Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Bài viết Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp.

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Quảng cáo

Phương pháp giải:

Viết sơ đồ mạch điện: Ví dụ: (R1 nt R2) // [(R3 // R4) nt R5]

Áp dụng các công thức tính điện trở tương đương của các đoạn thành phần theo thứ tự trong ngoặc đơn trước ‘()’, sau đó là ngoặc vuông “[]”, tiếp theo là ngoặc nhọn “{}” và cuối cùng tính điện trở tương đương cả mạch.

Đối với đoạn mạch thành phần nối tiếp: Rtd = R1 + R2 + R3 + ….

Đối với đoạn mạch song song:

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Bài tập ví dụ minh họa

Bài 1: Cho mạch điện có R1 = R3 = 6Ω; R2 = 4Ω có sơ đồ như hình vẽ

Hãy tính điện trở tương đương.

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Đáp án: Rtd = 8,4 Ω.

Lời giải:

Viết sơ đồ mạch điện: R3 nt (R1 // R2)

Với bài toán mắc hỗn hợp này, ta tìm điện trở tương đương của thành phần trong ngoặc đơn trước, rồi tìm điện trở tương đương toàn mạch.

Ta có:

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Rtb = R3 + R12 = 6 + 2,4 = 8,4 Ω

Quảng cáo

Bài 2: Cho mạch điện như sơ đồ, biết R1 = 2Ω; R2 = 4Ω, R3 = 6 Ω. Hãy tính điện trở tương đương:

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Đáp án: Rtd = 3 Ω.

Lời giải:

Viết sơ đồ mạch điện: R3 // (R1 nt R2)

Ta tìm điện trở tương đương của thành phần trong ngoặc đơn trước, rồi tìm điện trở tương đương toàn mạch.

Ta có: R12 = R1 + R2 = 2 + 4 = 6 Ω

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Bài 3: Tính điện trở tương đương của những đoạn mạch điện sau đây, biết rằng các điện trở đều bằng nhau và bằng 12 Ω.

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Đáp án: Rtd = 20Ω

Lời giải:

Sơ đồ mạch điện: R1 nt [(R2 nt R3)// R4];

Ta có R23 = R2 + R3 = 12 + 12 = 24 (Ω).

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Rtd = R1 + R234 = 12 + 8 = 20 (Ω).

Bài tập trắc nghiệm

Quảng cáo

Bài 1: Hai điện trở cùng bằng R được nối tiếp với nhau, sau đó lại mắc song song với một điện trở R nữa. Tính điện trở tương đương của cụm ba điện trở đó.

A. 3R/4      B. 4R/7

C. 2R/3      D. 3R/2

Lời giải:

Đáp án: C

Sơ đồ mạch: (R nt R) // R

Điện trở tương đương Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Bài 2: Hai điện trở cùng bằng R được song song với nhau, sau đó lại mắc nối tiếp với một điện trở R nữa. Tính điện trở tương đương của cụm ba điện trở đó.

A. 3R/4      B. 4R/7

C. 2R/3      D. 3R/2

Lời giải:

Đáp án: D

Sơ đồ mạch: (R // R) nt R

Điện trở tương đương Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Bài 3: Tính điện trở tương đương của đoạn mạch sau, biết các điện trở đều có độ lớn 10 Ω.

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Tóm tắt:

Sơ đồ mạch R1 // (R2 nt R3).

R1 = R2 = R3 = 10 Ω

Lời giải:

Điện trở tương đương R23 = R2 + R3 = 10 + 10 = 20 (Ω)

Điện trở tương đương của toàn mạch là:

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Đáp án: Rtd = 20/3 Ω

Quảng cáo

Bài 4: Tính điện trở tương đương của đoạn mạch sau, biết các điện trở đều có độ lớn 12 Ω.

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Tóm tắt:

Các điện trở bằng nhau = 12 Ω.

Sơ đồ mạch: R1 // R2 // [R3 nt (R5 // R6) nt R4]

Lời giải:

Sơ đồ mạch: R1 // R2 // [R3 nt (R5 // R6) nt R4]

Điện trở tương đương R56 là:

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Điện trở tương đương 3, 4, 5, 6 là: R3456 = R3 + R56 + R4 = 12 + 6 + 12 = 30Ω

Điện trở tương đương của mạch được xác định

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

⇒ Rtd = 5 Ω

Đáp án: Rtd = 5 Ω.

Bài 5: Cho mạch điện như hình vẽ, biết R1 = R2 = R3 = 2Ω; R4 = R5 = 4Ω. Tính điện trở tương đương của mạch điện.

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Tóm tắt:

R1 = R2 = R3 = 2Ω; R4 = R5 = 4Ω.

Sơ đồ mạch điện: (R1 // R2) nt [(R3 nt R4) // R5].

Lời giải:

Sơ đồ mạch điện: (R1 // R2) nt [(R3 nt R4) // R5].

Điện trở tương đương R12 là:

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Điện trở tương đương R34 là: R34 = R3 + R4 = 2 + 4 = 6 (Ω)

Điện trở tương đương R345 là:

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Điện trở tương đương toàn mạch là:

Rtd = R12 + R345 = 1 + 2,4 = 3,4 (Ω).

Đáp án: Rtd = 3,4 (Ω)

Bài 6: Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó R1 = R2 = 4Ω; R3 = 6 Ω; R4 = 3 Ω; R5 = 10 Ω. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Tóm tắt:

R1 = R2 = 4Ω; R3 = 6 Ω; R4 = 3 Ω; R5 = 10 Ω. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.

Lời giải:

Sơ đồ mạch điện: R1 nt [(R2 nt R3) // R5] nt R4

Điện trở tương đương R23 = R2 + R3 = 4 + 6 = 10 (Ω).

Điện trở tương đương R235 là:

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Điện trở tương đương toàn mạch AB là

Rtd = R1 + R235 + R4 = 4 + 5 + 3 = 12 (Ω).

Đáp án: Rtd = 12 Ω

Bài 7: Tính điện trở tương đương của mạch điện sau, biết R1 = 2 Ω, R2 = 4 Ω, R3 = R4 = 6 Ω.

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Tóm tắt:

Tính điện trở tương đương của mạch điện, biết R1 = 2 Ω, R2 = 4 Ω, R3 = R4 = 6 Ω.

Lời giải:

Sơ đồ mạch: (R1 nt R2) // (R3 nt R4)

R12 = R1 + R2 = 2 + 4 = 6 (Ω)

R34 = R3 + R4 = 6 + 6 = 12 (Ω)

Điện trở tương đương của đoạn mạch là

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Đáp án: Rtd = 4 Ω.

Bài 8: Có 3 điện trở cùng có giá trị R. Hỏi có bao nhiêu cách mắc mạch cho chúng ta các điện trở tương đương khác nhau? Hãy tính các điện trở tương đương đó.

Tóm tắt:

Có 3 điện trở cùng có giá trị R. Hỏi có bao nhiêu cách mắc mạch cho chúng ta các điện trở tương đương khác nhau? Hãy tính các điện trở tương đương đó.

Lời giải:

Có 3 điện trở có thể có các cách mắc sau:

Cách 1: Mắc nối tiếp 3 điện trở

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Điện trở tương đương là Rtd = R + R + R = 3R.

Cách 2: Mắc song song 3 điện trở

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Điện trở tương đương là: Rtd = R/3

Cách 3: Mắc 2 điện trở song song, nối tiếp với điện trở còn lại

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Điện trở tương đương là:

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Cách 4: Hai điện trở mắc nối tiếp, và mắc song song với điện trở còn lại

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Điện trở tương đương là

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Bài 9: Có các điện trở cùng R = 5 Ω. Hãy mắc chúng để được các điện trở tương đương có giá trị 3 Ω với ít điện trở nhất.

Tóm tắt:

Có các điện trở cùng R = 5 Ω. Hãy mắc chúng để được các điện trở tương đương có giá trị là 3 Ω với ít điện trở nhất.

Lời giải:

Vì R nhỏ hơn điện trở thành phần nên các điện trở R mắc theo kiểu song song

Gọi R1 là điện trở của nhánh mắc song song R

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

⇒ R.R1 = 3(R + R1) ⇔ 5R1 = 15 + 3R1 ⇒ R1 = 7,5

Vì R1 > R nên nhánh R1 gồm R nối tiếp R2

R1 = R + R2 ⇒ R2 = 2,5 .Vậy mạch điện được mắc như sau (hình 2)

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Bài 10: Cho sơ đồ mạch điện sau, các điện trở đều có cùng giá trị R = 15Ω. Hãy tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Tóm tắt:

Các điện trở đều có giá trị 15 Ω.

Lời giải:

Viết sơ đồ mạch: [R1 nt (R2 // R3)] // R4 // R5

Ta có

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

R123 = R23 + R1 = 7,5 + 15 = 22,5 Ω.

Điện trở tương đương của mạch là:

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

⇒ Rtd = 5,625 Ω.

Đáp án: Rtd = 5,625 Ω.

Bài tập tự luyện

Bài 1: Hai điện trở cùng bằng R được song song với nhau, sau đó lại mắc nối tiếp với một cum hai điện trở R mắc nối tiếp nữa. Tính điện trở tương đương của cụm bốn điện trở đó.

Bài 2: Hai điện trở R1= R2= 20Ω được mắc vào hai điểm A & B.

a)Tính R của đoạn mạch AB khi R1 nt R2? Rlớn hơn hay nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần?

b) Nếu R1 // R2 thì Rcản mạch AB bằng bao nhiêu? R’lớn hơn hay nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần?

c) Tính tỉ số R : R’ ?

Bài 3: Có 3 điện trở cùng giá trị R=30Ω. Có mấy cách mắc cả 3 điện trở này thành mạch điện? Vẽ sơ đồ và tính điện trở tương đương của mỗi mạch?

Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ. Các điện trở có giá trị bằng nhau và bằng 6Ω. Hãy tính điện trở tương đương toàn mạch điện?

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Bài 5: Tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch có 4 điện trở R giống nhau mắc nối tiếp và đoạn mạch mắc song song?

Bài 6: Cho mạch điện như hình vẽ biết: R1 = R12 =1Ω; R2 = R10 = 3Ω; R3 = R8 = 2Ω; R4 = R9 = 6Ω; R5 = R7 = 18Ω; R6 = R11 = 4Ω. Tính RMN =?

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Bài 7: Cho mạch điện như hình vẽ:

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Biết R1 = 6Ω; R2 =2Ω; R3 =3Ω. Tính điện trở tương đương của mạch AB?

Bài 8: Cho mạch điện như hình vẽ:

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

R1 =1Ω; R2 =2Ω; R3 =3Ω; R4 =6Ω(Điện trở của dây nối không đáng kể). Tính Rtrong các trường hợp sau:

a. Nếu K1 và K2 cùng mở?

b. Nếu K1 mở và K2 đóng?

c. Nếu K1 đóng và K2 mở?

d. Nếu K1 và K2 cùng đóng?

Bài 9: Cho mạch điện như hình vẽ:

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Điện trở của cá ampe kế và dây nối không đáng kể và R1 = R2 =20Ω; R3 = R6 =4Ω; R5 = 3Ω; R4 =1Ω. Tính RAB?

Bài 10: Tính điện trở tương đương của mạch AB biết các R đều như nhau và bằng rΩ?

Phương pháp Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp cực hay

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên