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. - Lồng ghép giáo dục về chăm sóc sức khỏe (đặc biệt trong cách giảm cân) hay bảo vệ chăm sóc cây cối…. |
II. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng - Mọi cơ thể sống đều không ngừng trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng với môi trường, khi trao đổi chất dừng lại thì sinh vật sẽ chết. à Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò đảm bảo cho sinh vật tồn tại.
|
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Củng cố cho HS kiến thức về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
b) Nội dung:
Câu hỏi luyện tập
1. Chọn từ, cụm từ phù hợp hoàn thành đoạn thông tin sau
Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường , …(1).. chúng thành các chất …(2)… cho cơ thể và tạo …(3)… cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại môi trường các …(4).
Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi …(5) …từ dạng này sang dạng khác.
2. Cho các yếu tố nước uống, carbon dioxide, oxygen, năng lượng nhiệt, chất thải, thức ăn. Xác định những yếu tố mà cơ thể lấy vào, thải ra.
c) Sản phẩm:
Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập do học sinh thực hiện
Câu 1:
1, biến đổi.
2, cần thiết.
3, năng lượng.
4, chất thải.
5, năng lượng.
Câu 2: Lấy vào: nước uống, Oxygen, thức ăn.
- Thải ra: carbon dioxide, năng lượng nhiệt, chất thải.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gv chiếu bài tập, yêu cầu HS hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi ra vở bài tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV có thể hỏi theo từng câu, hoặc nhận xét vở 1 số HS. Bước 4: Kết luận, đánh giá - Đánh giá qua Rubrics theo các mức độ nhận thức. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- HS vận dụng được kiến thức bài học để giải thích một số câu hỏi thực tế. Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung:
- Dựa vào kiến thức đã học hoàn thành sơ đồ tư duy tổng kết bài học.
- Yêu cầu HS tìm hiểu để trả lời câu hỏi: Tại sao trời nắng nóng cây có hiện tượng bị héo lá, người cảm thấy nhanh khát nước?
c) Sản phẩm:
- Sơ đồ tư duy và câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS: + Khái quát lại nội dung trọng tâm của bài đã học bằng sơ đồ tư duy vào vở học. + Trả lời câu hỏi: Tại sao trời nắng nóng một số cây có hiện tượng bị héo lá, người cảm thấy nhanh khát nước? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV mời một số HS trình bày sơ đồ tư duy và trả lời câu hỏi. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, góp ý và kết thúc bài học. |
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 22: Quang hợp ở thực vật.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP
Phiếu đánh giá từng học sinh trong nhóm
Nhóm ...............................
TT |
Tên học sinh |
Chức vụ trong nhóm |
Các tiêu chí đánh giá |
Điểm |
||
Tích cực (10 điểm) |
Chưa tích cực (5 điểm) |
Không tham gia hoạt động (0 điểm) |
||||
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
Phiếu đánh giá mức độ thực hiện Luyện tập
Mức ĐG |
Mức biết |
Mức hiểu |
Mức vận dụng |
Tiêu chí |
Trả lời được Câu 1- Phần luyện tập. |
Hoàn thành bài tập điền từ ở Câu 1 Trả lời được Câu 2- Phần luyện tập.
|
Hoàn thành bài tập điền từ ở Câu 1. Trả lời được Câu 2- Phần luyện tập. |
................................
................................
................................
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 mới nhất, hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)