Chuyên đề Polymer lớp 12
Tài liệu chuyên đề Polymer lớp 12 trong Chuyên đề dạy thêm Hóa học 12 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Hóa 12.
Chuyên đề Polymer lớp 12
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Hóa học 12 (sách mới) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Chủ đề 1: Khái niệm cơ bản, định nghĩa, đồng phân
* Phần: Tự luận
Câu 1. Hoàn thành các thông tin về polymer trong bảng sau
Câu 2. Viết phương trinh phản ứng của các phản ứng sau
Câu 3. Poly(vinyl alcohol) (viết tắt là PVA) được dùng làm chất kết dính, sợi vinylon, vật liệu ứng dụng trong y té,.. Polyvinyl acetate (viết tắt là PVAc) được sử dụng phổ biến làm keo dán gỗ, keo dán giấy,.. PVAc và PVA được tổng hợp theo sơ đồ sau đây:
a. Viết phương trình hoá học hoàn thành sơ đồ chuyển hoá trên.
b. PVA là một polymer có khả năng hoà tan được trong nước. Giải thích
Phần: Trắc nghiệm
Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Polymer là hợp chất do nhiều phân tử monomer hợp thành.
B. Polymer là hợp chất có phân tử khối lớn.
C. Polymer là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên.
D. Các polymer đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.
Câu 2. Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monomer) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polymer) đồng thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng nào sau đây?
A. nhiệt phân.
B. trao đổi.
C. trùng hợp.
D. trùng ngưng
Câu 3. Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monomer) thành phân tử lớn (polymer) đồng thời có loại ra các phân tử nhỏ (như: nước, amoniac, hidro clorua,…) được gọi là:
A. Sự peptit hóa
B. Sự Polime hóa
C. Sự tổng hợp
D. Sự trùng ngưng
Câu 4. Đặc điểm cấu tạo của monomer tham gia pư trùng ngưng là
A. Phải có liên kết bội
B. Phải có 2 nhóm chức trở lên có thể cho ngưng tụ
C. Phải có nhóm -NH2
D. Phải có nhóm –OH
Câu 5. Đặc điểm cấu tạo của các phân tử nhỏ (monomer) tham gia phản ứng trùng hợp là
A. phải là hydrocarbon
B. phải có 2 nhóm chức trở lên
C. phải là alkene hoặc alkadiene
D. phải có liên kết đôi hoặc vòng no không bền.
Câu 6. Phản ứng trùng hợp là phản ứng:
A. Cộng hợp liên tiếp phân tử nhỏ (monomer) giống nhau thành một phân tử lớn (polymer)
B. Cộng hợp liên tiếp phân tử nhỏ (monomer) giống nhau thành một phân tử lớn (polymer) và giải phóng phân tử nhỏ
C. Cộng hợp liên tiếp phân tử nhỏ (monomer) thành một phân tử lớn (polymer) và giải phóng phân tử nhỏ
D. Cộng hợp liên tiếp phân tử nhỏ (Monomer) giống nhau hoặc gần giống nhau thành một phân tử lớn (polymer).
Câu 7. Chất nào dưới đây thuộc loại polymer?
A. Glucose
B. Fructose
C. Saccharose
D. Cellulose.
Câu 8. Chất nào dưới đây không phải là polymer?
A. Lipid
B. Tinh bột
C. Cellulose
D. Protein.
Câu 9. Chất nào không phải là polymer?
A. dầu thô
B. cellulose.
C. Amylose
D. Thủy tinh hữu cơ.
Câu 10. Tính chất vật lí chung của polymer là
A. chất lỏng, không màu, không tan trong nước.
B. chất lỏng, không màu, tan tốt trong nước.
C. chất rắn, không bay hơi, dễ tan trong nước.
D. chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước.
Câu 11. Polymer không có nhiệt độ nóng chảy cố định vì lý do nào sau đây?
A. có lẫn tạp chất.
B. có liên kết cộng hóa trị không phân cực.
C. là tập hợp nhiều loại phân tử, có cấu tạo mắt xích như nhau nhưng số lượng mắt xích trong phân tử khác nhau
D. có khối lượng phân tử rất lớn và cấu trúc phân tử phức tạp.
Câu 12. Polymer có phản ứng nào sau đây ?
A. Phân cắt mạch polymer
B. Giữa nguyên mạch polymer
C. Phát triển mạch polymer
D. Cả A, B, C
Câu 13. Quá trình lưu hoá cao su thuộc loại phản ứng nào sau đây?
A. cắt mạch polymer.
B. tăng mạch polymer.
C. giữ nguyên mạch polymer.
D. phân huỷ polymer.
Câu 14. Polymer nào có thể tham gia phản ứng cộng hydrogen?
A. Polypropylene
B. Cao su buna
C. Poly(vinyl chloride)
D. Nylon-6,6
Câu 15. Polymer nào có thể thủy phân trong dung dịch kiềm ?
A. Tơ capron
B. Polystyrene
C. Teflon
D.Poly(phenolformaldehyde)
Câu 16. Loại polymer nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng cộng tương tự alkene?
A. PVC
B. PE
C. Cao su buna
D. Capron.
Câu 17. Loại polymer nào sau đây dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm?
A. PE
B. Cao su buna
C. PS
D. Nylon-6,6.
Câu 18. Polymer nào vừa có thể cho phản ứng cộng với H2, vừa có thể bị thủy phân trong dung dịch base ?
A. Cellulose trinitrate
B. Cao su isoprene
C. Cao su chloprene
D. thủy tinh hữu cơ
Câu 19. Polymer nào không tan trong mọi dung môi và bền vững nhất về mặt hóa học?
A. PVC
B. Cao su lưu hóa
C. Teflon
D. Tơ nilon
Câu 20. Chất có thể trùng hợp tạo ra polymer là
A. CH3OH
B. CH3COOH
C. HCOOCH3
D. CH2=CH-COOH.
Chủ đề 2: Xác định Monomer trong Polymer
Phần: Tự luận
Câu 1. Xác định cấu trúc của monomer để tổng hợp những polyester sau:
Câu 2. Cao su butyl có khả năng chống thấm khí tốt, chống chịu hoá chất nên được sử dụng làm lớp lót trong săm lốp, găng tay cao su,.. Cao su butyl thường được sản xuất bằng cách trùng hợp 98% monomer X với 2% monomer Y. Dưới đây là một đoạn mạch của cao su butyl:
Xác định công thức của X, Y.
Câu 3. Trong Chiến Tranh Thế Giới II, do sự thiếu hụt cao su thiên nhiên nên chính phủ Mỹ đã phát triển loại cao su gọi là SBR, ban đầu được gọi là Government Rubber Styrene-Type (GR-S), vì nó có thể sản xuất nhanh trong thời chiến.
Nhìn chung, cao su SBR tương tự cao su thiên nhiên nhưng một số tính chất vật lý và cơ học của nó kém hơn như độ bền kéo, độ giãn dài, độ tưng nảy, tính kháng xé và sự trễ đàn hồi. Những khuyết điểm này được bù lại bởi những ưu điểm của nó so với cao su thiên nhiên như giá thấp và ổn định, sạch sẽ hơn, tính kháng lão hóa nhiệt, tính kháng mài mòn, khả năng gia công tốt hơn. Công thức cấu tạo của SBR như sau:
Xác định công thức monomer tạo nên cao su SBR
Câu 4. PBT là một polymer kị nước được sử dụng rộng rãi trong hệ thống đánh lửa của động cơ ô tô. Polymer này có công thức cấu tạo như sau:
Hãy cho biết công thức cấu tạo của monomer cần thiết để tổng hợp nên loại polymer
Câu 5. Kodel là polyester được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp vải sợi. Kodel được điều chế bằng phản ứng giữa chất A và 1,4-di(hydroxymethyl)cyclohexane.
Cho công thức cấu tạo của Kodel và 1,4-di(hydroxymethyl)cyclohexane như sau
a. Xác định CT của chất A
b. Hãy đề xuất quy trình sản xuất Kodel từ p-xylene, một sản phẩm của quá trình chế biến dầu mỏ.
Câu 6 Poly(ethylene terephthalate) là một polyester có tên viết tắt là PET hay PETE, được ứng dụng rộng rãi làm hộp đựng, chai nhựa, sợi polyester,.. PET được điều chế từ terephthalic acid và ethylene glycol bằng phản ứng ester hoá.
a. Viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế PET từ các monomer tương ứng. Phản ứng này thuộc loại trùng hợp hay trùng ngưng?
b. Từ kí hiệu nhận dạng của nhựa PET, hãy cho biết PET thuộc lại nhựa nhiệt rắn hay nhiệt dẻo và có thể tái chế được hay không?
Câu 7. Sợi Kevlar có độ bền lớn nên được sử dụng làm sợi gia cường trong lốp xe đua, vật liệu composite, vải thuyền buồm, áo giáp chống đạn,.. Kevlar có công thức cấu tạo như hình sau đây: (2 chuỗi polymer liên kết nhau bằng liên kết hydrogen)
Viết phương trình hoá học tổng hợp Kevlar từ các monomer tương ứng. Phản ứng đó thuộc loại phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng?
Câu 8. Polymer A thuộc loại poly(ester amide) được sử dụng trong dược phẩm để giải phóng thuốc có kiểm soát. Sau khi uống, các enzyme của cơ thể nhận biết các amino acid tự nhiên trong mạch polymer và phân cắt tại các vị trí này làm thuốc được giải phóng một cách từ từ. A được tổng hợp từ bốn monomer gồm hai monomer đa chức, hai monomer là amino acid và dẫn xuất của amino acid. A có công thức cấu tạo như hình sau đây:
Câu 9. Qiana là tên thương mại của một loại tơ nylon được sử dụng để sản xuất vải lụa chống nhãn cao cấp. Qiana có công thức cấu tạo sau đây:
a. Xác định các monomer dùng để tổng hợp Qiana. Phản ứng tổng hợp Qiana thuộc loại phản ứng gì?
b. Tơ Qiana thuộc loại tơ gì? Vải sản xuất từ Qiana có bền trong môi trường acid hoặc base mạnh không? Giải thích.
Câu 10. Nhựa ABS được sử dụng rộng rãi để sản xuất đồ chơi trẻ em. Công thức cấu tạo của ABS được trình bày dưới đây:
Hãy cho biết để sản xuất ABS cần có những nguyên liệu nào.
Phần: Trắc nghiệm
Câu 11. Một polime Y có cấu tạo như sau:
… –CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2– …
Công thức một mắt xích của polime Y là:
A. –CH2–CH2–CH2–CH2–
B. –CH2–CH2–
C. –CH2–CH2–CH2–
D. –CH2–.
Câu 12. Monomer tạo ra polymer là
A. CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH2
B. CH2=C(CH3)-CH=CH2.
C. CH2=C(CH3)-CH=CH2 và CH2=CH-CH3
D. CH2=C(CH3)-CH=CH2 và CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH2.
Câu 13. Polymer có công thức cấu tạo thu gọn được tạo thành bằng phản ứng đồng trùng hợp của monome nào sau đây?
A. CH2=CHCl và CH2=C(CH3)-CH=CH2
B. CH2=CHCl, CH2=CH-CH3 và CH2=CH2.
C. CH2=CH-CH3 và CH2=CH-CH2=CHCl
D. CH2=C(CH3)-CH=CH-CH2-CH2Cl.
Câu 14. Tên gọi của monomer tạo thành polymer cho dưới đây là monomer nào ?
A. isobutylene
B. isopropene
C. isopentene
D. Isohexene.
Câu 15. Cho polymer có CT sau đây:
Công thức của monomer tạo thành polymer trên là
Câu 16. Cho polymer có CT sau đây:
Công thức của monomer là
A. CH2=CHCOOH
B. CH3COOH
C. CH3CH2COOH
D. CH3CH2CH2COOH
Chủ đề 3: Tính số mắt xích của một đoạn Polymer
Câu 1. Poly(vinyl chloride) có phân tử khối là 35000. Hệ số trùng hợp n của polymer này là
A. 560
B. 506
C. 460
D. 600.
Câu 2. Phân tử khối trung bình của cao su tự nhiên và thuỷ tinh hữu cơ plexiglat là 36720 và 47300 (amu). Số mắt xích trung bình trong công thức phân tử của mỗi loại polymer trên là
A. 540 và 550
B. 540 và 473
C. 680 và 473
D. 680 và 550.
Câu 3. Khối lượng phân tử của tơ capron là 15000 amu. Số mắt xích trung bình trong phân tử của loại tơ này gần nhất là
A. 145
B. 133
C. 118
D. 113.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT chuyên Nguyễn Huệ – Hà Nội, năm 2015)
Câu 4. Khối lượng của một đoạn mạch tơ nylon-6,6 là 27346 amu và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 amu. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nylon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là
A. 113 và 152
B. 121 và 114
C. 113 và 114
D. 121 và 152.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 4 – THPT Việt Yên – Bắc Giang, năm 2015)
Câu 5. Khối lượng phân tử của một loại tơ capron bằng 16950 amu, của tơ enang bằng 21590 amu. Số mắt xích trong công thức phân tử của mỗi loại tơ trên lần lượt là
A. 150 và 170
B. 170 và 180
C. 120 và 160
D. 200 và 150.
Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Hóa học lớp 12 các chương hay khác:
- Chuyên đề Ester - lipid
- Chuyên đề Carbohydrate
- Chuyên đề Hợp chất chứa Nitrogen
- Chuyên đề Pin điện và điện phân
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều