(Siêu ngắn) Soạn bài Trong lòng mẹ - Cánh diều
Bài viết soạn bài Trong lòng mẹ siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 6 Cánh diều giúp học sinh lớp 6 dễ dàng soạn văn 6.
(Siêu ngắn) Soạn bài Trong lòng mẹ - Cánh diều
A/ Hướng dẫn soạn bài Trong lòng mẹ
1. Chuẩn bị
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Khi đọc hồi kí, các em cần chú ý:
+ Tác giả viết về ai, về sự việc gì? Viết như thế nhằm mục đích gì?
+ Những yếu tố nào của văn bản cho biết tính xác thực của điều được kể?
+ Cảm xúc, thái độ của người kể chuyện đối với sự việc và các nhân vật trong đó như thế nào?
– Đọc trước đoạn trích Trong lòng mẹ; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyên Hồng và hồi kí Những ngày thơ ấu.
Trả lời:
- Tác giả viết về bản thân mình, về quãng thời gian thơ ấu của mình. Viết như vậy nhằm mục đích tạo sự chân thực qua việc ghi chép sự việc của bản thân và nêu cảm xúc cá nhân.
- Những yếu tố cho thấy tính xác thực của điều được kể:
+ Ngôi kể thứ nhất
+ Nhân vật chính là những người thân trong gia đình tác giả: mợ Hồng, người cô,...
+ Địa điểm trong văn bản là địa điểm có thật: Thanh Hóa.
- Cảm xúc, thái độ của người kể:
+ Khi người cô khinh miệt mẹ: nhẫn nhục, cam chịu, nhưng bức xúc và rất khó chịu.
+ Khi gặp lại mẹ: xúc động, vỡ òa hạnh phúc.
* Tác giả Nguyên Hồng:
+ Nguyễn Nguyên Hồng (1918 – 1982) sinh ra ở Nam Định. Là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Việt Nam.
+ Nguyên Hồng có một tuổi thơ cay đắng khi bố mất sớm, mẹ đi bước nữa, Nguyên Hồng sống cùng bà nội và bị cô ruột ghẻ lạnh.
+ Vì có một tuổi thơ vô cùng bất hạnh, cay đắng nên ngay từ những tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người nghèo khó gần gũi mà ông yêu thương với một sự cảm thông sâu sắc, với tâm hồn của một người từng trải.
+ Nhà văn Nguyên Hồng được nhận định rằng ông là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em" vì hai đối tượng (bất hạnh) này xuất hiện nhiều trong các tác phẩm giống như hình ảnh của ông và người mẹ thuở nhỏ.
+ Ông để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938)/ Bảy Hựu (truyện ngắn, 1941)/ Những ngày thơ ấu (hồi ký, đăng báo lần đầu năm 1938, xuất bản năm 1940)/ Qua những màn tối (truyện, 1942)
+ Hồi kí Những ngày thơ ấu được viết năm 1938 và đến năm 1940 thì được in trọn vẹn thành sách. Đó là một tập hồi kí gồm 9 chương ghi lại một cách trung thực những năm tháng tuổi thơ cay đắng của tác giả. Sinh ra trong gia đình sa sút, bất hòa, cha mất sớm, mẹ phải bỏ đi làm ăn xa, họ hàng cay nghiệt và thái độ dửng dưng tàn nhẫn của xã hội. Điều duy nhất còn lại để nâng đỡ tâm hồn cậu bé hồng là tình mẫu tử thiêng liêng với mẹ. “Trong lòng mẹ” là chương thứ 4 của tập hồi kí
2. Đọc hiểu
* Trong khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Phần 1 cho biết hoàn cảnh của nhân vật "tôi" như thế nào?
Phần (1) cho biết hoàn cảnh của nhân vật “tôi” là cha mất; mẹ đi làm ăn xa ở Thanh Hóa.
2. Phản ứng của nhân vật:" tôi" trước lời kể của người cô như thế nào?
“Tôi” toan trả lời là có nhưng nhận ra sự cay nghiệt trong lời nói của bà cô nên đáp lại là “Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thể nào mợ cháu cũng về”
3. Phần 3 kể về việc gì? Đây có phải là nội dung chính của văn bản không? Có liên quan gì đến nhan đề văn bản?
- Phần 3 kể lại việc cậu bé Hồng gặp lại mẹ trong sự vỡ òa hạnh phúc.
- Đây là nội dung chính của văn bản.
- Có sự liên kết với nhan đề vì nhan đề đã gợi ra hình ảnh ấm áp, dịu dàng, âu yếm khi được ở trong lòng mẹ.
4. Tìm các từ ngữ tả hành động và cảm xúc của nhân vật tôi khi gặp lại mẹ?
“Liền đuổi theo, gọi bối rối, vui mừng nhưng cũng lo lắng, sợ sẽ bị cười, trêu trọc nếu như nhận nhầm mẹ, òa lên khóc nức nở, vui mừng khôn siết”
5. Người mẹ hiện lên trong cái nhìn của "tôi" như thế nào?
“Không còm cõi xơ xác như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má”
6.Tranh minh họa gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử?
Gợi lên sự ấm áp, hạnh phúc vô bờ của mỗi đứa trẻ khi được vỗ về, âu yếm trong vòng tay mẹ, được an toàn sống bên mẹ.
7.Tình mẫu tử thể hiện như thế nào qua hành động, cảm xúc của "tôi"?
“Tôi ngồi trên xe điện, đùi áp đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ” cảm xúc rạo rực, vui sướng khi được mẹ vuốt ve, vỗ về âu yếm.”
8. Vì sao câu nói ấy bị chìm ngay đi?
Vì khi được âu yếm trong vòng tay mẹ, cảm nhận sự ấm áp hơi mẹ thì mọi lòi ruồng rẫy, châm chọc đều vô nghĩa, nhân vật chính cảm nhận được đó đều là lời nói sau sự thật.
* Sau khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Sự việc chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích Trong lòng mẹ là gì? Sự việc ấy được tập trung thể hiện ở phần nào của văn bản?
Trả lời:
- Sự việc chính: Nhân vật “tôi” gặp lại mẹ sau chuỗi ngày xa nhớ trong sự hạnh phúc vỡ òa.
- Sự việc ấy được tập trung kể lại trong phần (3) của văn bản.
Câu 2 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Hình ảnh người mẹ qua lời kể của người cô và trong suy nghĩ, tình cảm của nhân vật “tôi” có gì khác nhau?
Trả lời:
Trong lời nói của người cô |
Trong suy nghĩ của nhân vật |
Hình ảnh mợ Hồng hiện lên với những điều ra gì từ ngoại hình cho tới phẩm chất tính cách |
Mẹ luôn là một người tuyệt vời, đáng kính trọng dù cho “non ròng một năm nay mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư...”. |
=> Nhận xét: Hình ảnh người mẹ qua lời kể của người cô và suy nghĩ của nhân vật “tôi” hoàn toàn trái ngược nhau. Từ đó cho thấy sự cay nghiệt, bôi xấu hình ảnh người mẹ, rắp tâm chia rẽ nhân vật “tôi” và mẹ. Nhưng điều đó không ảnh hưởng đến tâm trí, “tôi” vẫn vô cùng yêu quý, nhớ mong mẹ.
Câu 3 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Dẫn ra một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ. Từ đó, hãy nêu nhận xét về nhân vật này.
Trả lời:
- “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...”
- Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại.
- “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ, tôi ngả đầu vào cánh tay mẹ, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi... thơm tho lạ thường”
=> Hồng là một cậu bé tình cảm, rất yêu thương và mong nhớ mẹ. Bởi vậy, khi gặp lại mẹ, cảm xúc vỡ òa, cậu sung sướng, hạnh phúc trong vòng tay mẹ.
Câu 4 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Chỉ ra một số biểu hiện của đặc điểm thể loại hồi kí trong đoạn trích.
Trả lời:
- Đoạn trích ghi chép lại sự việc xảy ra trong thời thơ ấu của của tác giả qua đó nó thể hiện dòng trạng thái tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua.
- Câu chuyện kể ở ngôi thứ nhất.
Câu 5 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Viết khoảng 4 - 5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng.
* Hướng dẫn:
- Hình thức:
+ Viết đoạn văn theo đúng yêu cầu khoảng 4 – 5 dòng
+ Đoạn văn đúng hình thức, cấu trúc đoạn văn, tránh sai lỗi chính tả.
- Nội dung:
+ Nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng.
Đoạn văn tham khảo
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã để lại cho em một dấu ấn đặc biệt. Hồng dù xa mẹ, dù không thường xuyên nhận được thư từ mẹ nhưng Hồng vẫn luôn tin yêu mẹ của mình dẫu cho người cô của mình có nói lời cay độc, nghiệt ngã đến đâu. Cuộc gặp gỡ đặc biệt và đầy xúc động của mẹ con Hồng đã lấy đi nhiều nước mắt của các độc giả.Với lời văn nhẹ nhàng và đầy xúc động, Tác giả đã cho thấy được tình mẫu tử không thể chia cắt được
B/ Học tốt bài Trong lòng mẹ
1/ Nội dung chính Trong lòng mẹ
Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng, đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.
2/ Bố cục văn bản Trong lòng mẹ
- Gồm 2 phần
+ Phần 1 (từ đầu… “người ta hỏi đến chứ”): Cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô cay nghiệt
+ Phần 2 ( phần còn lại): Cuộc gặp gỡ cảm động, hạnh phúc của hai mẹ con Hồng
3/ Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ
“Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng đã kể về cuộc đời của bé Hồng. Từ nhỏ, Hồng phải sống xa cha mẹ và chịu sự ruồng bỏ của họ hàng. Sau khi cha qua đời, mẹ Hồng đã bỏ quê mà đi mong kiếm cái ăn. Từ đó, Hồng luôn phải sống trong sự lạnh lẽo, cay nghiệt của gia đình họ hàng. Đặc biệt, người cô bé Hồng là người phụ nữ cay nghiệt, độc ác và luôn nói xấu về mẹ bé Hồng. Có một lần, cô bé Hồng gọi bé lại hỏi có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ không, bé Hồng đã muốn trả lời là có. Nhưng vì người cô này vốn rất xảo quyệt nên em đành im lặng. Bé hiểu rõ, người cô này chỉ muốn bé căm hận và ghét mẹ mình. Nhưng, dù người cô nói xấu thế nào, bé Hồng vẫn luôn yêu thương mẹ của mình. Bé Hồng thầm căm ghét những hủ tục khiến mẹ bé phải khổ. Đến ngày giỗ cha bé Hồng, mẹ bé trở về. Mẹ con gặp nhau, bé Hồng nằm trọn trong vòng tay mẹ, và không thèm để ý đến những lời nói trước kia của bà cô.
4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Trong lòng mẹ
- Nội dung: Đoạn văn “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình.
- Nghệ thuật:
+ Lời văn nhẹ nhàng, tình cảm, giàu hình ảnh và chan chứa cảm xúc
+ Mạch truyện, mạch cảm xúc tự nhiên, chân thực
+ Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm
+ Khắc họa thành công hình tượng nhân vật bé Hồng thông qua lời nói, hành động, tâm trạng sinh động chân thật.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Cánh diều siêu ngắn, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Soạn Văn lớp 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn lớp 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Văn lớp 6 Cánh diều (siêu ngắn)
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Tuyển chọn Soạn văn 6 Cánh diều siêu ngắn được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 và Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều