Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

Bài viết Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu.

Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

Bài giảng: Cách viết phương trình đường thẳng cơ bản - Cô Nguyễn Phương Anh (Giáo viên VietJack)

A. Phương pháp giải

Quảng cáo

Xét vị trí tương đối của đường thẳng  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu và mặt cầu (S) tâm I(a’; b’; c’) bán kính R. Gọi d= d( I; d) thì:

d > R thì d không cắt (S).

d=R thì d tiếp xúc (S). Để tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng và mặt cầu ( S) ta làm như sau:

Thay x= x0+ at; y= y0 + bt; z= z0 + ct vào phương trình mặt cầu

=> t= .... => Tọa độ giao điểm.

d < R thì d cắt ( S) tại hai điểm A và B. Để tìm được tọa độ giao điểm ta làm như trên.

* Chú ý: đường thẳng d đí qua A và có vecto chỉ phương u ⃗. Khi đó; khoảng cách từ điểm I đến đường thẳng d là:

 Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ: 1

Cho mặt cầu (S): x2+ y2 + z2- 2x + 4z+ 1= 0 và đường thẳng  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu . Biết có hai giá trị thực của tham số m để d cắt (S) tại hai điểm phân biệt A; B và các mặt phẳng tiếp diện của ( S) tại A và tại B luôn vuông góc với nhau . Tích của hai giá trị đó bằng

A. 16

B. 12

C.14

D. 10

Lời giải:

+ Mặt cầu ( S) có tâm I( 1; 0; -2) và bán kính R= 2

Đường thẳng d qua M(- 1; 0; m) và vtcp  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

+Đường thẳng d cắt mặt cầu tại hai điểm phân biệt A và B nên IA= IB = R= 2.

Lại có các mặt phẳng tiếp diện của (S) tại A và B vuông góc với nhau nên IA vuông IB.

=> Tam giác IAB vuông cân tại I.

Suy ra  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

+ Mà  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

 Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

Suy ra m= -2 hoặc m= - 6 và tích cần tìm là ( -2). ( - 6) = 12.

Chọn B.

Quảng cáo

Ví dụ: 2

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu và và mặt cầu ( S): x2+ y2 + z2 – 2x+ 4z + 1= 0. Số điểm chung của Δ và ( S) là

A.0

B.1

C.2.

D. 3

Lời giải:

Đường thẳng đi qua M( 0; 1; 2) và có VTCP  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

Mặt cầu (S) có tâm I (1; 0; -2) và bán kính R= 2.

Ta có  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

 Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

Vì d(I,Δ)>R nên không cắt mặt cầu ( S) .

Chọn A.

Ví dụ: 3

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu và mặt cầu ( S): (x-1)2+ ( y+ 3)2 + ( z- 2)2= 1. Giá trị của m để đường thẳng không cắt mặt cầu ( S) là:

A.  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

B.  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

C.  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

D.  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

Lời giải:

Giao điểm nếu có của đường thẳng Δ và mặt cầu (S) là nghiệm hệ phương trình :

 Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

Thay (1); ( 2) và (3) vào ( *) ta được:

(2+t+1)2+(1+mt+3)2+(-2t-2)2=1

⇔ ( t+ 1)2 + ( mt+ 4)2+ ( 2t+ 2)2 = 1

⇔ t2 + 2t+ 1+ m2t2 + 8mt+ 16 + 4t2 + 8t+ 4- 1= 0

⇔ (m2 + 5)t2 + 2( 5+ 4m)t+ 20 = 0 ( **)

Để không cắt mặt cầu ( S) thì (**) vô nghiệm, hay (**) có Δ’<0

⇔ ( 5+ 4m)2 – 20( m2 + 5) < 0

⇔ 25+ 40m+ 16m2 – 20m2 – 100< 0

⇔ - 4m2 + 40m – 75 < 0

 Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu .

Chọn A.

Ví dụ: 4

Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu ( S): ( x-1)2 + ( y+3)2 + ( z- 2)2 =1và đường thằng Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu . Giá trị của m để đường thẳng Δ tiếp xúc mặt cầu (S) là:

A.  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

B.  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu .

C.  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

D.  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

Lời giải:

Giao điểm nếu có của đường thẳng Δ và mặt cầu (S) là nghiệm hệ phương trình :

 Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

Thay (1); ( 2) và (3) vào ( *) ta được:

(2+t-1)2 + (1 + mt + 3)2 + (-2t-2)2=1

⇔ ( t+ 1)2 + ( mt+ 4)2+ ( 2t+ 2)2 = 1

⇔ t2 + 2t+ 1+ m2t2 + 8mt+ 16 + 4t2 + 8t+ 4- 1= 0

⇔ (m2 + 5)t2 + 2( 5+ 4m)t+ 20 = 0 ( **)

Để Δ tiếp xúc mặt cầu ( S) thì (**) có nghiệm kép nên:

 Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu .

Chọn B.

Quảng cáo

Ví dụ: 5

Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu ( S): x2 +( y+1)2 + (z- 1)2 = 4 và đường thẳng  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu . Giá trị của m để đường thẳng d cắt mặt cầu ( S) tại hai điểm phân biệt là:

A. m < 2 hoặc m > 5.

B. m > - 2 hoặc m - 5

C. m= 2 hoặc m = - 5

D. Không có giá trị nào của m thỏa mãn.

Lời giải:

Giao điểm nếu có của đường thẳng d và mặt cầu ( S) là nghiệm hệ phương trình :

 Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

Thay (1); (2) ; (3) vào (*) ta được:

22 + ( 1- t+ 1)2 + ( mt- 1)2 =4

⇔ 4+ 4 – 4t+ t2+ t + m2t2 - 2mt+ 1- 4= 0

⇔ ( m2+ 1)t2 – ( 3+ 2m)t+ 5=0 ( **)

Để đường thẳng d cắt mặt cầu (S) tại hai điểm phân biệt khi và chỉ khi phương trình (**) có hai nghiệm phân biệt

⇔ Δ >0 ⇔ ( 3+ 2m)2 – 4. 5.( m2 +1) > 0

⇔ 9+ 12m + 4m2 – 20m2 – 20> 0

⇔ - 16m2 + 12m- 11> 0 ( vô lí - vì – 16m2 + 12m- 11 < 0 với mọi m)

Chọn D.

Ví dụ: 6

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu và và mặt cầu (S): x2 + y2 + z2 – 2x – 4y+ 6z – 67= 0. Số điểm chung của Δ và( S) là:

A.3.

B.0.

C.1

D. 2

Lời giải:

Đường thẳng đi qua M(-2; 0; 3) và có VTCP  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

Mặt cầu ( S) có tâm I( 1; 2; - 3) và bán kính R= 9.

Ta có  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

 Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

Vì d( I;Δ) < R nên cắt mặt cầu ( S) tại hai điểm phân biệt.

Chọn D.

Ví dụ: 7

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; cho đường thẳng  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu và mặt cầu ( S): ( x-1)2 + ( y+ m)2+ z2 = 1. Tìm điều kiện của m để đường thẳng d và mặt cầu ( S) có điểm chung?

A. -1≤ m ≤ 0 .

B. m > - 2 hoặc m < - 3

C. m > 1 hoặc m < 0

D. Đáp án khác

Lời giải:

Giao điểm nếu có của đường thẳng d và mặt cầu ( S) là nghiệm hệ phương trình :

 Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

Thay (1); ( 2) và ( 3)vào ( *) ta được:

( 1- t – 1)2 + ( 1+ m)2 + t2 = 1

⇔ t2+ 1+ 2m+ m2 + t2 – 1= 0

⇔ 2t2 + 2m + m2 = 0

⇔ t2 = - m- m2 ( **)

Để đường thẳng d và mặt cầu ( S) có điểm chung khi và chỉ khi phương trình ( **) có nghiệm nên: - m – m2 ≥ 0 ⇔ - 1 ≤ m ≤ 0 .

Chọn A.

C. Bài tập vận dụng

Câu 1:

Cho mặt cầu (S): x2+ y2 + z2+ 2x – 4y+ 4z= 0 và đường thẳng  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu . Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để đường thẳng d cắt mặt cầu ( S) tại hai điểm phân biệt

A.2

B. 3

C.4

D. Vô số

Lời giải:

+ Mặt cầu ( S) có tâm I(- 1; 2; - 2) và bán kính R= 3

Đường thẳng d qua M( 2; 0; m) và vtcp  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

 Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

 Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

+ Để đường thẳng d cắt mặt cầu ( S) tại hai điểm phân biệt khi và chỉ khi:

 Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

Mà m nguyên nên m= - 5; m= - 4 hoặc m = -3

Chọn B.

Quảng cáo

Câu 2:

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu và và mặt cầu ( S): x2+ y2 + z2 – 2x- 2z + 1= 0. Số điểm chung của và ( S) là

A.0

B.1

C.2.

D. 3

Lời giải:

Đường thẳng d đi qua M( 1; -2; 0) và có VTCP  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu .

Mặt cầu (S) có tâm I (1; 1; 0) và bán kính R= 1.

Ta có:

 Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

Vì d( I; d)> 1 nên d không cắt mặt cầu ( S) .

Chọn A.

Câu 3:

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu và mặt cầu ( S): x2+ ( y- 2)2 + ( z+ 2)2= 1. Giá trị của m để đường thẳng d không cắt mặt cầu ( S) là

:

A.  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

B.  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

C.  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

D.  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

Lời giải:

Giao điểm nếu có của đường thẳng d và mặt cầu (S) là nghiệm hệ phương trình :

 Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

Thay (1); ( 2) và (3) vào ( *) ta được: x

( 1- t)2 + (mt- 2)2 + ( 2+ 2)2 = 1

⇔ 1- 2t + t2 + m2t2 – 4mt + 4 + 16 – 1= 0

⇔ ( m2+1) t2 - 2( 1+ 2m)t + 20= 0 ( **)

Để d không cắt mặt cầu ( S) thì (**) vô nghiệm, hay (**) có Δ’<0

⇔ (1+ 2m)2 – 20( m2 + 1) < 0

⇔ 1+ 4m+ 4m2 – 20m2 – 20< 0

⇔ - 16m2 + 4m – 19< 0 luông đúng với mọi m ( vì hệ số a= -16 < 0 và Δ’<0 với mọi m)

Chọn D.

Câu 4:

Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu ( S): x2 + ( y+3)2 + z2 = 4 và đường thẳng  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu Giá trị của m để đường thẳng d tiếp xúc mặt cầu (S) là:

A. m < 1 hoặc m> 3

B. m= 1 hoặc m= - 3.

C.không có giá trị nào của m thỏa mãn

D. Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

Lời giải:

Giao điểm nếu có của đường thẳng d và mặt cầu (S) là nghiệm hệ phương trình :

 Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

Thay (1); ( 2) và (3) vào ( *) ta được:

( - 1+ 2t)2 + (0+ 3)2 + ( - 1+ mt)2 = 4

⇔ 1- 4t + 4t2+ 9+ 1- 2mt + m2t2 – 4= 0

⇔ ( m2+ 4)t2 – 2( 2+ m) t+ 7= 0

Để d tiếp xúc mặt cầu ( S) thì (**) có nghiệm kép nên:

 Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

⇔ 4+ 4m+ m2 - 7m2 – 28 = 0

⇔ - 6m2+ 4m- 24= 0 ( phương trình vô nghiệm vì Δ= 42-4.( -6).( -24)<0

Vậy không có giá trị nào của m để d tiếp xúc với mặt cầu

Chọn C.

Câu 5:

Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu ( S): (x- 2)2 +( y-1)2 + (z- 1)2 =1 và đường thẳng  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu . Giá trị của m để đường thẳng d cắt mặt cầu ( S) tại hai điểm phân biệt là:

A. m < 2 hoặc m > 5.

B. m > - 2 hoặc m - 5

C. m= 2 hoặc m = - 5

D. Không có giá trị nào của m thỏa mãn.

Lời giải:

Giao điểm nếu có của đường thẳng d và mặt cầu ( S) là nghiệm hệ phương trình :

 Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

Thay (1); (2) ; (3) vào (*) ta được:

( t- 2)2 + ( - t- 1)2 + (mt- 1)2 = 1

⇔ t2 – 4t + 4 + t2 + 2t +1+ m2 t2 - 2mt + 1- 1= 0

⇔ ( m2 + 2)t2 – 2( 1+ m)t+ 5= 0

Để đường thẳng d cắt mặt cầu (S) tại hai điểm phân biệt khi và chỉ khi phương trình (**) có hai nghiệm phân biệt

⇔ Δ' >0 ⇔ (1+m)2 – 5( m2+ 2) > 0

⇔ 1+ 2m+ m2 - 5m2 – 10> 0

⇔ - 4m2 + 2m- 9 > 0 vô lí

vì hệ số a= -4 < 0 và Δm= 4- 4( -4). (-9)< 0 nên - 4m2 + 2m- 9< 0 với mọi m.

Chọn D

Câu 6:

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu và và mặt cầu (S): x2+ y2 + z2 – 2x + 4y - 2z – 3= 0. Số điểm chung của Δ và( S) là:

A. 3.

B.0.

C.1

D. 2

Lời giải:

Đường thẳng d đi qua M(1; 1;0) và có VTCP  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

Mặt cầu ( S) có tâm I(1; -2; 1) và bán kính R= 3.

Ta có

 Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

Vì d( I;Δ)> R nên d không cắt mặt cầu ( S).

Chọn B.

Câu 7:

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; cho đường thẳng  Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu và mặt cầu ( S): ( x+2)2 + ( y- m)2+ (z-1)2 = 4. Tìm điều kiện của m để đường thẳng d và mặt cầu ( S) có điểm chung?

A. -1≤m≤0 .

B. m= 2

C. m > 2

D. Đáp án khác

Lời giải:

Giao điểm nếu có của đường thẳng d và mặt cầu ( S) là nghiệm hệ phương trình :

 Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu

Thay (1); ( 2) và ( 3)vào ( *) ta được:

( -t+2)2+ ( t- m)2 + ( 3-1)2 = 4

⇔ t2 – 4t + 4 + t2 – 2mt + m2 + 4- 4= 0

⇔ 2t2 – 2( 2+ m)t+ 4+ m2 = 0 ( **)

Để đường thẳng d và mặt cầu ( S) có điểm chung khi và chỉ khi phương trình ( **) có nghiệm nên: Δ'≥0 ⇔ ( 2+ m)2 – 2( 4 +m2)≥0

⇔ 4+ 4m+ m2 – 8 – 2m2 ≥0 ⇔ - m2+ 4m- 4≥0

⇔ - (m-2)2≥0 ⇔ m= 2

Chọn B.

D. Bài tập tự luyện

Bài 1. Số giao điểm của đường thẳng và mặt cầu tối đa có thể có là:

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. Vô số.

Bài 2. Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho mặt cầu (S): x2 + y2 + z2 = 9, điểm M(1;1;2) và mặt phẳng (P): x + y + z – 4 = 0. Gọi Δ là đường thẳng đi qua M, thuộc (P) và cắt (S) tại hai điểm A, B sao cho AB nhỏ nhất. Biết rằng Δ có một véctơ chỉ phương u1;a;b. Tính T = a − b.

Bài 3. Cho mặt cầu (S): (x + 2)2 + (y − 1)2 + (z + 5)2 = 109 và đường thẳng Δ: x=5+3ty=1+5tz=94t.

a) Chứng minh rằng Δ cắt mặt cầu (S) tại 2 điểm.

b) Tìm tọa độ các giao điểm đó.

Bài 4. Cho mặt cầu có phương trình: x2 + y2 + z2 – 4x – 6y + 4z – 5 = 0. Mặt cầu cắt trục Ox tại A, B. Tính độ dài AB.

Bài 5. Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho mặt cầu (S): x2 + y2 + z2 – 2x + 4y + 1 = 0 và đường thẳng d: x=2ty=1+yz=2t. Tìm số điểm chung của đường thẳng d và mặt cầu (S)?

Bài 6. Trong không gian tọa độ Oxyz, cho đường thẳng d: x+11=y2=z11 và điểm I(2; 1 ;0). Viết phương trình mặt cầu (S) tâm I và cắt d tại 2 điểm phân biệt A, B sao cho tam giác IAB vuông.

Bài 7. Trong không gian tọa độ Oxyz, lập phương trình mặt cầu tâm I(2; 3; −1) cắt đường thẳng d: x=1+2ty=5+tz=152t tại A, B với AB = 16.

Bài 8. Trong không gian tọa độ Oxyz, cho đường thẳng d: x21=y32=z11 và mặt cầu (S): x2 + y2 + z2 − 2x + 4y = 0. Viết phương trình đường thẳng Δ qua M(1; −1; 0) cắt đường thẳng d đồng thời cắt mặt cầu (S) tại A, B sao cho AB = 4.

Bài 9. Trong không gian tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng (P): x − 2y − 2z + 10 = 0 và 2 đường thẳng Δ1: x21=y1=z11 và Δ2: x21=y1=z+34 Viết phương trình mặt cầu (S) có tâm thuộc Δ1 đồng thời tiếp xúc với Δ2 và (P).

Bài 10. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm A(−2; −4; 5). Viết phương trình của mặt cầu có tâm là A và cắt trục Oz tại hai điểm B, C sao cho tam giác ABC vuông.

Bài giảng: Cách viết phương trình đường thẳng nâng cao - Cô Nguyễn Phương Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các chuyên đề Toán lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

phuong-trinh-duong-thang-trong-khong-gian.jsp

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên