Trắc nghiệm GDTC 7 Kết nối tri thức Bài 1 (có đáp án): Phối hợp trong giai đoạn chạy giữa quãng
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục thể chất 7 Bài 1: Phối hợp trong giai đoạn chạy giữa quãng sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDTC 7.
Trắc nghiệm GDTC 7 Kết nối tri thức Bài 1 (có đáp án): Phối hợp trong giai đoạn chạy giữa quãng
Câu 1. Chọn phát biểu sai?
A. Chạy cự li trung bình diến ra trên các cự li từ 500 – 2000m.
B. Nguyên nhân của hiện tượng “cực điểm” là do nhu cầu cao về oxygen của cơ thể khi vận động không được đáp ứng kịp thời.
C. Khi chạy trên đường thẳng vào đường vòng, chúng ta cần thực hiện tăng dần độ nghiêng của thân trên sang bên phải, tay phải vung mạnh hơn, bàn chân phải hơi xoay vào trong.
D. Để vượt qua “cực điểm”, người tập cần bình tĩnh, duy trì tốc độ chạy và nhịp thở.
Câu 2. Khi chạy đánh tay như thế nào để cơ thể giữ được thăng bằng tốt hơn?
A. Không cần đánh tay.
B. Hai tay đánh theo ý thích.
C. Hai tay đánh cùng chiều chân.
D. Hai tay đánh so le với chân.
Câu 3. Các bài tập khởi động chuyên môn bao gồm:
A. Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi.
B. Chạy đạp sau cự li 7-10m.
C. Chạy tăng tốc độ cự li 10-15m.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4. Trong quá trình tập luỵện chạy cự li trung bình, nếu thấy sức khoẻ không bình thường em cần phải làm gì?
A. Báo cáo cho giáo viên biết.
B. Vẫn duy trì tập luyện bình thường.
C. Ngồi hoặc nằm ngay.
D. Tập giảm nhẹ động tác.
Câu 5. Chạy cự li trung bình diễn ra trên các cự li nào?
A. 500 – 2000m.
B. 2000 – 3000m.
C. 100 – 500m.
D. 2000 – 2500m.
Câu 6. Tốc độ khi chạy cự li trung bình như thế nào?
A. Nhanh.
B. Trung bình.
C. Tương đối cao.
D. Chậm.
Câu 7. Nên duy trì động tác chạy như thế nào?
A. Thoải mái, phối hợp có nhịp điệu giữa tần số bước chạy và độ sâu của nhịp thở.
B. Gồng cơ thể để duy trì nhịp điệu bước chạy.
C. Không cần phối hợp có nhịp điệu giữa tần số bước chạy và độ sâu của nhịp thở.
D. Duy trì thở ngắn.
Câu 8. Khi chạy trên đường thẳng vào đường vòng, chúng ta cần thực hiện các động tác gì?
A. Tăng dần độ nghiêng của thân trên sang bên phải, tay phải vung mạnh hơn, bàn chân phải hơi xoay vào trong.
B. Tăng dần độ nghiêng của thân trên sang bên trái, tay phải vung mạnh hơn, bàn chân phải hơi xoay vào trong.
C. Tăng dần độ nghiêng của thân trên sang bên trái, tay phải vung mạnh hơn, bàn chân phải hơi xoay ra ngoài.
D. Tăng dần độ nghiêng của thân trên sang bên phải, tay phải vung mạnh hơn, bàn chân phải hơi xoay vào ngoài.
Câu 9. Khi chạy trên đường vòng ra đường thẳng, chúng ta cần thực hiện các động tác gì?
A. Ở đoạn cuối đường vòng cần dần dần giảm độ nghiêng vào trong của cơ thể để chuẩn bị chạy ra đường thẳng.
B. Ở đoạn cuối đường vòng cần dần dần giảm độ nghiêng ra ngoài của cơ thể để chuẩn bị chạy ra đường thẳng.
C. Ở đoạn đầu đường vòng cần dần dần giảm độ nghiêng vào trong của cơ thể để chuẩn bị chạy ra đường thẳng.
D. Ở đoạn đầu đường vòng cần tăng dần độ nghiêng ra ngoài của cơ thể để chuẩn bị chạy ra đường thẳng.
Câu 10. Các hoạt động nào sẽ ảnh hưởng đến thành tích chạy?
A. Đột ngột thay đổi tốc độ.
B. Gò bó trong khi chạy.
C. Tần suất bước chạy không nhịp nhàng với nhịp thở sâu.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 11. Hiện tượng “cực điểm” trong chạy cự li trung bình là gì?
A. Nếu sau khi xuất phát một thời gian người chạy thấy khó thở, chân tay cứng nhắc, nặng nề và cử động rất khó khăn, tưởng như không thế chạy được nữa.
B. Là hiện tượng mà sau khi xuất phát một đoạn thời gian thì người chạy thấy tốc độ chạy nhanh hơn, ổn định hơn.
C. Là hiện tượng mà sau khi xuất phát một thời gian người chạy thấy khó thở, chân tay cứng nhắc, nặng nề.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12. Nguyên nhân của hiện tượng “cực điểm” trong chạy cự li trung bình là gì?
A. Do thể trạng người chạy yếu, không thường xuyên rèn luyện.
B. Do nhịp thở điều chỉnh không nhịp nhàng với nhịp chạy.
C. Do nhu cầu cao về oxy của cơ thể khi vận động không được đáp ứng kịp thời.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 13. Cách khắp phục hiện tượng “cực điểm” trong chạy cự li trung bình là gì?
A. Cần tích cực rèn luyện thể dục thể thao.
B. Cần bình tĩnh kiên trì chịu đựng đồng thời giảm tốc độ chạy và tích cực thở sâu. Tình trạng đó sẽ mau chấm dứt, cơ thể chuyển sang trạng thái "Hô hấp lần thứ hai", mọi hoạt động sẽ trở lại bình thường.
C. Cần bình tĩnh kiện trì chịu đựng tăng tốc độ chạy và tích cực thở sâu.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 14. Trạng thái “hô hấp lần hai” còn được gọi là gì?
A. Hiện tượng “thoát cực điểm”.
B. Trạng thái “hô hấp trở lại”.
C. Hiện tượng “thoát oải”.
D. Trạng thái “thở đều”.
Câu 15. Chọn khẳng định sai?
A. Nên duy trì động tác chạy thoải mái, phối hợp có nhịp điệu giữa tần số bước chạy và độ sâu của nhịp thở.
B. Khi chạy trên đường vòng ra đường thẳng, ở đoạn cuối đường vòng cần dần dần giảm độ nghiêng vào trong của cơ thể để chuẩn bị chạy ra đường thẳng.
C.Trạng thái “hô hấp lần hai” còn được gọi là hiện tượng “thoát cực điểm”.
D. Nguyên nhân của hiện tượng “cực điểm” trong chạy cự li trung bình là do nhu cầu cao về dinh dưỡng của cơ thể khi vận động không được đáp ứng kịp thời.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục thể chất lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm GDTC 7 Bài 4: Phối hợp các giai đoạn kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi
Trắc nghiệm GDTC 7 Bài 2: Phối hợp trong giai đoạn xuất phát và tăng tốc độ sau xuất phát
Trắc nghiệm GDTC 7 Bài 3: Phối hợp các giai đoạn trong chạy cự li trung bình
Trắc nghiệm GDTC 7 Bài 1: Bài thể dục liên hoàn (từ nhịp 1 đến nhịp 10)
Trắc nghiệm GDTC 7 Bài 2: Bài thể dục liên hoàn (từ nhịp 11 đến nhịp 20)
Trắc nghiệm GDTC 7 Bài 3: Bài thể dục liên hoàn (từ nhịp 21 đến nhịp 30)
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 Kết nối tri thức
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Giáo dục thể chất lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục thể chất 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT