Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 33 Tập 2 - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 33 Tập 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 33 Tập 2 - ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tìm đọc thêm một số tác phẩm (truyện, văn nghị luận và thơ) của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngoài những văn bản đã có trong sách Ngữ văn 12.

Trả lời:

Một số tác phẩm:

Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)…

- Truyện và kí: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…

- Thơ ca:

+ Tác phẩm chính: Nhật kí trong tù (viết trong thời gian bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch từ 1942-1943), chùm thơ viết ở Việt Bắc từ 1941 - 1945.

Câu 2 (trang 33 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tìm đọc và ghi lại một số câu, đoạn văn phân tích, đánh giá về các tác phẩm của tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh được học trong sách Ngữ văn 12, tập hai.

Trả lời:

* Nhận đinh về Tuyên ngôn Độc lập:

- Trần Dân Tiên khẳng định: “Bản “Tuyên ngôn Độc lập” là kết quả của bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam”

Quảng cáo

- Chế Lan Viên nhận định: “Cách lập luận của Hồ Chí Minh về phía ta như một trái táo còn về phía kẻ thù nó giống như một trái lựu đạn nhét vào cổ họng chúng. Nuốt không vô mà khạc cũng không ra”.

- GS Nguyễn Đăng Mạnh phân tích “Tuyên ngôn độc lập”: Tài nghệ ở đây là dàn dựng một hệ thống lập luận chặt chẽ, đưa ra những luận điểm, những bằng chứng không ai chối cãi được. Và đằng sau những lí lẽ ấy là một tầm tư tưởng, văn hoá lớn, đã tổng kết được trong một văn bản ngắn gọn, trong sáng, khúc chiết, kinh nghiệm của nhiều thế kỉ đấu tranh vì độc lập, tự do, vì nhân quyền, dân quyền của dân tộc và nhân loại.

- Đồng chí Trường Chinh bày tỏ:”Về văn phong cách nói và cách viết của chủ tịch Hồ Chí Minh rất độc đáo: Nội dung khảng khái, thấm thía và đi sâu vào tình cảm con người, chinh phục cả trái tim và khối óc con người ta. Hình thức sinh động, giản dị, giàu tính dân tộc và tính nhân dân.

* Nhận định về bài thơ Ngắm trăng:

- GS Nguyễn Đăng Mạnh  nhận định: “Từ bóng tối nhà lao (hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng) tâm hồn Bác hướng ra ánh sáng. Dĩ nhiên có ánh trăng gọi Bác. Song nếu không có tâm hồn Bác thì ánh trăng cứ ở bên ngoài, và nhà tù vẫn cứ tối tăm. Bác đưa ánh trăng tỏa sáng tỏa sáng vào trong tù. Một bài thơ đầy ánh sáng làm trong nhà tù đen tối nhất.”

- PGS. TS Lê Lưu Oanh nhận định: Hai câu đầu của cả hai câu là người và trăng (nhân- nguyệt, nguyệt – thi gia) và giữa hai câu, giữa người và trăng là các song sắt chắn giữa thật thô bạo. Tất cả đã dựng lên một không gian, cảnh sắc, người và vật thật rõ ràng. Dường như người tù đã quên đi cảm giác giam cầm, để tâm hồn bay bổng, siêu thoát, vượt khỏi chốn ngục tù.

Quảng cáo

Câu 3 (trang 33 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tìm hiểu, sưu tầm tư liệu (bài viết, tranh, ảnh, video clịp,...) để làm bài tập dự án với chủ đề: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất, Nhà văn, nhà thơ lớn.

Trả lời:

Tư liệu sưu tầm:

- Những bài viết:

https://www.tuyengiao.vn/dong-luc-tinh-than-di-tim-duong-cuu-nuoc-cua-chu-tich-ho-chi-minh-138474

http://www.lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/238-ho-chi-minh-nha-van-hoa-kiet-xuat-viet-nam.html

https://tuyengiao.vn/tu-nguyen-ai-quoc-den-ho-chi-minh-lanh-tu-bao-chi-cach-mang-viet-nam-143660

- Video:

https://youtu.be/iaBUmz18Rhc?si=qvevOZ7ZYS0XFWQ3

https://youtu.be/10jZIwVAwig?si=vYlV7kwY2tMBbEej

- Hình ảnh:

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 33 Tập 2 | Ngắn nhất Soạn văn 12 Cánh diều

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 33 Tập 2 | Ngắn nhất Soạn văn 12 Cánh diều

Quảng cáo

Câu 4 (trang 33 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):  Sưu tầm những bài viết về một vấn đề xã hội liên quan đến tuổi trẻ mà em thấy gần gũi và thiết thực.

Trả lời:

* Bài viết số 1:

Xã hội đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế… Chính sự phát triển như vũ bão này lại là tác nhân khiến cho thái độ sống của con người với nhau trở nên xa lạ, không còn thân thiết. Bởi guồng quay cuộc sống kéo họ vào những bận rộn, hối hả đời thường. Và thái độ sống vô cảm, thờ ơ cũng từ đó mà hình thành nên.

Trước hết chúng ta cần hiểu rõ vô cảm là như thế nào? Và tại sao lại gọi vô cảm là “bệnh”. Người ta chỉ gọi bệnh ho, bệnh lao, bệnh ngoài da… có thể dùng thuốc để chữa nhưng vô cảm cũng là một loại bệnh. Chắc hẳn có ý ẩn dụ gì đằng sau câu chữ đó. Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác.

Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này.

Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.

Bệnh vô cảm xuất hiện trong đời sống hiện đại ngày càng nhiều, đó chính là thái độ, cách ứng xử giữa người với người. Họ không còn thân thiết, hỏi thăm nhau đủ thứ chuyện mà đã trở nên vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, không còn quan tâm nhiều đến cuộc sống của nhau nữa.

Những người con xa nhà lâu ngày, bị cuốn vào guồng quay của công việc nên việc hỏi thăm cha mẹ thường xuyên cũng thưa dần. Rồi những lần gọi điện, những lần về thăm cứ cạn vơi theo năm tháng. Như thế chúng ta đang vô tình khiến cho trái tim mình, cho bản thân mình vô cảm với những người thân yêu nhất. Vô cảm thật đáng trách, đáng giận nhưng nếu chúng ta biết rút kinh nghiệm, biết sửa chữa, biết hỏi thăm cuộc sống của nhau thì thật đáng quý. Con người ai cũng có lỗi lầm, chỉ cần biết nhận sai và sửa sai.

Hiện nay, có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười khi con người cứ lạnh nhạt, vô tâm với nhau. Mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc sống; có người giàu sang, có người khốn khó, biết trách ai được.

Chiều nay khi đi trên phố, tôi thấy có một đôi vợ chồng trẻ đi trên chiếc xe Sh sang chảnh. Họ đi qua khu chợ ồn ào, náo nhiệt, cười nói rất vui vẻ. Họ bắt gặp một bà lão già mắt kèm nhèm dắt theo một đứa cháu nhỏ chân không đi dép mặc bộ quần áo rách rưới. Họ ngả chiếc nón trước mắt hai vợ chồng kia xin vài ba đồng. Nhưng hai bà cháu nhận lại là ánh mắt khinh khỉnh, không quan tâm. Hai vợ chồng ấy mang theo hương nước hoa thơm lừng, bỏ lại sau lưng thái độ lạnh lùng đến vô tâm. Như vậy đó, vô cảm chỉ là những biểu hiện nhỏ nhặt trong cuộc sống như vậy nhưng chúng ta đâu phải ai cũng có đủ tâm để nhận ra.

Con người ta sống ở trên đời cần phải yêu thương, chia sẻ cho nhau những lúc khốn khó. Thấy nỗi khổ của người khác như nỗi khổ của bản thân mình thì mới có thể giúp đỡ một cách thực tâm được. Cũng bởi vì thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt nên cuộc sống của họ thiếu đi tình yêu thực tâm nhất.

Đối với thế hệ trẻ thì thái độ sống vô cảm cần phải ngăn chặn trước. Vì tương lai đất nước cần những con người tài giỏi và biết sẻ chia, biết yêu thương đồng loại. Dù ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta có thể dùng chính trái tim mình để sưởi ấm những trái tim khác đang đầy những vết xước hơn.

Vô cảm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, từ sự phát triển quá nhanh của xã hội khiến cho con người không bắt kịp được. Cũng từ đó họ bị cuốn sâu vào sự bộn bề, lo toan mà quên mất đi tấm lòng yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh mình.

Vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn.

* Bài viết số 2

Hằng ngày, cuộc sống vẫn tiếp diễn và trái đất vẫn quay như quy luật của nó. Và trong nhịp thở hối hả của cuộc sống, có khi nào, mỗi chúng ta nghoảnh lại nhìn hay sống chậm lại để nghĩ về những điều đang diễn ra xung quanh. Vấn đề bạo lực học đường cũng là một hiện tượng kinh khủng và cần báo động.

Bạo lực học đường nguyên nhân từ đâu, diễn ra như thế nào. Có lẽ đây cũng là một câu hỏi không hề khó mà chúng ta có thể nhìn thấy ngay trước mắt. Bạo lực học đường diễn ra khi có mẫu thuẫn giữa giáo viên với học sinh hay là do học sinh với nhau. Nhưng hầu hết các vụ bạo lực học đường đều do học sinh, xô xát nhau. Là những học sinh nên em hiểu rõ hơn ai hết về nguyên nhân của bạo lực học đường. Từ những xích mích nhỏ cũng có thể gây ra những trận đánh nhau, hay cũng do ghen ghét nhau, đố kị nhau…

Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học. Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình.

Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội.

Tác hại của bạo lực học đường thì không ai có thể phủ nhận được, nó gây ra những tác hại rất khôn lường. Bạo lực học đường không chỉ mang lại nỗi đau về thể xác mà còn để lại những rạn nứt về tâm hồn và gây cả những tiếc nuối xót xa đối với gia đình, nhà trường, xã hội.

Một vụ bạo lực học đường có thể để lại những vết sẹo, những vết thương trên cơ thể cũng có khi phải trả giá bằng cả tính mạng con người, hàng loạt rắc rối kèm theo. Chắc hẳn các bạn cũng biết đến những clip nữ sinh đánh nhau được post lên mạng. Thật là đáng buồn. Nhưng bạo lực học đường không chỉ gây hậu quả cho bản thân mà còn trở thành vấn đề nhức nhối cho nhà trường, cho ngành giáo dục và cho toàn xã hội.

Vậy làm thế nào để ngăn chặn bạo lực học đường? Về phía nhà trường, giáo dục chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, dĩ nhiên chúng ta phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào chỗ ảo tưởng hóa về vấn đề giáo dục.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, thì càng phát triển nhưng có những vấn đề đáng sợ gây ra những hậu quả thương tiếc. Là những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường hãy xây dựng tình đoàn kết, yêu thương lẫn nhau đề phòng xảy ra bạo lực học đường.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên