Soạn bài Con người không thể bị đánh bại - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Tự đánh giá: Con người không thể bị đánh bại trang 60, 61, 62, 63 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Soạn bài Con người không thể bị đánh bại - ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

Đọc văn bản “Con người không thể bị đánh bại” chọn phương án đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 4, và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 10).

Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Đọc đoạn (1) và cho biết con cá kiếm đang ở đâu cùng với ông lão Xan-ti-a-gô?

A. Con cá trên thuyền, nằm đờ ra cạnh ông lão

B. Con cá nằm im trên bờ, bên cạnh ông lão

C. Con cá bơi dưới nước với cái miệng mím chặt, cái đuôi nhịp nhàng

D. Con cá nằm trên mặt nước, phơi bụng lên trời

Trả lời:

Chọn đáp án: C

Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Câu nào sau đây miêu tả chi tiết, cụ thể hình dáng của con cá mập:

A. Nó ngoi lên rất nhanh và hoàn toàn bất cẩn đến mức đã xé tung mặt nước xanh thẳm, nhao mình trong ánh nắng.

B. Nó là con cá mập ma-ko cực lớn, được cấu tạo để bơi nhanh như bất lì loài cá nào bơi nhanh nhất ở biển và mọi thử trên người nó đều đẹp, chỉ trừ bộ hàm.

C. Lưng nó cũng xanh như lưng loài cá kiếm, bụng nó ánh bạc, da bóng mượt và tuyệt đẹp.

D. Đây là giống cá được cấu tạo để ăn thịt tất cả các loài cá khác ở biển, chúng nhanh nhẹn, khỏe mạnh và được trang bị lợi hại đến mức chẳng còn có bất kì đối thủ nào nữa.

Trả lời:

Chọn đáp án: C

Quảng cáo

Câu 3 (trang 63 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Đọc kĩ đoạn văn (3) và cho biết nội dung chính của đoạn văn này là gì?

A. Miêu tả tâm trạng của ông lão khi đưa con cá kiếm vào bờ

B. Miêu tả hình dáng, cấu tạo của cá mập ma – ko

C. Miêu tả cuộc chiến đấu giữa ông lão và con cá mập

D. Suy nghĩ của ông lão về những điều tốt đẹp ở trên đời

Trả lời:

Chọn đáp án: C

Câu 4 (trang 63 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Câu trích dẫn nào sau đây thể hiện rõ ý chí của ông lão Xan-ti-a-gô?

A. Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại

B. Cái quá tót đẹp thì khó bền.

C. Hắn đớp khoảng bốn mươi pao rồi.

D. Mình chỉ hơn cu cậu ở mánh khóe mà thôi còn cu cậu thì chẳng hề định làm gì hại mình.

Trả lời:

Chọn đáp án: A

Câu 5 (trang 63 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Trong đoạn trích, có mấy lần xuất hiện từ “lão nghĩ” và “lão nói”? Việc sử dụng nhiều lần các cụm từ đó có tác dụng gì?

Quảng cáo

Trả lời:

- Cụm từ “lão nghĩ”: xuất hiện 5 lần

→ Tác dụng: đã nhấn mạnh những ý nghĩ trong đầu ông lão đánh cá. Những ý nghĩ này có thể là đúng hoặc có thể là không, nó được ông lão đưa ra để phán đoán những sự việc sẽ xảy ra sau đó và cho người đọc thấy được những tâm tư, trăn trở và hành động sắp tới của ông lão. 

- Cụm từ “lão nói”: xuất hiện 1 lần

→ Tác dụng: thấy được ý chí kiên cường của lão đánh cá, thôi thúc người đọc, dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất cũng không được nản chí, không được từ bỏ. Hãy coi thất bại là bài học để có được được thành công.

Câu 6 (trang 63 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hãy cho biết suy nghĩ của ông lão Xan-ti-a-gô trong đoạn (1). Tại sao ông lão lại có tâm trạng và suy nghĩ đó?

Trả lời:

- Ông lão Xan-ti-a-gô đã suy nghĩ: làm thế nào để ông và con cá có thể quay trở về cảng bằng con thuyền đó.

- Ông có suy nghĩ đó vì: Sau khi câu được một con cá lớn, ông lão đã cảm thấy rất vui mừng và dường như đối với ông đó “không phải là mơ” bởi sau rất nhiều lần không câu được con cá nào nhưng bằng ý chí, cuối cùng ông đã làm được.

Câu 7 (trang 63 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nêu nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả con cá mập ma – kô của tác giả. Thái độ của ông lão Xan-ti-a-gô đối với con cá mập như thế nào?

Quảng cáo

Trả lời:

- Nghệ thuật miêu tả con cá mập: các động từ mạnh để miêu tả về ngoại hình và động tác của con cá bổ phập, đớp ngập, rách toác,…

- Thái độ của ông lão: vô cùng tức giận và cảm thấy căm hận, quyết tâm đối diện với con cá mập và chiến đấu hết mình với nó lão đâm bằng cả hai bàn tay tứa máu, dốc hết sức lực ấn sâu mũi lao sắc ngọt xuống. Lão đâm không bằng hi vọng mà bằng quyết tâm và cả lòng căm hận.

Câu 8 (trang 63 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chân dung ông lão Xan-ti-a-gô được tạo dựng qua những phương diện nào? Nêu các chi tiết trong văn bản cho thấy rõ niềm tin, ý chí và nghị lực của ông lão. 

Trả lời:

- Chân dung ông lão Xan-ti-a-gô được tạo dựng qua những phương diện: 

+ Giới thiệu: sau 84 ngày đêm thất bại, ông lão vẫn cố gắng tìm kiếm và cuối cùng đã tìm được con cá kiếm lớn

+ Lời độc thoại và độc thoại nội tâm

+ Hành động: chiến thắng của ông lão đối với con cá mập. 

- Các chi tiết trong văn bản cho thấy rõ niềm tin, ý chí và nghị lực của ông lão: 

+ Lão đâm bằng cả hai bàn tay tứa máu, dốc hết sức lực ấn sâu mũi lao sắc ngọt xuống. Lão đâm không bằng hi vọng mà bằng quyết tâm và cả lòng căm hận

+ Nhưng con người được sinh ra không phải để dành cho thất bại

+ Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại

Câu 9 (trang 63 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Em suy nghĩ gì về câu nói của nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô: “Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại”

Trả lời:

- Câu nói của ông lão là một nhận định đúng đắn.

- Con người có thể bị hủy diệt tức là hành trình được sống của con người, một kiếp người bị tan biến, bị tàn phá và chỉ là sự diệt vong về thể xác mà thôi.

- Con người dù vấp phải khó khăn lớn đến thế nào đi chăng nữa, cũng nhất định không từ bỏ cuộc sống, chấp nhận để bản thân đầu hàng cho số phận, đánh mất đi cơ hội, tinh thần, lí trí của chính mình. Con người sinh ra, không thể đầu hàng trước nghịch cảnh của mình, dù có bị dìm và chìm hãm tới mức nào, cũng hãy để bản thân một cơ hội sống sót và tiếp tục kiên cường đấu tranh đến cùng.

Câu 10 (trang 63 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Điểm đặc trưng cho phong cách của Hê-minh-uê là lối viết giản dị, chính xác, hàm súc. Hãy phân tích những biểu hiện của phong cách đó qua đoạn trích Con người không thể bị đánh bại.

Trả lời:

Những biểu hiện của lối viết giản dị, chính xác, hàm súc qua đoạn trích Con người không thể bị đánh bại:

- Hình tượng quen thuộc: con người, con vật giữa thiên nhiên đất trời.

- Hành động gần gũi: con người đi đánh cá

- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm, đối thoại với con cá kiếm:

+ Đừng nhảy, cá - Lão nói - Đừng nhảy!

+ Cá ơi - ông lão nói - Cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chết. Mày muốn tao cùng chết nữa à?.

+ Mày đừng giết tao, cá à? - ông lão nghĩ - Mày có quyền làm thế!. Tao chưa từng thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ!.

- Ý nghĩa biểu tượng của con cá kiếm

+ Ở góc nhìn thiên nhiên: Hình tượng cá kiếm biểu tượng cho vẻ đẹp và sức mạnh của tự nhiên.

+ Ở góc nhìn cuộc sống con người: Hình tượng cá kiếm biểu tượng cho những chông gai, thử thách của cuộc đời.

+ Ở góc nhìn nghệ thuật: Hình tượng cá kiếm biểu tượng cho ước mơ sáng tạo không ngừng nghỉ.

- Ý nghĩa hình tượng lão già đánh cá Xan-ti-a-gô:

+ Sức mạnh của con người có được từ những khát vọng, trí tuệ, và lòng cao thượng.

+ Khát vọng của con người là vô cùng, không có giới hạn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên