Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 31: Thực hành viết chương trình đơn giản

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Bài 31: Thực hành viết chương trình đơn giản sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin 10.

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 31: Thực hành viết chương trình đơn giản

Quảng cáo

Nhiệm vụ 1. Viết chương trình nhập từ bàn phím số tự nhiên n, kiểm tra n có phải là số nguyên tố hay không. Nếu n là hợp số thì in ra kết quả phân tích n thành tích các thừa số nguyên tố. Chú ý số 1 không là nguyên tố và cũng không là hợp số.

Hướng dẫn:

Sử dụng biến danh sách NT để lưu các thửa số nguyên tố của n. Chương trình sẽ thiết lập danh sách NT chỉ khi n > 1. Kết quả của chương trình sẽ như sau:

- Nếu n = 1 thị danh sách NT sẽ rỗng.

- Nếu n > 1 thị danh sách NT không rỗng. Độ dài danh sách len (NT) sẽ bằng 1 khi và chỉ khi n là số nguyên tố.

Nếu len(NT) > 1 thị chương trình sẽ in ra khai triển n thành tích các thửa số nguyên tố, khai triển này sẽ có dạng: n = p1 × p2 × …× px.

Quảng cáo

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 31: Thực hành viết chương trình đơn giản (ảnh 1)

Chạy chương trình với công cụ gỡ lỗi của phần mềm lập trình. Thiết lập một điểm dừng tại dòng 20 của chương trình như sau:

Quảng cáo

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 31: Thực hành viết chương trình đơn giản (ảnh 2)

Thiết lập bảng theo dõi các giá trị trung bình k, m, n, NT sẽ như sau, giả sử giá trị nhập ban đầu của n = 100.

Quảng cáo

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 31: Thực hành viết chương trình đơn giản (ảnh 3)

Nhiệm vụ 2. Viết chương trình nhập từ bàn phím ba số thực a, b, c và tìm nghiệm phương trình bậc hai: ax2 + bx + c = 0.

Chương trình cần xét đầy đủ các trường hợp xảy ra.

Hướng dẫn:

Với bộ dữ liệu a, b, c đã nhập (là các số thực), chúng ta cần xét đầy đủ các trường hợp sau:

- Nếu a = b = c = 0 phương trình có vô số nghiệm.

- Nếu a = b = 0; c ≠ 0, phương trình vô nghiệm.

- Nếu a = 0; b ≠ 0 phương trình là bậc nhất và có nghiệm duy nhất.

- Nếu a ≠ 0, giải phương trình bậc hai. Nghiệm sẽ phụ thuộc vào giá trị delta = b2 – 4ac.

Phương trình vô nghiệm, có một nghiệm kép hoặc hai nghiệm phân biệt phụ thuộc vào giá trị delta là nhỏ hơn 0, bằng 0 hay lớn hơn 0.

Chương trình được thiết kế thông qua các hàm sau:

- NhapDL(): hàm nhập ba số a, b, c từ bàn phím.

- GiaiPT1(b, c): hàm giải phương trình bậc nhất bx + c = 0

- Gia PT2a, b, c); hàm giải phương trình bậc hai: ax2 + bx + c = 0.

Trong bài thực hành chúng ta sử dụng cấu trúc mở rộng của lệnh rẽ nhánh if … else trong Python khi các lệnh này lồng nhau. Khi đó các lệnh rẽ nhánh lồng nhau trong mô hình bên trái sẽ được viết gọn hơn như mô hình bên phải.

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 31: Thực hành viết chương trình đơn giản (ảnh 4)

Chú ý: Cấu trúc if … elif …. else có thể lồng nhau nhiều lần.

Chương trình đầy đủ như sau:

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 31: Thực hành viết chương trình đơn giản (ảnh 5)

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên