(Siêu ngắn) Soạn bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Cánh diều
Bài viết soạn bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 6 Cánh diều giúp học sinh lớp 6 dễ dàng soạn văn 6.
(Siêu ngắn) Soạn bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Cánh diều
A/ Hướng dẫn soạn bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập
1. Chuẩn bị
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
Khi đọc văn bản thông tin thuật lại một sự kiện theo trật tự thời gian, các em cần chú ý:
+ Thời điểm và nơi xuất hiện của văn bản. Thời điểm đó có ý nghĩa gì?
+ Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc. Thông tin ấy được nêu ở phần nào của văn bản?
+ Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản. Tương ứng với mỗi mốc thời gian đó là sự việc gì?
+ Các yếu tố nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự, dấu đầu dòng, hình ảnh, âm thanh,... trong văn bản. Những yếu tố đó có tác dụng gì?
+ Sự kiện được thuật lại. Ý nghĩa của việc thuật lại sự kiện đó đối với người đọc?
– Đọc trước văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”; tìm hiểu về tác giả Bùi Đình Phong.
Tìm hiểu về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 và ghi lại những thông tin cần thiết. Ghi rõ nguồn cung cấp các thông tin ấy.
Trả lời:
- Thời điểm xuất hiện văn bản: thứ Bảy ngày 1/9/2018; nơi xuất hiện: baodanang.vn. Bài viết được viết nhân dịp kỉ niệm 73 năm ngày Quốc Khánh 2/9/1945.
- Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc: quá trình bắt đầu chuẩn bị, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập ở nước ta. Thông tin được nêu rõ ở phần (2) của văn bản.
- Mốc thời gian tương ứng với sự việc:
Thời gian |
Sự việc tương ứng |
Ngày 4/5/1945 |
Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào. |
Ngày 22/8/1945 |
Hồ Chí Minh rời Tân Trào về Hà Nội (ở tại nhà 48 Hàng Ngang) |
Ngày 26/8/1945 |
Chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng |
Ngày 27/8/1945 |
Tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ |
Ngày 28- 29/8/1945 |
Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền tập trung soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. |
Ngày 30-31/8/1945 |
Góp ý và sửa chữa lần cuối bản Tuyên ngôn Độc lập |
14h ngày 2/9/1945 |
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào. |
- Những yếu tố đó có tác dụng: thu hút người đọc bằng sự xác tín rành mạch, logic, trình bày sự kiện theo trình tự thời gian, thứ tự trước sau, mở đầu đến diễn biến và kết thúc.
* Tác giả Bùi Đình Phong:
- Quê ở Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh.
- Thời chống Mỹ ông là lính đặc công chính hiệu.
- Hòa bình lập lại ông học tại khoa Lịch Sử - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó được giữ lại làm giảng viên của trường.
- Bùi Đình Phong là cây bút hăng say và đầy nhiệt huyết với nghề của mình. Ông là chuyên gia hàng đầu của Việt Nam trong nghiên cứu về Hồ Chí Minh.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Hồ Chí Minh sáng tạo, đổi mới, Giá trị di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, Hồ Chí Minh trí tuệ và văn hóa, Văn hóa Minh Triết Hồ Chí Minh,...
2. Đọc hiểu
* Trong khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Chú ý ngày đăng tải bài viết.
Ngay đăng tải: Ngày 1/9/2018, sau 73 năm Quốc Kj
2. Phần in đậm ( sa pô của bài báo có tác dụng gì)
Tác dụng: Nhấn mạnh giá trị nội dung văn bản, khẳng định giá trị sâu sắc của bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khẳng định quyền tự do, độc lập.
3. Quan sát hai bức ảnh
- Hình ảnh bên tay trái là Bác Hồ đang đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.
- Hình ảnh bên tay phải là Quảng trường Ba Đình nơi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập
4. Phần 1 cung cấp thông tin gì? Tìm hiểu thêm bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ
- Phần 1 cung cấp thông tin: Ngày 4-5- 1945, Bác Hồ rời Pác Bó về Tân Trào.
- Thông tin thêm về bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ:
+ Ra đời ngày 4/7/1776.
+ Ý nghĩa: Là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ.
+ Nội dung: Đề cao ba quyền cơ bản của con người đó là “quyền sống, quyền tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc”.
5. Những thông tin cụ thể nào cần chú ý trong phần 2?
Ngày 22/8/1945 |
Hồ Chí Minh rời Tân Trào về Hà Nội (ở tại nhà 48 Hàng Ngang) |
Ngày 26/8/1945 |
Chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng |
Ngày 27/8/1945 |
Tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ |
Ngày 28- 29/8/1945 |
Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền tập trung soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. |
Ngày 30-31/8/1945 |
Góp ý và sửa chữa lần cuối bản Tuyên ngôn Độc lập |
6. Chú ý các mốc thời gian diễn ra các sự việc trong văn bản
Mốc thời gian diễn ra các sự việc gần như liên tục, gần sát nhau, thể hiện sự khẩn trương, nhanh chóng trong phong cách làm việc của Bác và sự quan trọng của Bản Tuyên ngôn được soạn thảo.
7. Thông tin nào được nhắc đến ở phần 3?
Phần (3) nhắc đến thời gian, địa điểm đọc bản Tuyên ngôn Độc lâp. 14 giờ ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.
* Sau khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Văn bản HCM và "Tuyên ngôn Độc lập" thuật lại sự kiện gì, theo trình tự nào?
Trả lời:
- Văn bản thuật lại các sự kiện trong quá trình chuẩn bị soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.
- Các sự kiện được thuật lại theo trình tự thời gian.
Câu 2 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Nêu nội dung chính của từng phần trong văn bản.
Trả lời:
- Phần 1: Ý tưởng Tuyên ngôn Độc lập hình thành
- Phần 2: Quá trình Tuyên ngôn Độc lập được soạn thảo.
- Phần 3: Tuyên ngôn Độc lập được công bố.
Câu 3 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Kẻ bảng sau vào vở và ghi lại mỗi thông tin cụ thể trong phần 2 của văn bản ( tương ứng với từng mốc thời gian) bằng một câu:
Mốc thời gian |
Thông tin cụ thể |
22/8/1945 |
Bác rời Tân Trào về Hà Nội |
|
|
|
|
|
Trả lời:
Mốc thời gian |
Thông tin cụ thể |
Ngày 22/8/1945 |
Hồ Chí Minh rời Tân Trào về Hà Nội (ở tại nhà 48 Hàng Ngang) |
Ngày 26/8/1945 |
Chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng |
Ngày 27/8/1945 |
Tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ |
Ngày 28- 29/8/1945 |
Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền tập trung soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. |
Ngày 30-31/8/1945 |
Góp ý và sửa chữa lần cuối bản Tuyên ngôn Độc lập |
Câu 4 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Các bức ảnh được đưa ra vào văn bản nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Các bức ảnh được đưa ra giúp tăng độ tin cậy của văn bản thông tin, đồng thời tạo sự sinh động, hấp dẫn cho bài viết.
Câu 5 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Em thấy thông tin nào trong văn bản cần chú ý nhất? Vì sao?
Trả lời:
- Thông tin cần chú ý nhất là vào lúc 14h ngày 2/9/ 1945 tại Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Lí do: Đây được coi là cột mốc của dân tộc Việt Nam ta, khẳng định Việt Nam là một lãnh thổ riêng, có chủ quyền độc lập, tuyên bố với thế giới về quyền của đất nước ta, là dấu son chói lọi, thiêng liêng của dân tộc.
Câu 6 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Tờ lịch sau đây nhắc đến sự kiện lịch sử nào và cho em biết những thông tin gì về sự kiện ấy? Cách trình bày thông tin về sự kiện lịch sử ở tờ lịch này có khác gì với văn bản HCM và " Tuyên ngôn Độc lập"
Trả lời:
- Tờ lịch nhắc tới sự kiện ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.
- Cách trình bày của tờ lịch khác ở chỗ: Vì diện tích nhỏ và ưu tiên hình ảnh, số năm, ngày giờ nên tờ lịch chỉ có thời gian, nội dung tóm tắt của ngày Quốc khánh này trong khi văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên ngôn Độc lập" nêu rõ trình tự các sự việc quá trình, diễn biến lịch sử để bản Tuyên ngôn độc lập ra đời.
B/ Học tốt bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập
1/ Nội dung chính Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập
Với sự kết hợp giữa văn bản truyền thống với tranh ảnh để văn bản thông tin sinh động. Văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập” đã cung cấp đầy đủ thông tin về sự kiện ra đời bản “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
2/ Bố cục văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập
- Gồm 3 phần:
+ Phần 1: (từ đầu… Hoa Kỳ): Bác đề nghị được có cuốn “Tuyên ngôn Độc lập” Hoa Kỳ
+ Phần 2 (tiếp … Tuyên ngôn Độc lập): Các bước Bác hoàn thiện bản “Tuyên ngôn Độc lập”
+ Phần 3: Còn lại: Bác đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”
3/ Tóm tắt văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập
Ngày 4/5/1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào. Ngày 22/8, Bác rời Tân Trào về Hà Nội. Tối ngày 25 - 8, Người vào nội thành ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang. Sáng ngày 26/8, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng. Đến ngày 27/8, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ. Ngày 28 và 29, buổi sáng, Bác làm việc ở 12 Ngô Quyền, soạn Tuyên ngôn Độc lập; buổi tối, tại 48 Hàng Ngang, Bác tự đánh máy Tuyên ngôn độc lập. Ngày 30/8, Bác mời một số đồng chí đến để trao đổi ý kiến. Đúng 14 giờ ngày 2 tháng 9, Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ở quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập
- Nội dung: Văn bản thuật lại sự kiện Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” theo trật tự thời gian. Qua đó, người đọc có thể thấy, “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh đã đóng góp một điểm son ngời sáng trong lịch sử luật pháp quốc tế và vẫn còn nguyên giá trị đến cả hôm nay và mai sau.
- Nghệ thuật: Tác giả Bùi Đình Phong đã thuật lại sự kiện Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” theo trật tự thời gian để cung cấp cho người đọc tin tức chính xác, thuyết phục nhất về sự kiện này.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Cánh diều siêu ngắn, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Soạn Văn lớp 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn lớp 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Văn lớp 6 Cánh diều (siêu ngắn)
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Tuyển chọn Soạn văn 6 Cánh diều siêu ngắn được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 và Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều