Soạn bài Nghe thuyết trình một vấn đề xã hội - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Nghe thuyết trình một vấn đề xã hội trang 30, 31 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Soạn bài Nghe thuyết trình một vấn đề xã hội - ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

1. Định hướng

a) Trong phần Viết, các em đã rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, cụ thể là quan niệm về lòng yêu nước của tuổi trẻ ngày nay có gì giống và khác so với quan niệm yêu nước truyền thống. Phần Nói và nghe dựa vào nội dung đã viết để luyện tập kĩ năng nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, cách thức thuyết trình một vấn đề xã hội theo hướng tích hợp. Người nói cần chuyển nội dung bài viết thành bài thuyết trình. Người nghe tập trung lắng nghe và nêu ra được những nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình của người nói. Yêu cầu rèn luyện tập trung chủ yếu vào kĩ năng nghe và nhận xét, đánh giá.

b) Để nghe và nêu được những nhận xét, đánh giá, các em cần chú ý:

- Nắm được nội dung (thông tin) cơ bản của bài thuyết trình.

- Đặt được câu hỏi về những điều mình chưa hiểu, chưa rõ.

- Trao đổi với người trình bày về những ý kiến khác biệt (nếu có).

- Có thái độ thân thiện, tôn trọng người nói.

2) Thực hành

Câu hỏi (trang 30 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nghe và nhận xét, đánh giá bài thuyết trình “Quan niệm yêu nước của tuổi trẻ hiện nay có gì giống và khác so với quan niệm yêu nước truyền thống.”.

a) Chuẩn bị

- Xem lại mục 1. Định hướng về cách thức và yêu cầu khi nghe một bài thuyết trình.

Quảng cáo

- Xem lại nội dung dàn ý đã chuẩn bị ở phần Viết.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Người thuyết trình xem lại dàn ý đã làm ở phần Viết, cân nhắc yêu cầu của bài nói để bổ sung, sắp xếp lại các ý cho mạch lạc, phù hợp với nội dung cần trình bày.

- Người nghe tìm hiểu đề tài, chủ đề và nội dung của bài thuyết trình; hình dung về cách thức thuyết trình, dự kiến những vấn đề cần làm rõ và các câu hỏi cụ thể.

c. Nói và nghe

Người nói

Người nghe

- Nội dung thuyết trình vấn đề rõ ràng, cụ thể theo dàn ý đã chuẩn bị.

- Hình thức thuyết trình: sáng tạo, vận dụng các thiết bị hỗ trợ phù hợp.

- Tác phong, thái độ thuyết trình: tự tin, thân thiện, tôn trọng người nghe,....

- Tập trung lắng nghe; hiểu được những nội dung chính của bài thuyết trình và quan điểm của người nói.

- Ghi lại các thông tin chính của bài thuyết trình, những nội dung cần hỏi lại và những nhận xét, đánh giá về nội dung, cách thức trình bày, tình cảm, thái độ của người thuyết trình.

- Nêu các vấn đề cần hỏi, các ý kiến cần trao đổi về nội dung bài nói một cách ngắn gọn, rõ ràng.

- Chú ý lắng nghe; sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói.

Quảng cáo

* Bài nói tham khảo:

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã từng viết về “Đất nước” qua những vần thơ rất đỗi giản dị:

“Em ơi em...

Đất nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên đất nước muôn đời”.

Đất nước ta trải qua hàng ngàn năm lịch sử gắn liền với những cuộc chiến tranh khốc liệt, một đất nước tuy nhỏ bé nhưng lại chiến thắng được hai cường quốc lớn đó là Pháp và Mỹ. Những chiến công oanh liệt ấy có được một phần nhờ vào sự hy sinh anh dũng của lớp cha ông đi trước, phần quan trọng chính là lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta đã phát huy thành sức mạnh cùng nhau đồng lòng chống lại kẻ thù xâm lược. Và cho đến hiện tại lòng yêu nước ấy vẫn không bị mai một mà còn được phát huy mạnh mẽ hơn trước.

Quảng cáo

Yêu nước là một thứ tình cảm thiêng liêng mà khi được bồi đắp, nó sẽ mang lại cho chúng ta những giá trị tích cực cho cuộc sống của mỗi chúng ta. Biết yêu nước, mỗi cá nhân chúng ta sẽ có một bệ đỡ tinh thần của riêng mình, chúng ta sẽ có một đất nước để dành tình cảm yêu thương, chúng ta sẽ biết trân trọng những gì thuộc về xứ sở, quê hương mình.

Lòng yêu nước là một truyền thống tốt đẹp và vẻ vang của dân tộc ta. Lòng yêu nước được hiểu là tình cảm, tình yêu thương của chúng ta đối với đất nước, quê hương. Cùng với đó là tinh thần, trách nhiệm xây dựng đất nước, quê hương ngày càng giàu mạnh, phát triển. Thế hệ trẻ chúng ta là thế hệ đi sau, là những người đang ở độ tuổi tràn đầy nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm. Lòng yêu nước đối với thế hệ trẻ chúng ta lời nói phải đi liền với hành động  thiết thực, và phải là thế hệ tiếp nối và phát huy truyền thống vẻ vang này. 

Ở mỗi thời đại, nhân dân ta đều có cách riêng để thể hiện lòng yêu nước. Trong thời chiến, khi phải đương đầu với những kẻ thù mạnh, tàn ác thì chúng ta thể hiện lòng yêu nước bằng cách đứng lên cầm súng đánh giặc giành lại hòa bình, độc lập cho dân tộc. Lòng yêu nước thời chiến không phân biệt tuổi tác, giới tính, dân tộc, giàu nghèo,... cứ là người Việt Nam, dân tộc Việt Nam thì đều xung phong đi đánh giặc. Những con người ấy đều không ngại khó, ngại khổ để có thể giữ vững nền độc lập cho dân tộc thậm chí phải hy sinh cả tính mạng của mình. Lòng yêu nước còn được các hậu phương thể hiện bằng cách tăng gia sản xuất, tiếp viện cho tiền tuyến. Có lẽ đây là giai đoạn mà dân tộc ta thể hiện lòng yêu nước mãnh liệt nhất, quyết liệt nhất. Trong thời bình, tình yêu ấy lại được thể hiện bằng việc hướng tới việc xây dựng đất nước, quê hương phát triển. Hiện nay chúng ta cũng đã tích cực tham gia lao động, sản xuất để có được cuộc sống đầy đủ, ấm no. 

Lòng yêu nước đóng vai trò quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Lòng yêu nước tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết chúng ta lại với nhau, khiến chúng ta xích lại gần nhau hơn đồng thời tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Không những thế lòng yêu nước còn là cảm hứng cho nhiều nhà thơ, nhà văn, họa sĩ,.. để sáng tác, gửi tình yêu của mình qua các tác phẩm. Ngoài ra còn giúp cho những kiều bào nước ta đang sống và làm việc ở nước ngoài cũng luôn nghĩ về quê hương, đất nước mà an tâm làm việc. Sống có lòng yêu nước sẽ làm giàu đẹp thêm trong  tâm hồn mỗi con người. Người có lòng yêu nước sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, trân trọng. Chính tình yêu nước đã thổi bùng lên lý tưởng sống cao đẹp, khát vọng sống và cống hiến của mỗi chúng ta.

Đối với thế hệ trẻ chúng ta cần hiểu được tầm quan trọng của lòng yêu nước. Từ đó chúng ta phải cố gắng học tập không ngừng, phát triển bản thân nhiều hơn để góp phần xây dựng đất nước phát triển. Ngoài ra chúng ta cũng cần nghiêm túc thực hiện các chính sách pháp luật do nhà nước đề ra, bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật. Đồng thời cũng dũng cảm chống lại cái xấu, cái ác, không tham gia vào các tổ chức, hội nhóm phản nước. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể đủ tỉnh táo để có thể nhận thức đúng đắn được. Bên cạnh những bạn luôn phấn đấu không ngừng thì lại có một  thành phần nhỏ tỏ ra thờ ơ, sống ích kỉ, vô trách nhiệm, tồn tại suy nghĩ phản động. Đây là những suy nghĩ, hành vi lệch lạc thật đáng lên án. Mỗi người hãy suy nghĩ vì lợi ích chung của đất nước mà cố gắng hoàn thiện bản thân, yêu nước không chỉ giúp chúng ta tốt lên mà còn làm cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.

Chính tình yêu nước của những thế hệ đi trước đã tạo dựng một niềm tin vững chắc cho những thế hệ mai sau, dù rằng thế hệ trẻ sau này có lập nghiệp ở nơi đâu đi chăng nữa, nhưng trong trái tim chúng ta vẫn luôn giữ trong mình tình yêu nước thắm thiết, nồng nàn. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, việc thể hiện tình yêu nước sẽ thúc đẩy chúng ta cần có nhận thức đúng đắn nhất là đối với thế hệ trẻ, mỗi bạn trẻ cần phải cố gắng, nỗ lực không ngừng để phấn đấu học tập, trau dồi kiến thức, nâng cao giá trị bản thân:

“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt

Như mẹ, như cha, như vợ, như chồng

Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết

Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông”.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

Người nói

Người nghe

Rút kinh nghiệm về bài thuyết trình:

- Nội dung thuyết trình đã đầy đủ như trong dàn ý chưa?

- Hình thức thuyết trình có sáng tạo, phù hợp không?

- Tác phong, thái độ thuyết trình như thế nào?

- Tự đánh giá:

+ Ưu điểm của bài thuyết trình là gì?

+ Cần khắc phục những hạn chế nào?

- Kiểm tra kết quả nghe và ghi chép các nội dung thông tin đã chính xác chưa, ghi chép được những nội dung gì....?

- Có nêu được câu hỏi và ý kiến thảo luận, trao đổi với người thuyết trình không?

- Nhận xét về nội dung, hình thức bài thuyết trình.

- Đánh giá:

+ Bài thuyết trình của người nói có ưu điểm và hạn chế nào?

+ Nếu thuyết trình, em sẽ điều chỉnh như thế nào?

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên