Soạn bài Thời gian - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Thời gian trang 72, 73 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
Soạn bài Thời gian - ngắn nhất Cánh diều
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 72 sgk Ngữ Văn lớp 12 Tập 2)
Câu 1 (trang 72 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tìm hiểu và ghi lại những thông tin cần thiết về nhà thơ Văn Cao để vận dụng vào đọc hiểu bài thơ Thời gian.
Trả lời:
- Văn Cao (1923 – 1995)
- Quê: sinh ra ở Nam Định nhưng lớn lên ở Hải Phòng
- Ông là nhạc sĩ, nhà thơ và họa sĩ.
- Giai đoạn đầu khi sáng tác, Văn Cao chủ yếu viết về thể loại nhạc tiền chiến sau đó ông mới chuyển sang viết văn, những tác phẩm của ông cực kì nối bật và được các chuyên gia văn học Việt Nam đánh giá rất cao.
Câu 2 (trang 72 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Đọc trước bài thơ Thời gian và ghi lại những cảm nhận đầu tiên của em về tác phẩm.
Trả lời:
Những cảm nhận của em: những chiêm nghiệm sâu sắc về mối quan hệ giữa thời gian, cuộc đời với con người và nghệ thuật.
Câu 3 (trang 72 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hãy nhớ lại một trải nghiệm khó quên về vai trò của thời gian đối với cuộc sống quanh em hoặc những người xung quanh.
Trả lời:
Một lần em bị lỡ giờ thi, đó là một kinh nghiệm mà ai trong chúng ta cũng có thể gặp phải. Đôi khi, những sự cố như vậy giúp chúng ta học được cách quản lý thời gian và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho những dịp quan trọng trong cuộc sống. Quan trọng nhất là học từ sai lầm và không lặp lại chúng trong tương lai.
Câu 4 (trang 72 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Em nghĩ gì về ý nghĩa của những câu nói sau:
- “Một giờ không phải một giờ, đó là một chiếc bình đầy hương vị, âm thanh, dự kiến và hoàn cảnh” (Mác-xen Prut – Marcel Proust)
- “Đừng đi qua thời gian mà không để lại dấu vết”. (Ken-thau-din – Cantauzene)
Trả lời:
- Câu nói “Một giờ không phải một giờ, đó là một chiếc bình đầy hương vị, âm thanh, dự kiến và hoàn cảnh”: mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống không chỉ đơn thuần là một khoảng thời gian trôi qua mà còn chứa đựng nhiều hương vị, âm thanh, kỷ niệm và tình huống khác nhau. Qua đó cần trân trọng mỗi khoảnh khắc để nhìn nhận cuộc sống theo cách tích cực và trải nghiệm mọi điều một cách chân thực và ý nghĩa nhất.
- Câu nói “Đừng đi qua thời gian mà không để lại dấu vết”: khuyên chúng ta tận dụng thời gian một cách có ý nghĩa và đáng giá, không để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa.
2. Đọc hiểu
Nội dung chính: Gợi cho tâm hồn người đọc biết bao suy ngẫm về cuộc đời, về con người trong cuộc sống này, mặc cho thời gian vẫn không ngừng chảy trôi.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Thời gian được hình dung như thế nào?
Trả lời:
Thời gian như một dòng nước trôi chảy không ngừng, con người không thể níu kéo, không thể nắm giữ thời gian.
Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chú ý những hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng trong 6 dòng thơ cuối.
Trả lời:
- Những hình ảnh tượng trưng:
+ những câu thơ, những bài hát: nghệ thuật, sự rung động của trái tim con người.
+ còn xanh: sức sống trường tồn của nghệ thuật và tình yêu chân chính.
+ và đôi mắt em: vẻ đẹp của con người, tình yêu.
+ như hai giếng nước: vẻ lấp lánh, trong lành, dạt dào sức sống.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Dòng thơ đầu tiên cho thấy tác giả có cảm nhận như thế nào về thời gian?
Trả lời:
Nhà thơ có những liên tưởng, hình dung vô vùng sâu sắc về thời gian. Văn Cao cảm nhận thời gian qua xúc giác: Thời gian qua kẽ tay. Thời gian chạm vào chúng ta một cách âm thầm và trôi qua cực kỳ nhanh chóng đi qua kẽ tay, con người không thể níu kéo được thời gian.
Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Thời gian có ảnh hưởng như thế nào đến thế giới tự nhiên nói chung và nhân vật trữ tình nói riêng? Ảnh hưởng đó đem lại cảm xúc gì?
Trả lời:
- Thời gian trôi qua làm ảnh hưởng đến thiên nhiên, cảnh vật, tâm hồn: chiếc lá đã bị úa héo, tiếng sỏi trong lòng giếng cạn.
- Thời gian ảnh hưởng đến nhân vật trữ tình: nhận thức được quy luật vận động của dòng chảy thời gian, con người chúng ta càng nên biết trân quý sự hiện hữu của bản thân trên thế giới này.
→ Cảm xúc sợ hãi, buồn bã và thất vọng khi mọi thứ mình yêu quý đều tuột khỏi tầm tay khi đứng trước sự khắc nghiệt của thời gian.
Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hình ảnh “câu thơ”, “bài hát” tượng trưng cho điều gì? Việc lặp lại các từ “Riêng”, “còn xanh” cho thấy suy nghĩ của tác giả về mối tương quan giữa thời gian và ý nghĩa của những hình ảnh đó như thế nào?
Trả lời:
- Hình ảnh “câu thơ”, “bài hát”: ẩn dụ những sáng tạo không thể bị thời gian làm ảnh hưởng.
- Từ “riêng”, “còn xanh” như một sự khẳng định mạnh mẽ, thể hiện tâm hồn bất khuất, không chấp nhận sự phai tàn của thời gian.
→ Qua hình ảnh này ta có thể thấy được trong dòng chảy tàn khốc của thời gian, vạn vật, hiện tượng đều có thể héo tàn và tan biến vào hư vô nhưng có những giá trị không thể mất đi và sẽ còn xanh mãi mãi.
Câu 4 (trang 73 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Em hiểu dụng ý của nhà thơ trong hai dòng thơ cuối thế nào? Hãy giải thích cách hiểu của em.
Trả lời:
- Tình yêu biểu hiện qua đôi mắt em, là nguồn động viên mạnh mẽ nhất để vượt qua thách thức của thời gian.
- Câu như hai giếng nước biểu tượng cho sự tươi mới và sức sống không ngừng của tình yêu. Thời gian có thể làm khô héo những chiếc lá đời người và làm rơi những ký ức trong lòng giếng cạn. Tuy nhiên, thời gian không thể làm khô đôi mắt của tình yêu.
- Điều này thể hiện lòng tin vào sức mạnh vĩnh cửu của tình yêu và nghệ thuật trước sự chấm dứt của thời gian.
Câu 5 (trang 73 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hãy chỉ ra các biểu hiện của thơ tượng trưng trong văn bản trên và nhận xét về tác dụng của các yếu tố ấy trong việc thể hiện nội dung tác phẩm
Trả lời:
- Biểu hiện của thơ tượng trưng trong văn bản trên:
+ hình ảnh: chiếc lá khô, tiếng sỏi trong lòng giếng cạn, hai giếng nước: gợi những ý niệm trừu tượng (thời gian, nghệ thuật, tình yêu,...)
+ triết lí sâu xa về bản chất của thế giới con người: sự huỷ diệt của thời gian, sự trường tồn của những giá trị tinh thần.
→ Tác dụng: giúp cho tác giả có cơ hội mở rộng, sáng tạo những ý tưởng của mình nhờ vào tính linh hoạt của thể loại thơ. Qua đó dễ dàng truyền đạt những tâm tư, ý nghĩ của tác giả trong bài đến với độc giả.
Câu 6 (trang 73 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bài thơ đem đến cho em những suy nghiệm gì về cuộc sống?
Trả lời:
- Thời gian qua đi là miên viễn không bao giờ trở lại. Sự nghiệt ngã ấy chính là bi kịch của phận người, con người không thể nào nắm giữ, níu kéo được được thời gian. Bài thơ cho chúng ta thấy cái ý nghĩa nhân sinh tưởng như bình thường mà không phải ai cũng nhận biết được khi con người luôn đắm chìm trong quá nhiều tham vọng của cuộc sống…Ý niệm về thời gian trong bài thơ của Văn Cao, vì thế mang tư tưởng hiện sinh tích cực.
- Thời gian xóa nhòa tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người. Duy chỉ có văn học nghệ thuật và kỉ niệm về tình yêu là có sức sống lâu dài, không bị thời gian hủy hoại.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2024 cho học sinh 2k6:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều