Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 28: Phạm vi của biến

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Bài 28: Phạm vi của biến sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin 10.

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 28: Phạm vi của biến

1. Phạm vi của biến khai báo trong hàm

Quảng cáo

- Trong Python tất cả biến khai báo bên trong hàm đều có tính địa phương (cục bộ), không có hiệu lực ở bên ngoài hàm.

- Các biến được khai báo bên trong một hàm chỉ được sử dụng bên trong hàm đó. Chương trình không sử dụng được.

2. Phạm vi của biến khai báo ngoài hàm

- Biến đã khai báo bên ngoài hàm chỉ có thể truy cập giá trị để sử dụng bên trong hàm mà không thay đổi giá trị biến đó.

Ví dụ 1. Biến khai báo bên ngoài hàm không có tác dụng bên trong hàm.

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 28: Phạm vi của biến (ảnh 1)

Quảng cáo

Lưu ý: Nếu muốn biến bên ngoài vẫn có tác dụng bên trong hàm thì cần khai báo lại biến này bên trong hàm với từ khóa global.

Ví dụ 2: Khai báo biến với từ khóa global

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 28: Phạm vi của biến (ảnh 2)

THỰC HÀNH

Phạm vị của biến

Nhiệm vụ 1. Viết hàm với đầu vào là danh sách A chứa các số và số thực x. Hàm trả lại một danh sách kết quả B từ danh sách A bằng cách chỉ giữ lại các phần tử lớn hơn hoặc bằng x.

Quảng cáo

Hướng dẫn:

Biến B kiểu danh sách cần được định nghĩa trong hàm và được bổ sung thêm các phần tử từ A nếu thỏa mãn điều kiện lớn hơn hoặc bằng x.

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 28: Phạm vi của biến (ảnh 3)

Nhiệm vụ 2. Viết hàm với đầu vào là xâu Str và số c, đầu ra là danh sách các từ được tách ra từ xâu Str nhưng đã được chuyển thành chữ in hoa hoặc chữ in thường, hoặc chỉ chuyển kí tự đầu các từ thành chữ in hoa tùy thuộc vào tham số đầu vào c như sau:

- Nếu c = 0, danh sách B là các từ được chuyển thành chữ in hoa.

- Nếu c = 1, danh sách B là các từ được chuyển thành chữ in thường.

- Nếu c = 2, danh sách B là các từ được chuyện viết chữ hoa kí tự đầu của mỗi từ. Hướng dẫn:

Quảng cáo

Chúng ta cần sử dụng các lệnh sau:

Str.upper() – chuyển kí tự của xâu thành chữ in hoa.

Str.lower() – chuyển kí tự của xâu thành chữ in thường.

Str.title() – chuyển kí tự đầu mỗi từ của xâu thành chữ in hoa, các kí tự khác chuyển về chữ thường.

Hàm được định nghĩa có dạng Tach_tu(Str,c). Đầu tiên xâu Str cần được tách từ bằng lệnh split(). Sau đó danh sách kết quả sẽ được chuyển đổi chữ in hoa, in thường sử dụng một trong các lệnh trên tuỳ thuộc vào giá trị của đối số c.

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 28: Phạm vi của biến (ảnh 4)

Nhiệm vụ 3. Viết chương trình yêu cầu thực hiện lần lượt các việc sau, mỗi việc cần được thực hiện bởi một hàm:

1. Nhập từ bàn phím một dãy các số nguyên, mỗi số cách nhau bởi dấu cách. Chuyển các số này vào danh sách A và in danh sách A ra màn hình.

2. Trích từ danh sách A ra một danh sách B gồm các phần tử lớn hơn 0. In danh sách B ra màn hình.

3. Trích từ danh sách A ra một danh sách C gồm các phần tử nhỏ hơn 0. In danh sách C ra màn hình.

Hướng dẫn:

Với mỗi việc trên được viết thành một hàm. Toàn bộ chương trình có thể như sau:

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 28: Phạm vi của biến (ảnh 5)

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Kết nối tri thức hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên