Chủ ngữ lớp 4 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Chủ ngữ lớp 4 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 4.
Chủ ngữ lớp 4 (Lý thuyết, Bài tập)
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 4 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Chủ ngữ là gì?
- Khái niệm: Chủ ngữ là một trong các thành phần chính của câu. Chủ ngữ nêu người, vật, hiện tượng tự nhiên,… được nói đến trong câu. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi ai, cái gì, con gì,…
- Ví dụ: Cậu ấy là một người tốt. (“Cậu ấy” là chủ ngữ)
II. Tính chất của chủ ngữ
- Chủ ngữ là thành phần chính trong câu, trả lời cho câu hỏi ai, cái gì, con gì,…
+ Trả lời cho câu hỏi “ai”: “Ai” là chủ ngữ chỉ người (có thể là tên gọi chung về nghề nghiệp hoặc tên riêng).
Ví dụ: Bố em là bác sĩ. (“Bố em” là chủ ngữ.)
+ Trả lời cho câu hỏi “cái gì”: “Cái gì” là chủ ngữ chỉ đồ vật (Cái bàn, cuốn sách, cái ghế,…).
Ví dụ: Cái tủ lạnh đã cũ. (“Cái tủ lạnh” là chủ ngữ.)
+ Trả lời cho câu hỏi “con gì”: “Con gì” là chủ ngữ chỉ con vật (con chó, con mèo,…).
Ví dụ: Con chó đốm nay đã lớn. (“Con chó đốm” là chủ ngữ.)
III. Vị trí và dấu hiệu nhận biết chủ ngữ
- Vị trí: Chủ ngữ thường đứng ở đầu câu.
Ví dụ: Lan đi học. (“Lan” là chủ ngữ và đứng ở đầu câu.)
- Dấu hiệu nhận biết: Chủ ngữ thường đứng trước động từ, tính từ hoặc đứng trước từ “là”.
Ví dụ: Mẹ em là nội trợ.
IV. Bài tập về chủ ngữ
Bài 1. Xác định chủ ngữ của các câu sau:
a. Em bé cười.
b. Mấy chú Dế sặc nước, loạng choạng bò ra khỏi tổ.
c. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay tiếng một chú dế rúc rích cũng khiến nó giật mình, sẵn sàng tụt nhanh xuống hố sâu.
d. Mái tóc của mẹ em rất đẹp.
Trả lời:
a. Em bé cười.
b. Mấy chú Dế sặc nước, loạng choạng bò ra khỏi tổ.
c. Một bác giun bò hay tiếng một chú dế rúc rích cũng khiến nó giật mình, sẵn sàng tụt nhanh xuống hố sâu.
d. Mái tóc của mẹ em rất đẹp.
Bài 2. Hãy gạch chân dưới chủ ngữ của các câu sau và cho biết chủ ngữ đó trả lời cho câu hỏi nào?
a. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi.
Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: ....................................................................................
b. Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn.
Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: ....................................................................................
c. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở ra cánh vàng tươi.
Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: ....................................................................................
d. Huế thức dậy trong một nhịp chuyển động mới, đi vào cuộc sống ban đầu của nó.
Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: ....................................................................................
Trả lời:
a. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi.
Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai?
b. Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn.
Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai?
c. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở ra cánh vàng tươi.
Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Cái gì?
d. Huế thức dậy trong một nhịp chuyển động mới, đi vào cuộc sống ban đầu của nó.
Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Cái gì?
Bài 3. Em hãy đọc đoạn văn sau và gạch chân dưới các chủ ngữ:
“Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.
Trả lời:
“Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.
Bài 4. Đặt 02 câu, xác định chủ ngữ và cho biết chủ ngữ đó trả lời cho câu hỏi nào?
Trả lời:
- Tôi rảo bước trên con đường làng. (Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi “Ai làm gì?”.)
- Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép. (Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi “Ai thế nào?”.)
Bài 5. Viết đoạn văn (2 – 3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện em đã đọc, đã nghe. Xác định chủ ngữ của mỗi câu.
Trả lời:
Hải Thượng Lãn Ông là một bậc danh y của Việt Nam. Nhờ một lần bị ốm nặng và được một thầy thuốc giỏi chữa khỏi, ông đã quyết học nghề y. Ông vừa làm thuốc, chữa bệnh, vừa dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử.
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:
- Vị ngữ lớp 4
- Câu chủ đề của đoạn văn lớp 4
- Sử dụng từ điển/ Tra từ điển lớp 4
- Quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức lớp 4
- Trạng ngữ lớp 4
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)