Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 (Nội dung ôn tập - trang 130, 131) - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2: Nội dung ôn tập trang 130, 131 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 (Nội dung ôn tập - trang 130, 131) - ngắn nhất Cánh diều
* Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Lập bảng so sánh những thể loại và kiểu văn bản đọc hiểu giữa sách Ngữ văn 12, tập một và tập hai.
Trả lời:
* Bảng so sánh theo thể loại:
Thể loại |
Tập 1 |
Tập 2 |
Truyện |
Truyện truyền kì, truyện ngắn hiện đại |
Tiểu thuyết hiện đại |
Thơ |
Thơ lục bát, thơ bảy chữ, thơ thất ngôn bát cú đường luật |
Thơ tự do, thơ hiện đại, thơ siêu thực |
Ký |
Nhật ký, phóng sự, hồi ứ |
Nhật ký viết bằng thơ, thư |
Hài kịch |
Hài kịch |
|
Văn tế |
Văn tế |
|
Nghị luận |
Nghị luận xã hội, nghị luận văn học |
Văn bản thông tin |
* Bảng so sánh theo kiểu văn bản:
Kiểu văn bản |
Tập 1 |
Tập 2 |
Văn bản tự sự |
Nhật kí Đặng Thùy Trâm, Muối của rừng, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. |
Hạnh phúc của một tang gia, Ánh sáng cứu rỗi, Đêm trăng và cây sồi, Vi Hành |
Văn bản miêu tả |
Chiếc thuyền ngoài xa, Hai cõi U Minh, Muối của rừng,... |
Vi Hành, Đêm trăng và cây sồi.. |
Văn bản biểu cảm |
Hai cõi U Minh, Muối của rừng, |
Hạnh phúc của một tang gia, Ánh sáng cứu rỗi, Đàn ghi ta của Lor ca, .. |
Văn bản nghị luận |
Toàn cầu hóa và bản sắc dân tộc, Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người, Phân tích bài thơ “Việt Bắc” |
Tuyên ngôn độc lập, Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường,… |
Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Cấu trúc và các nội dung chính của Bài 6 khác gì với các bài khác trong sách Ngữ văn 12, tập hai?
Trả lời:
Điểm khác: bài 6, ta đi tìm hiểu tác giả Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Tất cả các văn bản đều của tác giả Hồ Chí Minh.
Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại, phong cách hiện thực và phong cách hiện đại qua các đoạn trích tiểu thuyết trong Bài 7.
Trả lời:
- Đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại:
+ Sáng tác bằng chữ Quốc ngữ, xuất hiện từ khoảng cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX
+ Tiếp thu tinh thần và hình thức của tiểu thuyết hiện đại phương Tây nhằm không ngừng đổi mới thể loại, phản ánh và góp phần giải quyết những vấn đề phức tạp, những vấn đề “nóng” của thời đại.
- Đặc điểm phong cách hiện thực:
+ Lấy việc miêu tả, tái hiện đời sống chính xác như nó vốn thế làm nguyên tắc thẩm mĩ cơ bản.
+ Các nhà văn có phong cách hiện thực thường đưa vào tác phẩm những chi tiết, sự việc thường ngày.
+ Khám phá diễn biến tâm lí khách quan của nhân vật trong mối liên hệ chặt chẽ với hoàn cảnh xã hội.
- Đặc điểm phong cách hiện đại:
+ Tác giả dùng nhiều điểm nhìn trần thuật, thay đổi linh hoạt về giọng điệu, xoá nhoà ranh giới thể loại, kết cấu phi tuyến tính, dòng tâm tư, phương pháp của những “tảng băng trôi”, ...nhằm phản ánh cuộc sống hiện tại và cách tân, đổi mới văn học
Câu 4 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Các văn bản thơ trong Bài 8 có đặc điểm chung về hình thức như thế nào? Nêu một số lưu ý về cách đọc các văn bản ấy.
Trả lời:
- Các văn bản thơ trong Bài 8 hầu hết đều là thể thơ tự do, mang yếu tố siêu thực.
- Một số lưu ý: cần đọc và tìm các hình ảnh hư ảo, mơ hồ, trừu tượng, khó hình dung, lí giải một cách tường minh.
Câu 5 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tác dụng của phần Tổng kết lịch sử văn học được nêu trong Bài 10. Phân tích yêu cầu của việc học nội dung này.
Trả lời:
- Tác dụng:
+ Hiểu rõ lịch sử văn học giúp ta nắm bắt sự phát triển của các thể loại, phong trào, tác giả và tác phẩm theo dòng thời gian.
+ Có khả năng đánh giá và thưởng thức văn học sâu sắc hơn.
+ Bồi dưỡng tâm hồn, nhận thức về cuộc sống, con người và bản thân được nâng cao.
+ Hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc, từ đó gắn kết với cộng đồng.
- Yêu cầu:
+ Nhận biết và hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản của lịch sử văn học Việt Nam (các bộ phận văn học, thời kì, giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ văn học,...)
+ Vận dụng được kiến thức về lịch sử văn học và kĩ năng tra cứu để sắp xếp một số tác phẩm, tác giả theo tiến trình.
+ Biết đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện đại để phân tích, đánh giá tác phẩm.
* Viết
Câu 6 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Yêu cầu về hình thức viết của các bài 6, 7, 8 và 9 trong sách Ngữ văn 12 có gì giống và khác nhau?
Trả lời:
Bài |
Bài 6 |
Bài 7 |
Bài 8 |
Bài 9 |
Giống nhau |
Đều theo dạng bài nghị luận. |
|
||
Khác nhau |
Viết một bài văn nghị luận về quan niệm yêu nước của tuổi trẻ |
Viết văn bản dưới hình thức trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm. - Biết kết hợp các phương thức biểu đạt khi viết bài văn nghị luận. |
Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ |
Viết bài phát biểu trong lễ phát động phong trào hoặc một hoạt động xã hội. |
* Nói và nghe
Câu 7 (trang 131 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Các nội dung chính được rèn luyện trong phần Nói và nghe ở sách Ngữ văn 12, tập hai là gì? Xác định kĩ năng trọng tâm trong phần nói và nghe của mỗi bài học.
Trả lời:
- Nội dung chính được rèn luyện: liên quan đến một vấn đề xã hội
- Trọng tâm mỗi bài:
+ Bài 6: Nghe thuyết trình một vấn đề xã hội
+ Bài 7: Tranh luận về một vấn đề có ý kiến trái ngược nhau
+ Bài 8: Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ
+ Bài 9: Tranh luận về một vấn đề có ý kiến trái ngược nhau.
* Tiếng Việt
Câu 8 (trang 131 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Phân tích tác dụng của một trong các yếu tố: ngữ âm, từ vựng, các biện pháp tu từ, các kiểu câu,... trong một văn bản văn học tự chọn.
Trả lời:
Văn bản: Đàn ghita của Lor-ca (Thanh Thảo)
- tiếng ghi ta nâu: màu của đất, màu cây đàn, màu làn da,... gợi sự trầm tư, suy nghĩ.
- tiếng ghi ta lá xanh: màu của sự sống, cây cỏ gợi thiết tha, hi vọng.
- tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan: bàng hoàng, tức tưởi.
- tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy: gợi sự đau đớn, nghẹn ngào.
- bầu trời cô gái ấy: hình ảnh ẩn dụ cho đất nước Tây Ban Nha. Bầu trời u ám, ảm đạm thể hiện sự đồng cảm của tác giả với những khó khăn, thử thách mà đất nước Tây Ban Nha đang phải đối mặt.
- Hình ảnh máu chảy: biểu tượng cho sự hy sinh của Lor-ca trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ độc tài Franco.
- Hình ảnh cỏ mọc hoang: thể hiện sức sống phi thường của nghệ thuật và tinh thần bất khuất của con người.
- Hình ảnh giọt nước mắt vầng trăng: biểu tượng cho sự thương tiếc, đau buồn trước sự hy sinh của Lor-ca.
→ Chủ đề, tư tưởng: khúc ca bi tráng về cuộc đời Lorca, còn là tiếng nói của lòng yêu thương, sự đồng cảm và niềm tin vào sức sống mãnh liệt của nghệ thuật.
→ Thông điệp: Trên con đường đấu tranh cho tự do và khởi sinh cái mới, ta sẽ phải đối mặt với những khó khăn, sự cô đơn, nhưng không được bỏ cuộc bởi khi vượt qua những thử thách đó sẽ tìm thấy được sự tự do và tương lai tươi sáng.
Câu 9 (trang 131 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nội dung tổng kết tiếng Việt và tổng kết phương pháp đọc, viết, nói, nghe ở Bài 10 có tác dụng gì?
Trả lời:
Tác dụng:
- Hệ thống, củng cố kiến thức.
- Theo dõi quá trình tiếp thu trong từng bài học.
- Phân tích, tổng hợp nội dung đã học để vận dụng vào thực tế một cách có hiệu quả.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2024 cho học sinh 2k6:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều