(Siêu ngắn) Soạn bài À ơi tay mẹ - Cánh diều
Bài viết soạn bài À ơi tay mẹ siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 6 Cánh diều giúp học sinh lớp 6 dễ dàng soạn văn 6.
(Siêu ngắn) Soạn bài À ơi tay mẹ - Cánh diều
A/ Hướng dẫn soạn bài À ơi tay mẹ
1. Chuẩn bị
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu bài thơ này.
– Khi đọc bài thơ lục bát, các em cần chú ý:
+ Bài thơ có được chia khổ không? Gồm bao nhiêu khổ? Mỗi khổ có bao nhiêu dòng? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?
+ Bài thơ viết về ai và về điều gì?
+ Bài thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Từ ngữ trong bài thơ có gì độc đáo? Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật và từ ngữ đó đem lại tác dụng ra sao?
+ Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ? Người đó bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ gì?
- Đọc trước văn bản À ơi tay mẹ; tìm hiểu thêm về tác giả Bình Nguyên.
- Em đã lần nào nghe bà hoặc mẹ ru chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về lời ru ấy.
Trả lời:
* Trong khi đọc văn bản:
- Bài thơ gồm 6 khổ thơ. Khổ 1, 5 có 2 dòng/ các khổ còn lại 4 dòng. Vần được gieo như sau: Tiếng thứ 6 của câu lục gieo xuống tiếng thứ 6 của câu bát, tiếng thứ 8 của câu bát được gieo xuống tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. Các dòng thơ được ngắt nhịp 4/2 ở câu bát và 4/4 ở câu lục.
- Bài thơ viết về người mẹ và tình cảm tha thiết giữa mẹ đối với con.
- BPNT: Ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ. Từ ngữ trong bài thơ nhẹ nhàng, giàu cảm xúc. Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật và từ ngữ đó đem lại hiệu quả truyền tải tình cảm của tác giả, thể hiện rõ tình yêu thương, hi sinh của mẹ.
- Người bày tỏ suy nghĩ tình cảm là người mẹ. Bày tỏ suy nghĩ yêu thương, vỗ về, lo lắng cho đứa con thân yêu của mình.
* Tác giả Bình Nguyên:
- Tên thật là Nguyễn Đăng Hào.
- Sinh ngày 25 tháng 1 năm 1959. Quê quán xã Ninh Phúc, Tp Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
- Sự nghiệp văn học: Ông vừa là nhà thơ vừa là Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hiện nay tác giả Bình Nguyên đang làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình. Nhà thơ đã nhận hai giải “Thơ lục bát” (Giải A-2003; Giải Ba-2010) trên báo Văn Nghệ.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Lang thang trên giấy (NXB Văn học - 2009) và Những ngọn gió đồng (NXB Hội Nhà văn - 2015).
- Em đã từng được nghe bà hát ru thuở nhỏ. Lời ru đưa em vào giấc ngủ mỗi trưa hè và là âm thanh êm đềm nhất của tuổi thơ em.
2. Đọc hiểu
* Trong khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Nhan đề và tranh minh họa gợi cho em cảm nhận gì?
Nhan đề và tranh minh họa gợi cảm nhận về hình ảnh người mẹ ru con cùng lời ru ấm áp, êm dịu ầu ơ.
2. Chú ý các biện pháp tu từ, cách gieo vần và ngắt nhịp trong bài thơ.
- BPTT: Ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ.
- Gieo vần: Tiếng thứ 6 của câu lục gieo xuống tiếng thứ 6 của câu bát, tiếng thứ 8 của dòng bát được gieo xuống tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo.
- Ngắt nhịp: 4/2 ở câu bát và 4/4 ở câu lục.
3. Hãy chú ý các phép nhiệm màu từ tay mẹ được thể hiện trong các khổ thơ như thế nào?
Các phép nhiệm màu từ tay mẹ là chắn mưa xa, chắn bão qua mùa màng, thức một đời, chắt chiu dãi dầu.
4.Những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ?
Các từ À ơi, ru, bàn tay mẹ.
* Sau khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Tìm hình ảnh, chi tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ. Những dòng thơ nào nói lên đức hi sinh của người mẹ?
Trả lời:
- Hình ảnh thể hiện “phép nhiệm màu” của bàn tay mẹ:
+ Bàn tay mẹ chắn mưa xa
+ Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng
- Những dòng thơ nói lên đức hi sinh của người mẹ
+ Bàn tay mẹ thức một đời
+ Mai sau bể cạn non mòn/ À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru
+ Bàn tay mang phép nhiệm mầu/ chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi
+ Ru cho chỗ dột ngoại ngồi vá khâu
+ À ơi... mẹ chẳng một câu ru mình
Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ nào? Cách gọi đó nói lên điều gì về tình cảm mẹ dành cho con?
Trả lời:
- Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ như: Trăng vàng, trăng, Mặt Trời bé con.
=> Cách gọi thể hiện tình yêu thương vô hạn của mẹ dành cho con. Với mẹ, con là món quà tuyệt vời duy nhất của mẹ, tựa như vầng trăng, mặt trời – những thứ tồn tại vĩnh cửu.
Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Trong bài thơ, cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần. Hãy phân tích tác dụng của sự lặp lại ấy.
Trả lời:
Tác dụng: À ơi là mở đầu của mỗi câu hát ru, giúp câu thơ thêm tình nhạc điệu, dịu dàng như lời ru của mẹ.
Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): “Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.”. Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?
Trả lời:
Em đồng ý với tác giả vì câu thơ thể hiện nỗi nhọc nhằn đời mẹ hiển hiện qua hình ảnh bàn tay. Mẹ âm thầm vất vả hi sinh dãi dầu để lo cho con một cuộc sống tốt đẹp.
Câu 5 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?
Trả lời:
Hình ảnh bàn tay mẹ tượng trưng cho những hi sinh, lam lũ để lo cho con, cũng là biểu tượng của tình yêu êm dịu, rộng lớn của mẹ dành cho con.
Câu 6 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Em thích khổ thơ nào nhất trong bài thơ? Vì sao?
Trả lời:
Em thích khổ thơ thư 3 của bài thơ vì trong khổ thơ này, không chỉ thể hiện tình yêu của mẹ thông qua bài hát ru mà còn thể hiện qua cách gọi trìu mến của mẹ dành cho con “Mặt trời bé con”.
B/ Học tốt bài À ơi tay mẹ
1/ Nội dung chính À ơi tay mẹ
“À ơi tay mẹ” là bài thơ bày tỏ tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh...đến quên mình.
2/ Bố cục văn bản À ơi tay mẹ
- Gồm 6 phần
+ Khổ 1: 2 câu đầu: Bàn tay mẹ trước giông bão cuộc đời
+ Khổ 2: 4 câu tiếp: Bàn tay mẹ dịu dàng nuôi nấng con
+ Khổ 3: 4 câu tiếp: Bàn tay mẹ hi sinh vì con
+ Khổ 4: 4 câu tiếp: Lời ru của người mẹ hiền
+ Khổ 5: 2 câu tiếp. Bàn tay mẹ nhiệm màu
+ Khổ 6: 4 câu tiếp. Ý nghĩa lời ru và bàn tay mẹ
3/ Tóm tắt văn bản À ơi tay mẹ
Bài thơ chứa đựng những tình cảm thiêng liêng mà mẹ dành cho con của mình. Vì con mẹ có thể hi sinh, chịu đựng những đau khổ, để con được bình yên và hạnh phúc suốt cuộc đời.
4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản À ơi tay mẹ
- Nội dung: À ơi tay mẹ là bài thơ bày tỏ tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh...đến quên mình.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát nhịp nhàng như lối hát ru con.
+ Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Cánh diều siêu ngắn, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Soạn Văn lớp 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn lớp 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Văn lớp 6 Cánh diều (siêu ngắn)
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Tuyển chọn Soạn văn 6 Cánh diều siêu ngắn được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 và Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều