Trắc nghiệm GDTC 7 Kết nối tri thức Bài 1 (có đáp án): Kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục thể chất 7 Bài 1: Kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDTC 7.

Trắc nghiệm GDTC 7 Kết nối tri thức Bài 1 (có đáp án): Kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Câu 1. Đối với kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân, vị trí tiếp xúc bóng ở đâu?

Quảng cáo

A. Mu bàn chân tiếp xúc phía sau, chếch bên dưới bóng.

B. Mu bàn chân tiếp xúc phía sau, chếch bên ngang bóng.

C. Mu trong bàn chân tiếp xúc phía sau, chếch bên dưới bóng.

D. Mu trong bàn chân tiếp xúc phía trước, chếch bên dưới bóng.

Câu 2. Tư thế chuẩn bị khi tâng bóng bằng đùi?

A. Đứng thoải mái, phù hợp với bản thân.

B. Đứng hai chân bằng vai, hai tay cầm bóng ngang mặt.

C. Đứng hai chân rộng hơn vai, hai tay cầm bóng trước ngực.

D. Đứng hai chân hẹp hơn vai, hai tay cầm bóng trước ngực.

Quảng cáo

Câu 3. Câu nào sau đây là đúng?

Khi thực hiện bài tập bổ trợ tâng bóng bằng đùi:

A. Thả bóng cách thân người 20 - 30 cm.

B. Khi bóng rơi xuống, nâng đùi 1 góc 75 độ so với mặt đất và tiếp xúc bóng bằng mặt trên của phần giữa đùi.

C. Kết hợp lực nâng của đùi và lực nẩy của bóng để có đường bóng nẩy lên cao khoảng 50-60cm.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 4. Tại chỗ đá bóng bằng mu trong bàn chân có các bước nào?

A. Đặt chân trụ  Vung chân đá bóng – Đá bóng – Kết thúc.

B. Đứng hai chân bằng vai – Vung chân đá bóng – Kết thúc.

C. Đặt chân trụ – Đá bóng – Kết thúc.

D. Đặt hai chân bằng vai – Đá bóng – Kết thúc.

Câu 5. Vị trí mu trong bàn chân là:

Quảng cáo

A. Phần bề mặt tiếp xúc với mặt đất của bàn chân. 

B. Phần từ ngón cái tới phía trước mắt cá trong của mu bàn chân.

C. Phần từ ngón út tới phía trước của mắt ngoài của mu bàn chân. 

D. Không có bộ phận được gọi là mu trong bàn chân.

Câu 6. Tư thế đứng của tư thế chuẩn bị khi đá bằng mu trong bàn chân là:

A. Đứng hai chân bằng nhau, trọng lượng cơ thể dồn đều.

B. Đứng chân trước chân sau, chân trước hơi trùng và dồn trọng lượng cơ thể vào chân trước.

C. Đứng hai chân bằng nhau, toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn vào chân trái.

D. Đứng chân trước chân sau, trọng lượng cơ thể dồn vào chân sau.

Câu 7. Khi đá bóng bằng mu trong bàn chân, chân đá bóng là chân?

A. Chân sau.

B. Chân trước.

C. Chân trái.

D. Chân phải.

Quảng cáo

Câu 8. Khi thực hiện động tác đá bóng bằng mu trong bàn chân, cần lưu ý điều gì?

A. Chuyển trọng lượng cơ thể từ chân đá bóng lên chân trụ.

B. Luôn giữ cho cơ thể đứng thẳng để đảm bảo giữ thăng bằng.

C. Hai chân luôn thẳng và đưa nhanh chân đá bóng từ sau ra trước, dùng mu trong bàn chân để đá.

D. Sau khi đá bóng, chuyển điểm dồn trọng lượng của cơ thể sang chân đá bóng để giữ thăng bằng cho cơ thể.

Câu 9. Hướng đường chạy đà khi phối hợp chạy đà và đá bóng bằng mu trong bàn chân?

A. Đường chạy đà có hình vòng cung, chếch với hướng đá bóng 1 góc 90o.

B. Đường chạy đà có hình vòng cung, người thẳng với hướng đá bóng.

C. Đường chạy đà thẳng, người thẳng với hướng đá bóng.

D. Đường chạy đà có hình vòng cung, chếch với hướng đá bóng một góc 30 – 45o.

Câu 10. Điều nào sau đây là đúng khi phối hợp chạy đà và đá bóng bằng mu trong bàn chân?

A. Đá bóng bằng mu trong bàn chân phải thì chạy đà từ phía bên trái.

B. Đá bóng bằng mu trong bàn chân trái thì chạy đà từ phía bên phải.

C. Đá bóng bằng mu trong bàn chân phải thì chạy đà từ phía bên phải.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 11. Số bước chạy đà khi phối hợp chạy đà và đá bóng bằng mu trong bàn chân?

A. 7.

B. 3.

C. 5.

D. Phụ thuộc vào khoảng cách đá bóng.

Câu 12. Điều nào sau đây là sai khi phối hợp chạy đà và đá bóng bằng mu trong bàn chân?

A. Đứng chân trước chân sau.

B. Thân người chếch với hướng đá bóng một góc 30-45o.

C. Ở bước cuối, chân trụ bước ngắn ra trước để hạ thấp trọng tâm cơ thể.

D. Chạy đà với tốc độ tăng dần.

Câu 13. Ở tư thế chuẩn bị của kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân, chân trước (chân trụ), bàn chân đặt ngang mép sau của bóng và cách bóng khoảng bao nhiêu?

A. 10 – 20 cm.

B. 20 – 30 cm.

C. 30 – 40 cm.

D. 5 – 15 cm.

Câu 14. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Chỉ có thể tại chỗ đá bóng bằng mu trong bàn chân.

B. Vị trí tiếp xúc bóng khi đá bóng bằng mu trong bàn chân là chính giữa quả bóng.

C. Số bước chạy đà khi phối hợp chạy đà và đá bóng bằng mu trong bàn chân thường là số chẵn.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 15. Ở tư thế chuẩn bị, thân người chếch với hướng đá bóng bao nhiêu độ?

A. 20 – 30º.

B. 60 – 90º.

C. 30 – 45º.

D. 10 – 20º.

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục thể chất lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Giáo dục thể chất lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục thể chất 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác