Soạn bài Vi hành - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Vi hành trang 20, 21, 22, 23, 24 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Soạn bài Vi hành - ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 20 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

- Liên hệ với các bài học môn Lịch sử để có thêm thông tin về bối cảnh xã hội Việt Nam những năm 1920 – 1925 của thế kỉ XX.

- Đọc trước văn bản “Vi hành” tìm hiểu các chú thích và câu hỏi nêu cuối văn bản.

Trả lời:

- Trong những năm 1920 - 1925, Việt Nam đang chịu sự chiếm đóng của thực dân Pháp. Bối cảnh xã hội trong thời kỳ này đầy biến động và nhiều khó khăn. Các tầng lớp nhân dân phải chịu nhiều áp lực từ chính sách cai trị của thực dân Pháp, qua đó gây ra nhiều sự phản kháng từ phía dân tộc.

- Trong thời kỳ này, phong trào cách mạng ở Việt Nam bắt đầu nổi lên mạnh mẽ, với sự xuất hiện của nhiều tổ chức cách mạng và những nhà lãnh đạo nổi tiếng như Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh). Các hoạt động cách mạng, như việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), đã góp phần quan trọng vào việc tổ chức và đẩy mạnh phong trào đấu tranh độc lập dân tộc.

Quảng cáo

2. Đọc hiểu

Nội dung chính: Tác giả cũng kể về sự nhầm lẫn của người Pháp, của chính quyền thực dân. Qua đó châm biếm cách đối xử của thực dân Pháp đối với người Việt Nam yêu nước.

Soạn bài Vi hành | Ngắn nhất Soạn văn 12 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Mở đầu câu chuyện có gì đặc sắc?

Trả lời:

- Mở đầu truyện tác giả đã khơi gợi trí tò mò của người đọc về Hắn

Câu 2 (trang 21 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nhân vật “tôi” bị nhầm với ai?

Quảng cáo

Trả lời:

Nhân vật tôi bị nhầm đó là vua Khải Định.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hình dung những gì diễn ra sau dấu ba chấm của câu: “Đúng lúc đó thì…”

Trả lời:

Có thể đó là 1 ý tưởng mới nảy sinh hoặc có 1 sự việc bất chợt nào xảy ra lúc đó gây bất ngờ cho nhân vật.

Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Những câu chuyện kể ở đây có tác dụng gì?

Trả lời:

- Tác dụng: so sánh Khải Định với những trò ở đấu xảo. Đó là một sự so sánh vừa hài hước, vừa đầy kịch tính có giá trị châm biếm rất sâu sắc.

Câu 5 (trang 21 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chú ý giọng điệu mỉa mai của tác giả.

Trả lời:

- Được thể hiện qua các cụm từ, câu văn:

+ Đến nay, tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hóa, thì bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp

Quảng cáo

+ Hắn đấy, Xem hắn kìa. 

+ Cái vui nhất là ngay đến Chính phủ cũng chẳng nhận ra được khách thật của mình nữa; giá cô được trông thấy các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất, thì hẳn cô phải phát ghen lên được về nỗi niềm âu yếm của các vị đối với tôi

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nêu nội dung cơ bản của mỗi phần trong văn bản.

Trả lời:

- Phần 1: Tường thuật đoạn đối thoại của đôi thanh niên nam nữ người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm về Hoàng đế An Nam.

- Phần 2: Nhân vật tôi bình luận về cuộc vi hành của Hoàng đế An Nam

- Phần 3: Nhân vật tôi bình luận mỉa mai về thái độ của người Pháp đối với mình và những người Việt Nam khác.

Câu 2 (trang 24 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Truyện viết về sự việc gì? Có những nhân vật nào xuất hiện trực tiếp và nhân vật nào được nói tới trong câu chuyện? Tình huống của truyện “Vi hành” độc đáo như thế nào?

Trả lời:

- Truyện viết về sự việc: 

+ Vua Khải Định xin thực dân Pháp cho sang Pháp để dự cuộc triển lãm thuộc địa tổ chức ở Mác-xây. 

+ Dư luận cho rằng Khải Định có một số việc làm ám muội. 

+ Bất bình trước thái độ và hành động, Nguyễn Ái Quốc viết truyện này nhằm mục đích lột trần chân tướng của một tên vua bán nước.

- Nhân vật xuất hiện trực tiếp: đôi trai gái người Pháp. 

- Nhân vật được nói tới: vua Khải Định và thực dân Pháp.

- Tình huống của truyện: tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm: Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và cho đó là Khải Định.

Câu 3 (trang 24 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Phân tích hình ảnh của “đấng hoàng thượng” trong mắt của đôi trai gái người Pháp.

Trả lời:

Hình ảnh của “đấng hoàng thượng” trong mắt của đôi trai gái người Pháp:

- Ngoại hình thô kệch, xấu xí cái mũi tẹt ấy, đôi mắt xếch ấy, cái mặt bủng như vỏ chanh ấy.

- Phục sức kệch cỡm, lố lăng, rởm đời, cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn, hắn còn đeo lên người cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm.

- Cung cách cử chỉ lúng túng, thiếu tự tin khi xuất hiện ở trường đua, trước công chúng, hé mở bản chất bù nhìn, vô dụng: nhút nhát, lúng ta lúng túng.

- Hành động đi chơi vi hành (ẩn danh, lén lút) ám chỉ sự ăn chơi vô độ, không mấy đàng hoàng, cao thượng của Khải Định, phơi bày nhân cách nhem nhuốc của y.

Câu 4 (trang 24 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nhận xét về nội dung, ý nghĩa của đoạn văn từ “cái vui nhất là ngay đến Chính phủ” đến “sự kiêu hãnh có được một vị hoàng đế” 

Trả lời:

- Nội dung: Đoạn văn miêu tả bọn thực dân Pháp, đặc biệt là bọn mật thám và chính phủ Pháp. Ngay đến chính phủ Pháp còn không thể nhận ra được khách thật của mình thế nên bèn đối đãi tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phái tuỳ tùng đi hộ giá tuốt

- Tác dụng:

+ tố cáo sự xảo trá, bịp bợm của bọn thực dân Pháp đối với Đông Dương

+ đả kích chế độ mật thám Pháp xâm hại quyền tự do cá nhân của người dân thuộc địa.

+ phê phán chính sách ngu dân, đầu độc dân thuộc địa của bọn thực dân Pháp.

Câu 5 (trang 24 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Phân tích sức mạnh đả kích của thiên truyện. Màu sắc châm biếm, đả kích chủ yếu được tạo nên bởi những yếu tố nào? 

Trả lời:

- Sức mạnh đả kích của thiên truyện: 

+ Bằng việc sử dụng ngôn từ và hình ảnh sắc sảo, sâu cay đã vạch trần âm mưu, thủ đoạn, bản chất xấu xa của bọn thực dân.

+ Khắc hoạ chân dung tên vua bù nhìn, với vẻ ngoài lố bịch và những hành động lúng túng.

+ Đả kích các chính sách bảo hộ, luận điệu bịp bợm, xảo trá của thực dân Pháp

-  Màu sắc châm biếm, đả kích chủ yếu được tạo nên bởi những yếu tố:

+ Tình huống truyện độc đáo 

+ Giọng điệu từ giễu cợt mỉa mai đến trữ tình tự sự, sự đan xen của nhiều giọng nói, nhiều giọng kể

+ Ngôn từ súc tích, ngắn gọn

+ Bút pháp gợi nhiều hơn tả.

Câu 6 (trang 24 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Theo em, việc tác giả chọn hình thức viết thư cho cô em họ có ý nghĩa gì đối với nghệ thuật trần thuật của truyện? 

Trả lời:

- Ý nghĩa:

+ Tạo thêm tính khách quan, chú ý cho tác phẩm.

+ Tạo ra lối văn rất tự do phóng túng, đơn giản, chuyển đổi giọng điệu một cách linh hoạt.

Câu 7 (trang 24 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nêu ý tưởng vẽ minh họa cho một nội dung trong truyện “Vi hành”

Trả lời:

- Ý tưởng minh họa nhân vật vua Khải Định:

+ Khuôn mặt: Xấu xí, bạc nhược, yếu ớt. 

+ Trang phục: Lòe loẹt, kệch cỡm, kì quái.

+ Thái độ: Lúng túng, ăn chơi vô độ, xa xỉ

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên