Soạn bài Tổng kết phương pháp đọc, viết, nói và nghe - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Tổng kết phương pháp đọc, viết, nói và nghe trang 127, 128, 129 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tổng kết phương pháp đọc, viết, nói và nghe - ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo

III. Tổng kết phương pháp đọc, viết, nói và nghe

1. Phương pháp đọc

Đối tượng đọc hiểu gồm ba loại văn bản lớn: văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin. Mỗi loại văn bản có các thể loại và tiểu loại khác nhau.

1.1. Yêu cầu chung của việc đọc hiểu văn bản

a) Phải trực tiếp đọc văn bản, quan sát hình thức từ câu chữ, bố cục, nhan đề đến cách thức trình bày văn bản.

b) Tìm kiếm, phát hiện, phân tích, suy luận về ý nghĩa của các thông tin, thông điệp; quan điểm, thái độ, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,... được gửi gắm trong văn bản; nhận biết và chỉ ra được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản.

c) Liên hệ với các yếu tố ngoài văn bản như bối cảnh ra đời, hoàn cảnh xã hội, tác giả và các tác phẩm có cùng đề tài; đặc biệt là với các trải nghiệm của cá nhân người đọc để hiểu sâu hơn nội dung và ý nghĩa của văn bản.

1.2. Yêu cầu đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản

Bên cạnh việc đáp ứng các yêu cầu chung đã nêu (mục 1.1), cần chú ý các yêu cầu riêng của mỗi thể loại và kiểu văn bản.

Quảng cáo

a) Đọc hiểu văn bản văn học

- Đọc truyện cần chú ý các đặc trưng tự sự: cốt truyện, tình huống, nhân vật, chi tiết, điểm nhìn, lời văn trần thuật và các bút pháp nghệ thuật gắn với từng tiểu loại của văn bản như truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện thần thoại, truyện truyền kì, truyện thơ Nôm,... Thông qua các yếu tố hình thức trên để hiểu thông điệp, nội dung, tư tưởng của truyện.

- Đọc thơ cần chú ý các nét đặc trưng trữ tình như mạch cảm xúc, cảm hứng trữ tình; cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình, khổ thơ, vần, nhịp, cấu tứ, hình ảnh, các biện pháp tu từ, ngôn ngữ,... gắn với mỗi tiểu loại (thơ Đường luật, thơ tự do, thơ lục bát,...). Từ các yếu tố hình thức này mà hiểu tình cảm, cảm xúc chủ đạo và thông điệp tư tưởng của văn bản thơ.

- Đọc kí cần chú ý tính xác thực và cái “tôi” của tác giả; màu sắc trữ tình, ngôn ngữ giàu chất thơ, ngôi kể, điểm nhìn, các thủ pháp nghệ thuật gắn với mỗi tiểu loại của kí (tuỳ bút, tản văn, phóng sự, hồi kí, bút kí, truyện kí,...) và dấu ấn cá nhân của người viết,... Thông qua hình thức văn bản mà hiểu được thái độ, tình cảm, tư tưởng của tác giả và ý nghĩa xã hội của các vấn đề văn bản kí nêu lên,...

Quảng cáo

- Đọc kịch bản văn học cần chú ý cách trình bày (hồi, mục, cảnh, hệ thống nhân vật, lời thoại và các chỉ dẫn sân khấu,...), nội dung, tư tưởng; cách tổ chức mâu thuẫn, xung đột và giải quyết vấn đề; các biện pháp nghệ thuật gắn với đặc điểm của mỗi tiểu loại (hài kịch, bi kịch);... Từ đó, để hiểu được nội dung, tư tưởng, thái độ của tác giả cũng như ý nghĩa xã hội và tác động của các vấn đề mà kịch bản nêu lên.

b) Đọc hiểu văn bản nghị luận

- Mục đích của văn nghị luận là thuyết phục người nghe / người đọc bằng cách lập luận chặt chẽ, trình bày những lí lẽ và bằng chứng sáng rõ. Ngoài ra, văn nghị luận còn thuyết phục người nghe / người đọc bằng tình cảm, cảm xúc của người nói / người viết (tính biểu cảm).

- Khi đọc văn bản nghị luận, cần chú ý nhận biêt và đánh giá được sự đúng đắn, mới mẻ, độc đáo của luận đề, luận điểm mà văn bản nêu lên; thấy được các lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu, đa dạng làm rõ cho luận điểm, luận đề; nhận biết được cảm xúc, thái độ, nhiệt huyết của người viết thể hiện trong văn bản; phân tích được đặc điểm ngôn ngữ nghị luận vừa lô gích, chặt chẽ vừa giàu màu sắc biểu cảm.

c) Đọc hiểu văn bản thông tin

- Mục đích của văn bản thông tin là chuyển tải thông tin một cách khách quan, hiệu quả bằng các dữ liệu, con số, hình ảnh, sự kiện,... với hình thức trình bày và cách nêu thông tin đa dạng, hấp dẫn.

Quảng cáo

- Khi đọc hiểu văn bản thông tin, cần chú ý xác định được nội dung các thông tin cơ bản, đánh giá được tầm quan trọng và ý nghĩa của các thông tin trong văn bản; nhận biết được cách triển khai thông tin của bài viết (theo nguyên nhân - kết quả, theo thời gian, không gian hay theo mức độ quan trọng của thông tin,...); hiểu được tác dụng của hình thức trình bày thông tin (nhan đề, sa pô, các đề mục, bố cục, hình ảnh,...); nhận biêt được tác dụng của các yếu tố tạo nên văn bản thông tin tổng hợp.

* Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Ở sách Ngữ văn cấp Trung học phổ thông, em đã học những thể loại cụ thể nào? Dẫn ra tên một số văn bản tiêu biểu cho mỗi thể loại.

Trả lời:

Thể loại

Kiểu văn bản

Tác phẩm

Văn bản văn học

Truyện

Trái tim Đan-kô; Một người Hà Nội; Hai tầng,...

Thơ

Sóng, Sông Đáy, Lính đảo hát tình ca trên đảo...

Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông?...

Kịch

Tôi muốn được là tôi vẹn toàn,...

Văn bản nghị luận

Nghị luận

Gió thanh lay động cành cô trúc ...

Văn bản thông tin

Thông tin

Tin học có phải là khoa học? Lễ hội Đền Hùng ...

Câu 2 (trang 129 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tại sao văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin lại có chung một số yêu cầu đọc hiểu? Nêu một số điểm khác biệt cần chú ý khi đọc văn bản văn học so với đọc văn bản nghị luận và văn bản thông tin.

Trả lời:

- Lý do văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin có chung yêu cầu đọc hiểu vì: mục đích là truyền tải thông tin và ý tưởng của tác giả.  Qua đó, hiểu được mục đích, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản.

- Điểm khác biệt cần chú ý:

Văn bản văn học

Văn bản nghị luận

Văn bản thông tin

- Chú trọng cảm nhận: giá trị nghệ thuật của tác phẩm, như hình ảnh, ngôn ngữ, biện pháp tu từ, ...

- Hiểu bối cảnh lịch sử - xã hội mà tác phẩm được sáng tác để có thể hiểu rõ hơn nội dung và ý đồ của tác giả.

- Phân tích nhân tính cách, hành động, lời nói của nhân vật để hiểu được ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm.

- Chú trọng lập luận của tác giả, như luận điểm, luận cứ, cách thức lập luận, ...

- Đánh giá tính thuyết phục, xem lập luận có hợp lý, logic hay không.

- Rút ra bài học từ những phân tích và đánh giá của tác giả

- Chú trọng tính chính xác của thông tin.

- Phân biệt được ý kiến cá nhân của tác giả với những sự kiện khách quan.

- Sử dụng thông tin thu thập được từ văn bản thông tin để phục vụ cho các mục đích khác nhau như học tập, nghiên cứu, ...

 

Câu 3 (trang 129 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Từ kinh nghiệm của bản thân, theo em, yêu cầu nào là quan trọng nhất trong việc đọc hiểu văn bản văn học? Vì sao?

Trả lời:

- Yêu cầu quan trọng nhất trong việc đọc hiểu văn bản văn học: hiểu giá trị nghệ thuật

- Vì: Hiểu giá trị nghệ thuật giúp ta hiểu sâu sắc nội dung nội dung mà tác giả muốn truyền tải. Khi hiểu được ý đồ của tác giả, ta có thể đánh giá tác phẩm một cách khách quan và toàn diện.

2. Phương pháp viết

Viết là diễn đạt những gì người viết nghe, thấy, suy nghĩ và cảm nhận theo một kiểu văn bản cụ thể. Để viết một văn bản, các em cần lưu ý:

- Xác định mục đích biểu đạt và đề tài: Kể lại hay miêu tả; thuyết phục hay bày tỏ tình cảm hoặc giới thiệu thông tin?; Viết về cái gì (sự vật, hiện tượng, con người,...)?

- Xác định kiểu bài chính và sự kết hợp các phương thức biểu đạt khác (tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,...; kênh chữ, kênh hình,...).

- Tạo lập văn bản theo quy trình bốn bước (chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý, viết, kiểm tra và chỉnh sửa); vận dụng kết hợp các kĩ năng viết cụ thể để diễn đạt bài văn sinh động, đạt hiệu quả cao,...; không chép lại văn của người khác.

- Cần thực hành viết nhiều với các yêu cầu và những hình thức khác nhau.

* Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 129 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Theo em, vì sao khi viết một văn bản cần lưu ý một số điểm nêu trên? Hãy chọn một điểm để giải thích.

Trả lời:

- Cần lưu ý các điểm nêu trên để bài văn đúng yêu cầu, cũng như đi đúng trọng tâm vào vấn đề phân tích.

- Xác định mục tiêu là bước đầu tiên và quan trọng trong quá trình viết. Vì:

+ Khi biết rõ mục tiêu mình muốn đạt được, người viết sẽ dễ dàng lựa chọn những thông tin, ý tưởng phù hợp để trình bày trong văn bản.

+ Người viết có thể sắp xếp các ý tưởng một cách logic và khoa học, giúp văn bản mạch lạc và dễ hiểu hơn.

+ Khi đã xác định được mục tiêu, người viết sẽ tập trung vào những thông tin, ý tưởng quan trọng, tránh lan man, dài dòng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình viết.

3. Phương pháp nói và nghe

Nói và nghe luôn đi đôi với nhau và được thực hiện thường xuyên hơn so với đọc và viết. Trong sách giáo khoa, nội dung nói và nghe thường gắn với phần đọc hiểu và viết ở mỗi bài. Để có kĩ năng nói và nghe tốt, khi học ngữ văn, các em cần lưu ý:

- Rèn luyện cả ba yêu cầu: nội dung, cách thức và thái độ, tình cảm khi nói và nghe.

- Thực hành theo quy trình bốn bước: chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý, nói và nghe, kiểm tra và chỉnh sửa.

- Xác định kĩ năng chưa thuần thục của bản thân: nói, nghe hay nói nghe tương tác? Cần rèn luyện kĩ năng nói và nghe ở nhiều tình huống và bối cảnh giao tiếp khác nhau.

* Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 129 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Lí giải vì sao khi nói và nghe cần lưu ý các điểm nêu trên. Trong giao tiếp nói nghe, em còn những hạn chế, thiếu sót gì?

Trả lời:

- Cần lưu ý các điểm trên sẽ giúp ta truyền đạt thông tin, ý tưởng, suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách rõ ràng, súc tích và dễ hiểu. Nhờ vậy, ta có thể thuyết phục người nghe, giải quyết vấn đề hiệu quả và bài nói của bản thân sẽ hấp dẫn.

- Hạn chế của em:

+ Khi nói: chưa tương tác với người nghe; âm lượng còn nhỏ.

+ Khi nghe: chưa biết cách lắng nghe, để có thể thấu hiểu quan điểm, cảm xúc của người khác; chưa biết cách ghi lại một số thông tin quan trọng từ ngươi nói.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên