(Siêu ngắn) Soạn bài Hai loại khác biệt - Kết nối tri thức
Bài viết soạn bài Hai loại khác biệt trang 58, 59, 60, 61 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 6 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 6 dễ dàng soạn văn 6.
(Siêu ngắn) Soạn bài Hai loại khác biệt - Kết nối tri thức
A/ Hướng dẫn soạn bài Hai loại khác biệt
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 2): Em có muốn thể hiện sự khác biệt so với các bạn trong lớp hay không? Vì sao?
Trả lời:
Em không muốn thể hiện sự khác biệt vì em rất ngại khi mình trở thành lạc loài trong đám đông.
Câu 2 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 2): Em suy nghĩ như thế nào về một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt, nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội?
Trả lời:
Em rất ngưỡng mộ người đó và mong muốn có thể học tập theo tấm gương đó.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Bài tập mà thầy giáo giao cho học sinh thực hiện nhằm mục đích gì?
Mục đích: học sinh có thể thể hiện nét riêng biệt, cá tính, màu sắc cá nhân.
2. Bằng chứng thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp.
Bằng chứng:
- Số đông dùng quần áo để bộc lộ cá tính.
- Học sinh mặc quần áo kì lạ, để kiểu tóc kì lạ, diễn trò quái đản, trang điểm và đeo trang sức kì quái.
- Học sinh tham gia hoạt động tạo sự chú ý: cười, hát, nhào lộn,…
3. Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J?
J giơ tay và đứng lên phát biểu các câu hỏi.
4. Vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J?
Vì J khác mọi ngày (ít nói, không thích chơi trội). J đã trả lời các câu hỏi với thái độ nghiêm túc, chân thành, dạ thưa đầy đủ.
5. Cách sử dụng lí lẽ để làm rõ vấn đề.
Tác giả đã đưa ra lí lẽ qua sự khác biệt của 2 loại khác biệt vô nghĩa và khác biệt có ý nghĩa. Sau đó, tác giả đã đưa ra bằng chứng cho từng loại.
6. Kết luận nào được người viết rút ra sao khi trình bày lí lẽ và bằng chứng?
Người viết kết luận:
- Sự khác biệt chia làm 2 loại: một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa.
- Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa ra khỏi những người có ý nghĩa và chúng ta bỏ qua nhóm đầu tiên vì họ chẳng có gì khác biệt. Với nhóm thứ hai, họ là những người khiến chúng ta đặc biệt chú ý, những người chúng ta cho là khác biệt thật sự.
* Sau khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 2): Văn bản có kể một câu chuyện mà tác giả là người trong cuộc. Theo em, giữa việc kể lại câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện, điều nào quan trọng hơn? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?
Trả lời:
Rút ra bài học từ câu chuyện là điều quan trọng hơn vì:
- Nhan đề có tên là Hai loại khác biệt, và tên đó không phải toát ra từ câu chuyện mà lấy từ chính lời bàn luận của tác giả.
- Về nội dung văn bản, nếu giả sử lược bỏ hết những lời bàn luận, ý nghĩa của câu chuyện sẽ không còn rõ ràng.
Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 2): Việc thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau ấy biểu hiện cụ thể như thế nào?
Trả lời:
Số đông các bạn trong lớp |
J |
tạo sự khác biệt bằng cách ăn mặc quái lạ, kì dị, làm những trò lố,... |
Bên ngoài không có gì nổi bật nhưng thể hiện sự khác biệt bằng phong thái điềm tĩnh, thái độ nghiêm túc, dõng dạc khi trả lời những câu hỏi của GV, tự tin bắt tay thầy giáo khi tiết học kết thúc,... |
Câu 3 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 2): Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận hay nêu điều cần bàn trước, sau đó mới đưa ra bằng chứng từ thực tế để chứng minh? Hãy nhận xét về sự lựa chọn cách triển khai này.
Trả lời:
Tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận.
=> Nhận xét: Cách triển khai giúp VB không mang tính nặng nề bình giá. Câu chuyện làm cho vấn đề bàn luận gần gũi, nhẹ nhàng hơn.
Câu 4 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 2): Tác giả phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự khác biệt vô nghĩa" (qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp) và sự khác biệt có ý nghĩa" (qua cách thể hiện của J). Em có đồng tình với cách phân chia như thế không? Vì sao?
Trả lời:
Em đồng tình với cách phân chia vì sự phân chia này đã thể hiện được quan điểm riêng của tác giả trên cơ sở chứng kiến những gì đã diễn ra.
Câu 5 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 2): Do đâu số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa? Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất gì?
Trả lời:
- Số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa vì họ muốn được chú ý và sự khác biệt vô nghĩa thường có tính chất dễ dãi, không cần huy động khả năng gì đặc biệt
- Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất:
+ Có trí tuệ
+ Có nhận thức về các giá trị
+ Có năng lực cần thiết, sự bản lĩnh, tự tin.
Câu 6 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 2): Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này có phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh hay không? Vì sao?
Trả lời:
Bài học về sự khác biệt có ý nghĩa với mọi người mọi lứa tuổi vì không chỉ các bạn trẻ mà người trưởng thành nhiều khi cũng chưa nhận thức đầy đủ về sự khác biệt vô nghĩa và sự khác biệt có ý nghĩa, trong khi sự khác biệt là phương châm sống, là đòi hỏi bức thiết của mọi người.
* Viết kết nối với đọc
Bài tập (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 2): Với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa..., hãy viết tiếp 5 – 7 câu để hoàn thành một đoạn văn.
* Hướng dẫn:
- Hình thức:
+ Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu khoảng 5 – 7 câu.
+ Đoạn văn đảm bảo hình thức đoạn văn, không sai lỗi chính tả.
- Nội dung:
+ Viết tiếp nội dung từ câu mở đoạn: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa...
Đoạn văn tham khảo:
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Chúng ta có thể chia sự khác biệt ra làm vô nghĩa và có nghĩa. Một số người thể hiện sự khác biệt qua cách ăn mặc, nói chuyện hoặc hành động. Sự khác biệt này chỉ ở bề ngoài, thực chất là đang bắt chước số đông. Sự khác biệt có ý nghĩa, theo tôi cần phải xuất phát từ bên trong. Khi chúng ta dám phá bỏ giới hạn của bạn thân, chấp nhận đương đầu thử thách để hướng đến một mục đích tốt đẹp. Sự khác biệt có nghĩa đòi hỏi chúng ta cần phải có bản lĩnh, trí tuệ và sự tin tự. Hãy lựa chọn sự khác biệt có nghĩa.
B/ Học tốt bài Hai loại khác biệt
1/ Nội dung chính Hai loại khác biệt
Văn bản giới thiệu về một bài tập đặc biệt của giáo viên. Kể về sự khác biệt mà mỗi người lựa chọn, trong đó, J là khác biệt nhiều ý nghĩa nhất. Thể hiện suy ngẫm của tác giả về sự khác biệt có ý nghĩa và khác biệt vô nghĩa.
2/ Bố cục văn bản Hai loại khác biệt
- Gồm 3 phần
+ Phần 1 (Từ đầu đến …trong phòng ăn trưa): Giới thiệu bài tập “trở nên khác biệt”
+ Phần 2 (Tiếp theo đến ...khá là mẫu mực): Hành động của J
+ Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa của sự khác biệt
3/ Tóm tắt văn bản Hai loại khác biệt
Giáo viên ra yêu cầu trong suốt 24 tiếng các học sinh phải trở nên khác biệt. Mọi người đều sử dụng quần áo để biểu lộ cá tính. Trong khí đó, J ăn mặc như bình thường như cư xử khác thường – đứng lên trả lời các câu hỏi của giáo viên một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Lần đầu tiên J làm thế thì mọi người nhưng càng về sau họ đều nhận ra được ý nghĩ thực sự. Sự khác biệt chia làm loại: một là có nghĩa và hai là vô nghĩa. Hành động của mọi người là sự khác biệt vô nghĩa còn của J tạo nên sự khác biệt có nghĩa.
4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Hai loại khác biệt
- Nội dung: Hai loại khác biệt đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.
- Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng xác thực.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Soạn Văn lớp 6 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn Văn lớp 6 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn Văn lớp 6 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Tuyển chọn Soạn văn 6 Kết nối tri thức siêu ngắn được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 và Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT