(Siêu ngắn) Soạn bài Thạch Sanh (trang 19, 23) - Cánh diều
Bài viết soạn bài Thạch Sanh trang 19, 20, 21, 22, 23 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 6 Cánh diều giúp học sinh lớp 6 dễ dàng soạn văn 6.
(Siêu ngắn) Soạn bài Thạch Sanh (trang 19, 23) - Cánh diều
A/ Hướng dẫn soạn bài Thạch Sanh
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):
- Xem lại khái niệm truyện cổ tích ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Đọc trước truyện Thạch Sanh:
- Khi đọc hiểu truyện cổ tích, các em cần lưu ý:
+ Truyện kể về việc gì? Xác định sự kiện chính trong truyện.
+ Truyện kể về ai ? Ai là nhân vật nổi bật? Kết thúc truyện số phận các nhân vật như thế nào?
+ Qua diễn biến và kết thúc truyện, tác giả nhân dân muốn ca ngợi, phê phán hay nói lên ước mơ gì? Điều đó có liên quan như nào đến cuộc sống hiện nay?
+ Những chi tiết nào trong truyện là chi tiết hoang đường, kì ảo? Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của truyện?
Trả lời
- Truyện kể về người dũng sĩ dũng cảm tiêu diệt chằn tinh, đại bàng, cứu giúp người bị hại, vạch trần kẻ vong ân bội nghĩ và chống quân xâm lược.
- Sự kiện chính:
- Truyện kể về cuộc đời Thạch Sanh. Nhân vật nổi bật: Thạch Sanh.
- Kết thúc số phận nhân vật:
+ Thạch Sanh: Cưới công chúa, lên ngôi vua
+ Mẹ con Lí Thông: Bị sét đánh chết rồi hóa kiếp thành bọ hung.
- Nhân dân muốn ca ngợi những người ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác. Quan niệm vẫn duy trì đến ngày hôm nay, nhắc nhở mỗi người suy nghĩ trong sạch, làm điều thiện lành.
- Chi tiết hoang đường, kì ảo:
+ Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con cho nhà đôi vợ chồng già
+ Bà vợ mang thai mấy năm mới đẻ.
+ Giết chằn tinh chết.
+ Giết đại bàng cứu công chúa và con trai vua Thủy Tề
+ Công chúa bị câm, chẳng nói chẳng cười nghe tiếng đàn của Thạch Sanh bỗng cười nói vui vẻ
+ Tiếng đàn của Thạch Sanh làm binh sĩ bủn rủn chân tay, không nghĩ đến chuyện đánh nhau
+ Niêu cơm cứ ăn hết lại đầy
=> Tác dụng: Làm nổi bật phẩm chất Thạch Sanh, giúp câu chuyện hấp dẫn, li kỳ.
2. Đọc hiểu
* Trong khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh có gì đặc biệt?
Thạch Sanh là thái tử được Ngọc Hoàng sai xuống xuống đầu thai làm con cho cặp vợ chồng già mãi không có con.
2. Tính cách nào của Thạch Sanh được tác giả dân gian tập trung thể hiện trong phần (2)? Hãy tìm một từ được lặp lại hai lần trong phần này để nói về tính cách ấy
- Tính cách tốt bụng, thật thà và dũng cảm.
- Từ lặp lại 2 lần “thật thà”
3. Thạch Sanh có những hành động dũng cảm nào trong phần (3)?
Thạch Sanh đã:
- Dùng cung tên tên vàng bắn đại bàng.
- Xuống hang, chiến đấu với đại bàng để cứu công chúa
- Cứu con trai vua thủy tề.
4. Em thử dự đoán khi Thạch Sanh xuống hang Lí Thông sẽ làm gì?
Lý Thông sẽ dùng thủ đoạn để nhốt Thạch Sanh trong hang.
5. Khi xin cây đàn, Thạch Sanh có biết đó là cây đàn thần không?
Thạch Sanh không biết đó là đàn thần.
6. Thạch Sanh đã cư xử với mẹ con Lý Thông như thế nào? Kết cục của mẹ con Lý Thông ra sao?
- Thạch Sanh cho chúng về quê làm lại cuộc đời.
- Kết cục của mẹ con Lý Thông: Bị sét đánh chết, biến thành bọ hung.
7. Thạch Sanh đã làm gì khiến cho quân chư hầu không còn nghĩ đến chuyện đánh nhau và phải cúi đầu lạy tạ?
- Thạch Sanh cầm đàn ra đánh trước quân giặc, khiến cho binh sĩ các nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ tới chuyện đánh nhau nữa.
- Thiết đãi họ bằng niêu cơm thần và hứa trọng thưởng cho ai ăn hết nhưng không một ai làm được.
* Sau khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Theo em, Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào (nhân vật bất hạnh, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch)?
Trả lời:
Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật người dũng sĩ.
Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Truyện cổ tích Thạch Sanh có những sự kiện chính nào? Em thích sự kiện nào nhất?
Trả lời:
- Sự kiện chính:
- Em thích nhất sự kiến Thạch Sanh gảy đàn giúp công chúa khỏi bệnh, được giải oan.
Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.
Trả lời:
- Tính cách Thạch Sanh: Thật thà, nhân hậu, tốt bụng, dũng cảm.
- Một số chi tiết trong truyện:
Chi tiết thể hiện |
Tính cách |
Thạch Sanh tin lời mẹ con Lý Thông không chút nghi ngờ. |
Thật thà |
Thạch Sanh tha thứ, cho mẹ con Lý Thông về quê làm ăn. |
Nhân hậu |
Thạch Sanh cứu mạng con trai vua Thủy Tề. |
Tốt bụng |
Thạch Sanh đánh nhau với chằn tinh, đại bàng. |
Dũng cảm |
Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chỉ tiết này có tác dụng gì trong việc khắc hoạ nhân vật Thạch Sanh?
Trả lời:
- Chi tiết hoang đường, kì ảo:
+ Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con cho nhà đôi vợ chồng già
+ Bà vợ mang thai mấy năm mới đẻ.
+ Giết chằn tinh chết.
+ Giết đại bàng cứu công chúa và con trai vua Thủy Tề
+ Công chúa bị câm, chẳng nói chẳng cười nghe tiếng đàn của Thạch Sanh bỗng cười nói vui vẻ
+ Tiếng đàn của Thạch Sanh làm binh sĩ bủn rủn chân tay, không nghĩ đến chuyện đánh nhau
+ Niêu cơm cứ ăn hết lại đầy
- Tác dụng: làm nổi bật phẩm chất anh hùng, nhân hậu, xuất thân phi thường của nhân vật, đồng thời tạo sự hấp dẫn, li lì cho câu chuyện.
Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.” và “Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.” cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì?
Trả lời:
Các chi tiết cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ về một cuộc sống công bằng, người tốt sẽ được hưởng hạnh phúc, kẻ xấu bị trừng phạt.
Câu 6 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Đoạn thơ sau đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa nào của truyện Thạch Sanh?
Đàn kêu: Ai chém chằn tỉnh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?
(Truyện thơ Nôm Thạch Sanh)
Trả lời:
Đoạn thơ nhấn mạnh thêm tội ác không thể tha thứ của tên Lý Thông xảo quyệt, gian trá. Từ đó nhấn mạnh mong muốn người xấu nhất định phải bị bêu rếu, trừng phạt.
B/ Học tốt bài Thạch Sanh
1/ Nội dung chính Thạch Sanh
Truyện “Thạch Sanh” kể về chàng dũng sĩ Thạch Sanh với thân phận mồ côi, trải qua nhiều khó khăn thử thách: diệt chằn tinh, diệt đại bàng, cứu công chúa và con vua Thủy Tề, vạch mặt Lí Thông, chống quân của 18 nước chư hầu…, cuối cùng đã lên làm vua, trị vì đất nước. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (như sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, nêu cơm thần, …)
2/ Bố cục văn bản Thạch Sanh
- Gồm 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “mọi phép thần thông”): Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
+ Phần 2 (tiếp đó đến “hóa kiếp thành bọ hung”): Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh
+ Phần 3 (còn lại): Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi vua và lui yên quân lính chư hầu
3/ Tóm tắt văn bản Thạch Sanh
Ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi đã già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu vừa chào đời thì mẹ mất, cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ nát. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Cậu được dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Thạch Sanh bị Lý Thông lợi dụng rủ về sống chung. Nhưng Lý Thông độc ác mang Thạch Sanh nộp mạng thay mình cho Chằn tinh. Lý Thông cướp công giết Chằn tinh được vua khen ngợi phong làm quận công. Đại bàng đến quắp công chúa đi. Thạch Sanh bèn dùng cung tên bắn đuổi theo, cứu công chúa. Lý Thông lại lần nữa hãm hại Thạch Sanh. Nhận ra Lý Thông hại mình, chàng chỉ xin một cây đàn rồi trở về gốc đa quy ẩn. Chàng và công chúa kết hôn, các nước chư hầu cùng thán phục tài năng của chàng.
4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Thạch Sanh
- Nội dung:
+ Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân, bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
- Nghệ thuật:
+ Truyện sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần…)
+ Xây dựng hai nhân vật đối lập
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Cánh diều siêu ngắn, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Soạn Văn lớp 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn lớp 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Văn lớp 6 Cánh diều (siêu ngắn)
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Tuyển chọn Soạn văn 6 Cánh diều siêu ngắn được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 và Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều