Chuyên đề Ester, Lipid lớp 12
Tài liệu chuyên đề Ester, Lipid lớp 12 trong Chuyên đề dạy thêm Hóa học 12 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Hóa 12.
Chuyên đề Ester, Lipid lớp 12
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Hóa học 12 (sách mới) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Chủ đề 1: Khái niệm, Đồng phân, Danh pháp Ester
A. Lý thuyết cần nắm vững
1) Khái niệm: Khi thay thế nhóm –OH trong nhóm –COOH (carboxyl) của carboxylic acid bằng nhóm OR’ thì ta được ester.
- Ester đơn chức, mạch hở: RCOOR' hoặc ROCOR' hoặc
(R là gốc hydrocarbon hoặc H; R' là gốc hydrocarbon)
- Ví dụ: CH3COOC2H5; CH2=CHOOCH3; HCOOCH=CH2.
2) Phân loại: Ester tổng quát: CxH2x+2-2k. aCOO (tổng π + vòng = k + a)
- Ester no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO2 (n ≥ 2), ví dụ: CH3COOC2H5.
- Ester không no, có một liên kết đôi, đơn chức, mạch hở: CnH2n – 2O2 (n ≥ 3).
Ví dụ: CH2 = CH-COO-CH3, C2H5COOCH2-CH = CH2, ….
- Ester no, hai chức, mạch hở: CnH2n – 2O4 (n ≥ 3).
Ví dụ: HCOO-C2H4-OOC-CH3; CH3-OOC-COO-C2H5; HCOO-CH2-COOCH3;…
- Ester thơm, đơn chức, ví dụ: C6H5COOCH3 hoặc HCOOC6H5.
2) Xác định số đồng phân ester
- Với ester đơn chức RCOOR’ → Số đồng phân ester = số đồng phân của (R.R’)
Ví dụ: C3H7COOC4H9 có số đồng phân là 2.4 = 8 đồng phân.
+ Số đồng phân gốc no:
Gốc |
CH3- |
C2H5- |
C3H7- |
C4H9- |
C5H11- |
Số đồng phân |
1 |
1 |
2 |
4 |
8 |
+ Số đồng phân của gốc không no, có 1 liên kết đôi:
Gốc |
C2H3- |
C3H5- |
C4H7- |
Số đồng phân |
1 đp |
4 đp (3 đp cấu tạo + 1đp hình học) |
11 đp (8 đp cấu tạo + 3 đp hình học) |
Ví dụ: Xác định số đồng phân ester X có công thức phân tử là C5H10O2
3) Danh pháp
- Tên các gốc acid thường gặp:
HCOO- (formate) |
CH3COO- (acetate) |
C2H5COO- (propionate) |
C6H5COO- (benzoate) |
CH2=CHCOO- (acrylate) |
CH2=C(CH3)COO- (metacrylate) |
- Tên các gốc hydrocarbon (gốc alcohol) thường gặp:
B. Bài tập minh hoạ
Câu 1: Viết công thức cấu tạo của các ester có tên gọi sau đây:
a) methyl formate; |
b) isopropyl acetate; |
c) ethyl acrylate; |
d) methyl butyrate; |
e) vinyl propionate; |
g) allyl propenoate |
Câu 2: Gọi tên thường, tên thay thế của các ester sau:
Câu 3: Viết và xác định số đồng phân của các ester sau:
a) C3H6O2
b) C4H8O2
c) C5H10O2
d) C4H6O2 (mạch hở)
e) C4H6O4
g) C7H6O2 (vòng thơm)
h) C8H8O2 (vòng thơm)
Câu 4: Hoàn thành bảng sau:
STT |
PHÁT BIỂU |
Đ/S |
ĐỀ XUẤT SỬA SAI |
1 |
ethyl acetate có CTPT là C4H8O2 |
|
|
2 |
ester thơm CH3COOC6H5 có tên gọi là benzyl acetate |
|
|
3 |
vinyl propionate có công thức cấu tạo là CH3CH2COOCH=CH2 |
|
|
4 |
vinyl acetate và methyl acrylate là đồng phân của nhau |
|
|
5 |
benzyl acetate và methyl benzoate có cùng công thức phân tử |
|
|
6 |
ethyl formate có nhóm chức –CHO, khi tác dụng với thuốc thử Tollens tạo ra kết tủa Ag. |
|
|
7 |
allyl ethanoate có 8 nguyên tử H trong phân tử |
|
|
8 |
propyl benzoate có công thức phân tử là C9H8O2 |
|
|
9 |
C4H8O2 có 4 đồng phân ester, trong đó có 1 đồng phân có khả năng tác dụng với thuốc thử Tollens tạo ra kết tủa. |
|
|
10 |
ethyl acrylate là ester không no, có một liên kết đôi C = C, đơn chức, mạch hở. |
|
|
Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. HS trả lời từ câu 5 đến câu 12.
Câu 5: Số nguyên tử H trong phân tử allyl acetate là bao nhiêu?
Câu 6: Cho biết công thức cấu tạo của isopropyl acrylate?
Câu 7: Ứng với công thức phân tử C3H6O2, có bao nhiêu đồng phân ester?
Câu 8: Cho 4 chất sau : (1) CH3COOCH3; (2) CH3OOCCH3; (3) HCOO-CH2COO-C2H5; (4) CH3COC6H5; Có bao nhiêu chất thuộc loại hợp chất ester?
Câu 9: Phần trăm khối lượng C trong phân tử phenyl acetate là bao nhiêu?
Câu 10: Este no, đơn chức, mạch hở X có %C = 54,54%, cho biết công thức phân tử của X?
Chủ đề 2: Tính chất, ứng dụng, điều chế Ester
A. Kiến thức cần nắm vững
1) Tính chất vật lí
- Các ester không tạo được liên kết hydrogen với nhau nên nhiệt độ sôi của ester thấp hơn so với alcohol và carboxylic acid có cùng số nguyên tử C.
Bảng 1.1. Tính chất vật lí của một số ester thường gặp[1]
Công thức |
Nhiệt độ nóng chảy (oC) |
Nhiệt độ sôi (oC) |
Khối lượng riêng ở 20oC (g.mL-1) |
Độ tan ở 25oC (g/100 g nước) |
HCOOCH3 |
-99,0 |
31,5 |
0,982 |
23,0 |
HCOOC2H5 |
-79,4 |
54,2 |
0,917 |
12,0 |
CH3COOCH3 |
-98,1 |
57,0 |
0,934 |
24,0 |
CH3COOC2H5 |
-84,0 |
77,1 |
0,900 |
9,7 |
C2H5COOCH3 |
-88,0 |
79,7 |
0,915 |
6,0 |
C2H5COOC2H5 |
-73,9 |
99,1 |
0,891 |
2,0 |
CH3CH2CH2COOCH3 |
-85,0 |
102,0 |
0,898 |
1,4 |
CH3CH2CH2COOC2H5 |
-98,0 |
121,6 |
0,879 |
0,5 |
- Ở nhiệt độ thường, các ester có phân tử khối nhỏ và trung bình thường là những chất lỏng, ester có phân tử khối lớn thường là chất rắn.
- Ester hầu như không tan trong nước, nhẹ hơn nước (tách thành 2 lớp).
- Một số ester có mùi thơm đặc trưng:
2) Tính chất hóa học
a) Phản ứng thủy phân trong môi trường acid (điều kiện: đun nóng)
- Ester đơn chức
+ RCOOR’ + H2O RCOOH + R’OH
+ RCOOCH=CH-R’ + H2O RCOOH + R’CH2CHO
+ Ester phenol: RCOOC6H4R’ + H2O RCOOH + R’C6H4OH
Ví dụ:
- Ester 2 chức
+ (RCOO)2R’ + 2H2O 2RCOOH + R’(OH)2
+ R(COOR’)2 + 2H2O R(COOH)2 + 2R’OH
Ví dụ:
b) Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm (điều kiện: đun nóng)
- Ester đơn chức
+ RCOOR’ + NaOH RCOONa + R’OH
+ RCOOCH=CH-R’ + NaOH RCOONa + R’CH2CHO
+ Ester phenol: RCOOC6H4R’ + 2NaOH RCOONa + R’C6H4ONa + H2O
Ví dụ:
- Ester 2 chức
+ (RCOO)2R’ + 2NaOH 2RCOONa + R’(OH)2; + R(COOR’)2 + 2NaOH R(COONa)2 + 2R’OH
+ Ít gặp: R1COOR2COOR’ + 2NaOH R1COONa + HOR2COONa + R’OH
Ví dụ:
+ CH3COO-CH2CH2-OOC-C2H5 + 2NaOH CH3COONa + C2H5COONa + HO-CH2CHOH
+ CH3-OOC-COOC2H5 + 2NaOH NaOOC-COONa + CH3OH + C2H5OH
+ HCOOCH2COOCH3 + 2NaOH HCOONa + HOCH2COONa + CH3OH
c) Phản ứng không đặc trưng
+ Ester của formic acid có phản ứng với thuốc thử Tollens: HCOOR’ 2Ag
+ Ester không no, mạch hở, có phản ứng với H2 (Ni, to), và phản ứng làm mất màu dung dịch Br2.
Ví dụ: CH2 = CHCOOCH3 + 2H2 (dư) CH3-CH2COOCH3.
Chủ đề 3: Bài tập về hiệu suất phản ứng ester hoá
A. Lý thuyết và phương pháp giải
Phản ứng ester hóa:
- Giả sử hiệu suất phản ứng là 100%, chất nào hết trước tính hiệu suất phản ứng theo chất đó.
Ví dụ 1: Ethyl acetate có ứng dụng phổ biến trong ngành sơn và mực in trong sản xuất chất tẩy sơn móng tay, sản xuất keo dán, và trong thuốc lá. Để điều chế 2,2 gam ethyl acetate người ta đun 3,0 gam acetic acid với 9,2 gam ethyl alcohol (xúc tác H2SO4 đặc). Hiệu suất của phản ứng ester hóa là
A. 25,00%.
B. 50,00%.
C. 36,67%.
D. 20,75%.
Hướng dẫn giải:
Ví dụ 2: X gồm HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Cho 10,6g X phản ứng với dung dịch CH3OH dư. Biết hiệu suất các phản ứng đều là 80%. Khối lượng ester thu được là
A. 11,92g.
B. 10,72g.
C. 13,6g.
D. 12,2g
Hướng dẫn giải:
B. Bài tập minh hoạ
Câu 1: Ethyl propionate có mùi dứa chín, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp.
Để điều chế 12,24 gam ethyl propionate người ta cho 0,15 mol propionic acid tác dụng với 0,2 mol ethyl alcohol, xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng. Hiệu suất của phản ứng trên là bao nhiêu?
Câu 2: Isoamyl acetate có mùi chuối chín nên còn được gọi bằng dầu chuối. Isoamyl acetate có nguồn gốc từ tự nhiên khi chiết xuất từ cây chuối.
Để điều chế isoamyl acetate người ta đun nóng acetic acid với alcohol isoamylic (3 – methylbutan - 1 - ol) có H2SO4 đặc làm xúc tác. Biết hiệu suất phản ứng đạt 68%. Lượng dầu chuối thu được khi đun nóng 132,35 gam acetic acid với 200,00 gam isoamyl alcohol là bao nhiêu?
Câu 3: Benzyl acetate có mùi thơm của hoa nhài, được sử dụng rộng rãi để tạo hương liệu trong nước hoa, mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Để điều chế 30 gam benzyl acetate người ta cho 300 mL dung dịch acetic acid 1M tác dụng với 250 mL dung dịch benzyl alcohol với xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng. Hiệu suất của phản ứng điều chế benzyl acetate là bao nhiêu?
Câu 4: Ethyl acetate là một chất lỏng không màu, dễ bay hơi, ít độc hại, không hút ẩm, có mùi ngọt và dễ chịu, thường được sử dụng trong việc sản xuất chất tẩy sơn móng tay, mực in, keo dán, thuốc lá, nước hoa. Người ta điều chế m gam ethyl acetate bằng cách đun nóng hỗn hợp gồm với 9,0 gam acetic acid và 9,2 gam ethyl alcohol có H2SO4 đặc làm chất xúc tác, thu được m gam este. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%. Giá trị của m là bao nhieu?
A. 4,40
B. 3,52.
C. 4,22.
D. 5,28.
Dữ kiện dùng chung cho câu 5, 6, 7, 8, 9, 10: Mỗi tuyp Salonpas dạng gel khối lượng 30 gam có chứa 15,2% methyl salicylate và 7,467% methyl alcohol, có giảm đau, kháng viêm các cơn đau ở cơ và khớp, đau lưng đơn thuần, viêm khớp, căng cơ, bầm tím và bong gân.
Cho 345 gam salixylic acid tác dụng với 64 gam methyl alcohol, xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng với hiệu suất 30% được hỗn hợp X chứa m gam methyl salicylate theo phương trình hóa học:
Câu 5: Cho biết công thức cấu tạo thu gọn của methyl salicylate?
Câu 6: Hiệu suất phản ứng tính theo mol chất nào?
Câu 7: Lượng methyl alcohol còn dư sau phản ứng ester hóa là bao nhiêu?
Câu 8: Lượng salixylic acid còn dư sau phản ứng ester hóa là bao nhiêu?
Câu 9: Giá trị của m là bao nhiêu?
Câu 10: Đem kết tinh hết lượng acid dư trong X, lượng methyl salicylate thu được và lượng methyl alcohol dư có thể tạo ra tối ra bao nhiêu tuyp salonpas với thành phần như trên?
Câu 11: Thực hiện phản ứng ester hóa giữa 3,2 gam ancol metylic với lượng dư axit propionic, thu được m gam Este. Biết hiệu phản ứng ester hóa là 50%. Giá trị của m là
A. 17,6.
B. 8,8.
C. 4,4.
D. 5,28.
Câu 12: Thực hiện phản ứng ester hóa hỗn hợp gồm 30 gam acetic acidvà 46 gam ethyl alcohol (xúc tác H2SO4 đặc) với hiệu suất 60%. Khối lượng Ester thu được là
A. 35,2 gam.
B. 26,4 gam.
C. 44,0 gam.
D. 55,0 gam.
Câu 13: Cho 90 gam acetic acidtác dụng với 46 gam ethyl alcohol ở điều kiện thích hợp, hiệu suất của phản ứng đạt 80%. Khối lượng ester thu được là:
A. 88,0
B. 100,0.
C. 70,4.D. 105,6.
Câu 14: Thực hiện phản ứng ester hoá giữa 3,2 gam ancol metylic với lượng dư axit propionic, thu được m gam este. Biết hiệu suất phản ứng ester hoá là 50%. Giá trị của m là
A. 8,8.
B. 4,4.
C. 5,28.
D. 17,6.
Câu 15: Người ta điều chế m gam ethyl acetate bằng cách đun nóng hỗn hợp gồm với 3,0 gam acetic acid và 2,76 gam ethyl alcohol có H2SO4 đặc làm chất xúc tác, thu được m gam este. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%. Giá trị của m là
A. 4,40.
B. 3,52.
C. 4,22.
D. 5,28.
Câu 16: Cho 12 gam acetic acid tác dụng với 9,2 gam rượu etylic đun nóng và có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác (hiệu suất 100%). Khối lượng etyl axetat là
A. 8,8 gam.
B. 88 gam.
C. 17,6 gam.
D. 176 gam.
Câu 17: Đun nóng 3,0 gam CH3COOH với 3,2 gam CH3OH (có H2SO4 làm xúc tác, hiệu suất phản ứng ester hoá bằng 60%). Khối lượng ester tạo thành là
A. 3,70 gam.
B. 7,40 gam.
C. 2,22 gam.
D. 2,96 gam.
Câu 18: Đun hỗn hợp X gồm 12 gam acetic acidvà 11,5 gam ethyl alcohol với xúc tác H2SO4 đặc trong điều kiện thích hợp thu được 12,32 gam este. Hiệu suất phản ứng ester hóa là:
A. 56,0%.
B. 70,0%.
C. 65,0%.
D. 52,0%.
Câu 19: Đun nóng 60 gam CH3COOH với 60 gam C2H5OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác, hiệu suất phản ứng ester hoá bằng 50%). Khối lượng ester tạo thành là
A. 88 gam.
B. 52 gam
C. 44 gam.
D. 60 gam.
Câu 20: Đun nóng hỗn hợp gồm 2,3 gam C2H5OH với 4,8 gam CH3COOH có H2SO4 đặc làm chất xúc tác, thu được m gam este. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%. Giá trị của m là
A. 5,63.
B. 3,52.
C. 4,40.
D. 7,04.
Câu 21: Thực hiện phản ứng ester hoá giữa 4,6 gam ethyl alcohol với lượng dư axit axetic, thu được 4,4 gam este. Hiệu suất phản ứng ester hoá là
A. 30%.
B. 50%.
C. 25%.
D. 60%.
Câu 22: Khi cho 0,1 mol C2H5OH phản ứng với 0,15mol CH3COOH được 6,6g ester. Hiệu suất của phản ứng là
A. 50%.
B. 60%.
C. 70%.
D. 75%.
Câu 23: Thực hiện phản ứng ester hóa 4,6 gam ethyl alcohol và 12 gam acetic acidvới Hiệu suất đạt 80% thì khối lượng ester thu được là
A. 3,52 g.
B. 7,04 g.
C. 14,08 g.
D. 10,56 g.
Câu 24: Cho 45 gam CH3COOH tác dụng với 69 gam C2H5OH thu được 41,25 gam ester. Hiệu suất phản ứng ester hoá là
A. 62,5%.
B. 62%.
C. 31,25%.
D. 75%.
Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Hóa học lớp 12 các chương hay khác:
- Chuyên đề Carbohydrate
- Chuyên đề Hợp chất chứa Nitrogen
- Chuyên đề Polymer
- Chuyên đề Pin điện và điện phân
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều