Tính chất hóa học của các Amin quan trọng | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng
Bài viết về tính chất hóa học của Amin gồm đầy đủ định nghĩa, công thức phân tử, công thức cấu tạo, tên gọi, tính chất hóa học, tính chất vật lí, cách điều chế và ứng dụng.
Tính chất hóa học của các Amin quan trọng
Tính chất các Amin quan trọng
- Tính chất của methylamine CH5N
- Tính chất của ethylamine C2H7N
- Tính chất của Propylamin C3H9N
- Tính chất của isopropylamine C3H9N
- Tính chất của Butylamin C4H11N
- Tính chất của dimethylamine C2H7N
- Tính chất của diethylamine C4H11N
- Tính chất của aniline C6H7N
I. Định nghĩa
- Định nghĩa: Amin là sản phẩm thu được khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hydrocarbon.
- Công thức tổng quát: CxHyNz hoặc CnH2n+2-2k+tNt
Tên gọi:
+ Tên thay thế: Tên hydrocarbon + vị trí + amin
Ví dụ: CH3NH2 (methamine)
+ Tên gốc chức: Tên gốc hydrocarbon + amin
Ví dụ: CH3NH2 (methylamine)
II. Tính chất vật lí và nhận biết
- Metyl–, dimethyl–, trimethyl– và ethylamine là những chất khí có mùi khai khó chịu, độc, dễ tan trong nước, các amin đồng đẳng cao hơn là chất lỏng hoặc rắn.
- aniline là chất lỏng, nhiệt độ sôi là 184°C, không màu, rất độc, ít tan trong nước, tan trong ancol và benzene.
III. Tính chất hóa học
1. Tính Bazơ :
Do nguyên tử N trong phân tử amin còn cặp e chưa sử dụng có khả năng nhận proton.
* So sánh tính bazơ của các amin:
+ Nếu nguyên tử N trong phân tử amin được gắn với gốc đẩy e (gốc no: ankyl) thì tính bazơ của amin mạnh hơn so với tính bazơ của NH3. Những amin này làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh.
+ Nếu nguyên tử N trong phân tử amin gắn với các gốc hút e (gốc không no, gốc thơm) thì tính bazơ của amin yếu hơn so với tính bazơ của NH3. Những amin này không làm xanh quỳ tím.
+ Amin có càng nhiều gốc đẩy e thì tính bazơ càng mạnh, amin có càng nhiều gốc hút e thì tính bazơ càng yếu.
⇒ Lực bazơ: CnH2n + 1NH2 > HNH2 > C6H5NH2
2. Phản ứng với nitrous acid HNO2 :
- Amin bậc một tác dụng với nitrous acid ở nhiệt độ thường cho ancol hoặc phenol và giải phóng nitơ.
C2H5NH2 + HONO → C2H5OH + N2↑ + H2O
- aniline và các amin thơm bậc một tác dụng với nitrous acid ở nhiệt độ thấp (0 - 5°C) cho muối điazoni:
C6H5NH2 + HONO + HCl → C6H5N2+Cl- + 2H2O
3. Phản ứng ankyl hóa :
- Amin bậc một hoặc bậc hai tác dụng với ankyl halogenua (CH3I, …) , nguyên tử H của nhóm amin có thể bị thay thế bởi gốc ankyl:
Ví dụ: C2H5NH2 + CH3I → C2H5NHCH3 + HI
- Phản ứng này dùng để điều chế amin bậc cao từ amin bậc thấp hơn.
4. Phản ứng thế ở nhân thơm của aniline :
IV. Điều chế
- Thay thế nguyên tử H của phân tử amonia:
NH3 CH3 NH2 (CH3)2NH (CH3)3N
- Khử hợp chất nitro:
C6H5NO2 +6H C6H5NH2 + 2H2OV. Ứng dụng
- Các ankylamin được dùng trong tổng hợp hữu cơ, đặc biệt là các điamin được dùng để tổng hợp polymer.
- aniline là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm (phẩm azo, đen aniline,...), polymer (nhựa aniline - fomanđehit,...), dược phẩm (streptoxit, suafaguaniđin,...)
Xem thêm tính chất hóa học của các chất khác:
- Tính chất các amino acid quan trọng
- Tính chất của amino acid
- Tính chất của Protein
- polyethylene (C2H4)n
- Poli vinyl chloride (C2H3Cl)n
- Poli methyl metacrylat (C5H8O2)n
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Wiki tính chất hóa học trình bày toàn bộ tính chất hóa học, vật lí, nhận biết, điều chế và ứng dụng của tất cả các đơn chất, hợp chất hóa học đã học trong chương trình Hóa học cấp 2, 3.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)