(Siêu ngắn) Soạn bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ - Cánh diều

Bài viết soạn bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 6 Cánh diều giúp học sinh lớp 6 dễ dàng soạn văn 6.

(Siêu ngắn) Soạn bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ - Cánh diều

Quảng cáo

A/ Hướng dẫn soạn bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ

1. Chuẩn bị

- Xem lại mục Chuẩn bị ở bài Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Đồ hoạ thông tin (infographic) thường dùng trong văn bản thông tin, là hình thức đồ hoạ trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin (dữ liệu, kiến thức,...) một cách ngắn gọn và rõ ràng.

– Sưu tầm các văn bản thuyết minh về một sự kiện lịch sử theo trật tự thời gian và cho biết, ngoài cách trình bày thông tin như văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” và tờ lịch ngày 2-9, còn có những cách trình bày hoặc sắp xếp thông tin nào khác?

Trả lời:

- Một số văn bản thuyết minh về sự kiện lịch sử theo trật tự thời gian:

+ Chiến dịch Điện Biên Phủ (7/5/1954): https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/su-kien-va-nhan-chung/chien-thang-lich-su-dien-bien-phu-751954-3368

Quảng cáo

+ Giải phóng miền Nam (30/4/1975): https://thanhtra.thainguyen.gov.vn/tin-tuc-su-kien/-/asset_publisher/zckkicw81YfZ/content/on-lai-lich-su-ngay-giai-phong-mien-nam-thong-nhat-at-nuoc-30-4-1975-30-4-2022-?inheritRedirect=false

- Ngoài các trình bày thông tin như văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên ngôn Độc lập" và tờ lịch ngày 2/9, còn có những cách trình bày theo mối quan hệ nguyên nhân - kết quả.

2. Đọc hiểu

* Trong khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Từ diễn biến trong nhan đề cho thấy thông tin trong bài viết sẽ được triển khai theo trình tự nào?

Thông tin trong bài viết được triển khai theo trình tự thời gian.

2. Chú ý các từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm, tương quan lực lượng giữa ta và địch

- Các từ ngữ chỉ thời gian là: Đợt 1 (1/3 đến 17/3)/ Đợt 2 (30/3 – 30/4)/ Đợt 3 (1-7/5)

- Các từ chỉ địa điểm: Him Lam, Độc Lập, Đông Bắc, Điện Biên Phủ,...

- Những từ chỉ tương quan lực lượng giữa ta và địch: Quân ta tổng công kích, địch mất tinh thần, quân ta chủ động, địch bị động,...

Quảng cáo

* Sau khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Thông tin chính mà văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ cung cấp cho người đọc là gì? Dựa vào đâu mà người đọc dễ dàng nhận ra thông tin chính ấy?

Trả lời:

- Thông tin chính mà văn bản cung cấp là diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ - 3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

- Dựa vào nhan đề của văn bản là “Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ”

Câu 2 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Nội dung sa pô có liên quan gì đến nhan đề của văn bản?

Trả lời:

Nội dung sa-pô đã khái quát chiến dịch Điện Biên Phủ, do vậy, sa-pô có liên quan mật thiết đến nhan đề.

Quảng cáo

Câu 3 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Văn bản trên cung cấp những thông tin cụ thể nào? Cách trình bày các thông tin ấy giống nhau ở chỗ nào? Em có nhận xét gì về cách trình bày ấy (màu sắc, hình ảnh, cỡ chữ, các kí hiệu...)?

Trả lời:

- Văn bản cung cấp thông tin cụ thể về toàn bộ diễn biến chính trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bao gồm:

+ Đợt 1: (13 đến 17/3) tiêu diệt 2 cứ điểm Him Lam, Độc lập, mở toang cử phía Bắc và Đông Bắc

+ Đợt 2 (30/3-30/4) kiểm soát các điểm cao, các khu trung tâm khiến địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần

+ Đợt 3 (1 đến 7/5) tổng công kích, 7/5 toàn thắng

- Cách trình bày các thông tin ấy giống nhau ở chỗ: Các phần đều có trình bày về thời gian, hoạt động cụ thể và kết quả.

- Cách trình bày thống nhất, logic, hợp lí, vừa ngắn gọn vừa sinh động:

+ Màu sắc: Nổi bật, ấn tượng

+ Hình ảnh: Phù hợp với đặc điểm của từng đợt chiến đấu.

+ Các kí hiệu: Logic, sáng tạo, phù hợp với văn bản có nội dung lịch sử.

+ Cách trình bày, bố cục, chữ viết cũng rất sáng tạo, dễ hiểu, để lại ấn tượng sâu sắc.

Câu 4 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Vì sao thông tin về Đợt 3 lại được in đậm?

Trả lời:

Thông tin về Đợt 3 lại được in đậm vì: nội dung đợt 3 là quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định khi nhắc đến sự kiện lịch sử Điện Biên Phủ.

Câu 5 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Cách trình bày thông tin của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ có gì khác so với văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”?

Trả lời:

Ở văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ, các thông tin được trình bày dưới dạng đồ họa thông tin, tạo sự hấp dẫn, thu hút người đọc hơn. Văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” ưu tiên cung cấp thông tin ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ nội dung chính cho người đọc.

B/ Học tốt bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ

1/ Nội dung chính Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ

Văn bản “Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ” với sự kết hợp giữa hình ảnh truyền thống và hình ảnh đồ họa đã cung cấp thông tin về trận chiến lịch sử dân tộc ta. Đó là diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ với ba đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

2/ Bố cục văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ

- Gồm 3 phần:

+ Phần 1: (từ đầu… trung tâm): Diễn biến đợt 1 của chiến dịch Điện Biên Phủ

+ Phần 2 (tiếp … cao độ): Diễn biến đợt 2 của chiến dịch Điện Biên Phủ

+ Phần 3: Còn lại: Diễn biến đợt 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ

3/ Tóm tắt văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 của quân và dân ta. Ba đợt tiến công diễn ra trong năm mươi sáu ngày đêm. Đợt 1 (từ 13 đến 17 tháng 3), ta tiêu diệt hai cứ điểm được tổ chức phòng ngự tốt nhất của địch là Him Lam và Độc Lập, mở toang cánh cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến xuống lòng chảo và khu trung tâm. Đợt 2 (từ 30 tháng 3 đến 30 tháng 4), đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất quyết liệt nhất, gay go nhất. Ta đã kiểm soát các điểm cao, khu trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tầm bắn các loại sống của ta. Quân địch rơi vào thể bị động mất tinh thần cao độ. Đợt 3 (từ 1 đến 7 tháng 5), quân ta tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày 7 tháng 5 năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ

- Nội dung: Nội dung văn bản thuyết minh về sự kiện “Chiến dịch Điện Biên Phủ” năm 1953-1954  với 3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đây là một trận quyết chiến chiến lược, là trận đánh lừng lẫy năm châu “chấn động địa cầu, tạo cơ sở và điều kiện để nhân dân ta tiếp tục giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến bảo vệ và xây dựng Tổ quốc sau này.

- Nghệ thuật: Văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc những thông tin chính xác, cụ thể về “Chiến dịch Điện Biên Phủ” năm 1953-1954  với 3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Cánh diều siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tuyển chọn Soạn văn 6 Cánh diều siêu ngắn được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 và Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên